Phương pháp nào dưới đây được sử dụng để tạo dòng thuần nhanh nhất và hiệu quả ở thực vật

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Các nhà khoa học Việt Nam đã tạo được giống dâu tằm tam bội (3n) bằng phương pháp tạo ra giống dâu tằm tứ bội (4n), sau đó cho lai nó với giống dâu tằm lưỡng bội để tạo ra giống dâu tằm tam bội (3n).

B. Công nghệ tế bào thực vật giúp nhân giống vô tính các loại cây trông quý hiếm hoặc tạo ra các cây lai khác loài.

C. Kĩ thuật nhân bản vô tính có ý nghĩa trong việc nhân bản động vật biến đổi gen.

D. Trên đối tượng là thực vật và động vật, bằng cách xử lí tác nhân gây đột biến như tia phóng xạ hoặc hóa chất, các nhà di truyền học Việt Nam đã tạo ra nhiều giống cây trồng và vật nuôi có nhiều đặc điểm quý.

Câu 6. Trong quy trình nhân bản cừu Đôly, bước nào sau đây là đúng?

A. Lấy trứng của con cừu cho trứng để loại bỏ khối tế bào chất.

B. Lấy nhân từ trứng của con cừu cho trứng.

C. Tế bào trứng mang nhân của tế bào tuyến vú đã được cấy vào tử cung của con cừu khác để phát triển và sinh nở bình thường.

D. Cừu con sinh ra có kiểu hình giống kiểu hình của cừu cho trứng.

Câu 8. Bảng dưới đây cho ta biết 1 số thông tin về tạo giống bằng công nghệ tế bào:

Cột ACột B
1. Nuôi cấy hạt phấna) Tạo nên quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen
2. Lấy tế bào sinh dưỡngb) Cần phải loại bỏ thành tế bào trước khi đem lai
3. Nuôi cấy mô tế bàoc) Cần xử lí chất consixin gây lưỡng bội hóa tạo cây lưỡng bội
4. Cấy truyền phôid) Kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi

Trong các phương án dưới đây, phương án nào có tổ hợp ghép đôi đúng?

A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d

B. 1-c, 2-b, 3-a, 4-d

C. 1-c, 2-a, 3-c, 4-d

D. 1-b, 2-a, 3-c, 4-d

Câu 11. Khi nói về công nghệ tế bào, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nuôi cấy và lưỡng bội hóa hạt phấn có thể tạo ra đời con có kiểu hình khác cây mẹ.

B. Lai 2 tế bào trần cùng loại tạo ra thể song nhị bộ.

C. Nuôi cấy mô tế bào để tạo ra quần thể cây trông có kiểu gen đa dạng.

D. Cây truyền phôi ở động vật chỉ cần sử dụng 1 cá thể cái để nuôi phôi.

Câu 19. Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến bao gồm các bước cơ bản có trình tự là

A. Chọn lọc các cá thể có kiểu hình mong muốn, xử lí mẫu bằng tác nhân đột biến, tạo dòng thuần chủng.

B. Xử lí mẫu bằng tác nhân đột biến, tạo dòng thuần chủng, chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn.

C. Tạo dòng thuần chủng, xử lí mẫu bằng tác nhân đột biến, chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn.

D. Xử lí mẫu bằng tác nhân đột biến, chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn, tạo dòng thuần chủng.

Câu 20. Quy trình các nhà khoa học sử dụng hoá chất cônsixin để tạo ra giống dâu tằm tam bội (3n) có trình tự các bước là?

A. Xử lí cônsixin, tạo ra giống cây dâu tằm tứ bội (4n); lai dạng tứ bội với dạng lưỡng bội (2n) để tạo ra dạng tam bội.

B. Xử lí cônsixin, tạo ra giao tử lưỡng bội (2n); cho giao tử lưỡng bội thụ tinh với giao tử bình thường (n) để tạo ra dạng tam bội.

C. Xử lí cônsixin, tạo ra giống cây dâu tằm lục bội (6n); dùng giao tử của cơ thể lục bội cho phát triển thành dạng tam bội.

D. Xử lí cônsixin, với cây lưỡng bội; chọn lọc ra cây có kiểu hình tam bội mong muốn; nhân lên thanh dòng thuần chủng.

Câu 24. Điểm ưu việt của nuôi cấy tế bào thực vật là

A. Từ một cơ thể ban đầu có thể tạo ra nhiều cơ thể có kiểu gen khác nhau.

B. Từ một quần thể ban đầu có thể tạo ra cá thể có tất cả các gen trong quần thể.

C. Từ một cơ thể ban đầu có thể tạo nên một quần thể đồng nhất về kiểu gen.

D. Từ một cơ thể ban đầu có thể tạo nên một quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình.

Câu 26. Lai tế bào sinh dưỡng hay dung hợp tế bào trần có ưu điểm là có thể tạo ra

A. Hai loài mới từ một loài ban đầu mà bằng các con đường hình thành loài mới trong tự nhiên không thực hiện được.

B. Giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng cách tạo giống thông thường không thực hiện được.

C. Loài mới mang đặc điểm của một loài tổ tiên ban đầu và có thêm các đặc điểm mới phát sinh trong khi lai.

D. Hai loài mới từ hai loài ban đầu mà bằng các con đường hình thành loài mới trong tự nhiên không thực hiện được.

Câu 34. Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?

A. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng họp tử về tất cả các gen

B. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.

C. Tạo ra giống lúa "gạo vàng" có khá năng tồng hợp - carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt.

D. Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất cao.

Câu 38. Mô sẹo là?

A. Mô gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có kiểu gen tốt.

B. Mô gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có kiểu gen không tốt.

C. Mô gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh.

D. Mô gồm nhiều tế bào chưa biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh.

Câu 54. Khẳng định đúng về phương pháp tạo giống đột biến

A. Không áp dụng với đối tượng là động vật vì gây đột biến là sinh vật chết hoặc không sinh sản được

B. Phương pháp này có hiệu quả cao với đối tượng là vi khuẩn vì chúng sinh sản nhanh dễ phân lập tạo dòng thuần

C. Tạo giống đột biến chủ yếu áp dụng với vi sinh vật ít áp dụng với thực vật và hiếm áp dụng với động vật

D. Người ta có thể sử dụng tác nhân vật lí và hóa học để tác động gây đột biến trong đó tác nhân vật lí thường có hiệu quả cao hơn

Câu 55. Khẳng định đúng về phương pháp tạo giống đột biến

A. Không áp dụng với đối tượng là động vật vì gây đột biến là sinh vật chết hoặc không sinh sản được

B. Phương pháp này có hiệu quả cao với đối tượng là vi khuẩn vì chúng sinh sản nhanh dễ phân lập tạo dòng thuần

C. Tạo giống đột biến chủ yếu áp dụng với vi sinh vật ít áp dụng với thực vật và hiếm áp dụng với động vật

D. Người ta có thể sử dụng tác nhân vật lí và hóa học để tác động gây đột biến trong đó tác nhân vật lí thường có hiệu quả cao hơn

Câu 58. Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước theo thứ tự đúng là:

A. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Tạo dòng thuần chủng → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.

B. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → Tạo dòng thuần chủng.

C. Tạo dòng thuần chủng → Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn

D. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Tạo dòng thuần chủng

Câu 59. Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước theo thứ tự đúng là:

A. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Tạo dòng thuần chủng → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.

B. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → Tạo dòng thuần chủng.

C. Tạo dòng thuần chủng → Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn

D. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Tạo dòng thuần chủng

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1CCâu 37C
Câu 2ACâu 38D
Câu 3DCâu 39A
Câu 4DCâu 40A
Câu 5ACâu 41B
Câu 6CCâu 42B
Câu 7ACâu 43C
Câu 8BCâu 44B
Câu 9CCâu 45C
Câu 10BCâu 46A
Câu 11ACâu 47A
Câu 12ACâu 48C
Câu 13CCâu 49A
Câu 14CCâu 50C
Câu 15CCâu 51D
Câu 16CCâu 52B
Câu 17BCâu 53B
Câu 18CCâu 54B
Câu 19DCâu 55B
Câu 20ACâu 56D
Câu 21ACâu 57D
Câu 22DCâu 58B
Câu 23BCâu 59B
Câu 24CCâu 60C
Câu 25CCâu 61D
Câu 26BCâu 62A
Câu 27DCâu 63A
Câu 28DCâu 64D
Câu 29BCâu 65B
Câu 30ACâu 66D
Câu 31ACâu 67A
Câu 32ACâu 68C
Câu 33DCâu 69A
Câu 34ACâu 70A
Câu 35CCâu 71B
Câu 36BCâu 72D

Chu Huyền (Tổng hợp)