Phương pháp ra quyết định tham vấn

Prev Article Next Article

[Hỏi]

Em xin chào đội ngũ admin Tâm lý học ứng dụng .
Em năm nay 20 tuổi đang học đại học ,gần 1 năm trở lại đây bất cứ khi em quyết định làm một việc gì thì trong đầu em luôn xuất hiện những luồng suy nghĩ phản bác lại bằng những câu châm ngôn hoặc lời nói của người khác, ví dụ như: “Thế này có ổn không?” hay “Nhỡ sự việc nó xảy ra thế kia thì sao” và nó khiến em cứ bị lưỡng lự và bối rối mãi không quyết định được mặc dù quyết định rất nhỏ có khi chỉ là một câu nói. Cứ như kiểu nó quyết định vận mệnh của mình vậy. Em cảm thấy không phải là chính mình nữa như có 2-3 người nữa trong cơ thể mình.

Thêm nữa em hay có suy nghĩ đánh giá người khác, mặc dù em ý thức được điều đó là không tốt và nó cũng không nằm trong quan điểm sống của em. Luồng suy nghĩ đó tự nhiên nổi lên. Em phải làm gì để khắc phục tình trạng này? Mong được sự tự vấn từ các ad. Em xin chân thành cảm ơn. (Hải Nam)

Phương pháp ra quyết định tham vấn

[Đáp]

Chào Hải Nam,

Cảm ơn em đã gửi chia sẻ của mình đến Tâm Lý Học Ứng Dụng.

Cuộc sống của chúng ta thực ra được xây dựng trên một chuỗi những lựa chọn nối tiếp nhau, từ việc hôm nay ta mặc quần áo gì, đọc quyển sách nào đến nấu món ăn gì, đi chơi ở đâu… Về cơ bản, việc đưa ra quyết định giữa các lựa chọn là một việc tất yếu mà ta phải làm hàng ngày hàng giờ, và do vậy decision-making (khả năng đưa ra quyết định) trở thành một kỹ năng quan trọng đối với tất cả mọi người. Một vài quyết định của chúng ta được đưa ra dựa trên những thói quen và ta không cần suy nghĩ quá nhiều về chúng. Nhưng những quyết định quan trọng, khó khăn, quyết định về một vấn đề mà ta không có nhiều kinh nghiệm, kiến thức hoặc phải quyết định khi có quá nhiều lựa chọn sẽ khiến chúng ta cân nhắc và suy xét nhiều hơn đến những hệ quả mà quyết định đó mang lại. Điều này rất dễ dẫn tới tình trạng chúng ta cảm thấy phân vân, lưỡng lự và không biết mình cần phải làm gì hay lựa chọn như thế nào mới hợp lý.

Trong trường hợp của em, việc em đặt ra những câu hỏi như: “Thế này có ổn không?”, “Nhỡ sự việc xảy ra như thế kia thì sao?” cho thấy em đã có sự suy nghĩ tương đối đa chiều khi em cố gắng lật ngược lại vấn đề để nhìn được bức tranh toàn cảnh trong quyết định của mình. Bên cạnh đó, em có chia sẻ “trong đầu em luôn xuất hiện những luồng suy nghĩ phản bác lại bằng những câu châm ngôn hoặc lời nói của người khác”, đây là một vấn đề thường gặp khi ta mong muốn mình phải ra một quyết định đúng đắn, và ta có xu hướng tham khảo cũng như bị ảnh hưởng bởi những lời khuyên từ mọi người xung quanh. Điều này khiến chúng ta rơi vào trạng thái suy nghĩ, lo lắng quá nhiều và mất rất nhiều thời gian để ra quyết định, thậm chí không thể ra quyết định.

Trên thực tế, đôi khi không có quyết định nào hoàn toàn đúng hoặc sai, mà chỉ có những quyết định mang lại các hệ quả khác nhau. Nếu như em luôn chờ đợi một quyết định hoàn toàn đúng thì có thể em sẽ rất khó để quyết định một cách dứt khoát, đặc biệt trong những tình huống cần quyết định nhanh, ví dụ như em chia sẻ là “một câu nói”. Theo một nghiên cứu được đăng trên “Current Biology”, trong một vài trường hợp thì những quyết định chớp nhoáng lại tốt hơn những quyết định được cân nhắc quá kỹ lưỡng dựa trên logic, lý trí và phân tích đa chiều. Tiến sĩ Li Zhaoping của Đại học London cũng nói rằng: “Bạn thường kỳ vọng người khác đưa ra quyết định tốt hơn khi cho họ khoảng thời gian để họ phân tích và suy xét vấn đề, nhưng thực tế lại không như vậy. Phần ý thức của não bộ chúng ta khi được kích hoạt thường bác bỏ những quyết định tiềm thức ban đầu của ta, cho dù quyết định tiềm thức đó đúng, từ đó dẫn đến việc chúng ta không tin tưởng trực giác bản năng của mình. Vì vậy suy nghĩ quá nhiều về một quyết định có thể khiến chúng ta ra quyết định tệ hơn.”

Vậy em có thể cải thiện khả năng decision-making của mình như thế nào? Milcah sẽ đề xuất cho em một vài phương pháp sau đây để em tham khảo nhé:

  1. Học cách tin tưởng trực giác của mình khi cảm thấy quá khó để ra quyết định: Đừng khi nào cũng dựa vào những lí do logic cho tất cả mọi thứ, đôi khi việc suy nghĩ đơn giản như “Mình cảm thấy mình nên làm điều này” lại hữu ích hơn cho em.
  2. Hiểu rõ bản thân mình muốn gì: Khi em cảm thấy mình bị mắc kẹt giữa các lựa chọn có ảnh hưởng đến cuộc đời mình, hãy suy nghĩ về điều mà em thực sự mong muốn. Đừng ra quyết định chỉ bởi người khác nói với em rằng em “phải làm thế này thế kia”,  “không nên làm việc này hay việc khác”. Sau tất cả thì em là người chịu trách nhiệm cho những quyết định của em, cho cuộc đời em, người khác không thể quyết định hộ em được nên những lời khuyên của họ chỉ mang tính chất tham khảo, do vậy em mới là người quan trọng nhất đối với quyết định của mình.
  3. Hãy nhớ rằng việc không ra quyết định cũng là một quyết định. Và quyết định này sẽ cản trở em hành động, cản trở em đạt được những điều mình muốn và khiến cho em cảm thấy không hài lòng với chính mình.
  4. Luyện tập sự quyết đoán: Hãy luyện tập từ những điều nhỏ nhất, ví dụ cho bản thân mình 30 giây để quyết định xem mình muốn ăn gì trong tối nay, muốn xem bộ phim nào, hoặc muốn đi chơi ở đâu…. Lặp đi lặp lại những luyện tập nho nhỏ như vậy sau đó chuyển dần sang những quyết định lớn hơn. Khi cảm thấy lo lắng lúc phải ra quyết định, em hãy suy nghĩ đến tình huống xấu nhất có thể xảy ra khi ra quyết định đó và đề ra giải pháp để giải quyết tình huống ấy.

Chúc em sớm cải thiện được khả năng ra quyết định của mình và có nhiều niềm vui trong cuộc sống em nhé!

Thân mến,

**********

*Tham vấn tâm lý độc quyền tại Tâm lý học ứng dụng

– Ad Milcah –

*Nếu bạn có bất kì vấn đề tâm lý nào cần hỗ trợ, hãy chia sẻ với chúng tôi tại đây: https://airtable.com/shr6Rm3y4do6mfjGb

Prev Article Next Article

Về mặt lý thuyết cũng như thực tế người ta thấy rằng chất lượng, hiệu quả và hiệu lực của các quyết định phụ thuộc rất lớn vào phương pháp ra quyết định. Không thể có một quyết định tốt nếu như không sử dụng các phương pháp khoa học để tạo ra nó.

Thông thường mỗi nhà quản trị đều ưa thích một số phương pháp ra quyết định nào đó, nhưng nhìn chung, có hai nhóm phương pháp ra quyết định phổ biến sau:

–  Phương pháp cá nhân ra quyết định;

–  Phương pháp quyết định tập thể.

Để lựa chọn được những phương pháp ra quyết định tốt nhất chúng ta có thể thực hiện theo các bước trong quy trình sau:

Bước 1: Xác định yêu cầu về việc sử dụng phương pháp ra quyết định. Bước 2: Xác định hoàn cảnh và các yếu tố ra quyết định.

Bước 3: Phân tích mặt mạnh và yếu của từng phương pháp khi áp dụng. Bước 4: Lựa chọn phương pháp ra quyết định hợp lý.

Dưới đây là những ưu nhược điểm của quyết định tập thể:

    ƯU ĐIỂM                                                      NHƯỢC ĐIỂM

  1. Có nhiều thông tin và kiến thức hơn         1. Tăng thời gian và chi phí
  2. Nhiều đường lối tiếp cận vấn đề                2. Thường đưa đến quyết định dung hoà
  3. Phân tích vấn đề rộng                                  3. Tài năng chuyên môn ít được phát huy
  4. Giảm bất trắc của các giải pháp                 4. Có thể bị khống chế bởi cá nhân
  5. Có nhiều giải pháp                                       5. Áp lực nhóm
  6. Quyết định có chất lượng hơn                    6.Cá nhân tham gia hạn chế
  7. Quyết định sáng tạo hơn                             7. Trách nhiệm không cao
  8. Hiểu rõ vấn đề và giải pháp hơn                8. Dễ dẫn tới bất đồng
  9. Giải pháp được chấp nhận rộng rãi hơn   9. Nuôi dưỡng óc bè phái
  10. Tăng cường tính thoả mãn nội bộ            10. Dễ bỏ qua các ý kiến mới nhưng thiểu số

11.Phát huy khả năng của cấp dưới

Nhà quản trị cần phải biết khi nào nên dùng quyết định tập thể. Nói chung, tập thể chỉ phát huy tác dụng trong khâu mục tiêu và giải pháp, do tập thể có nhiều thông tin, nhiều thái độ và nhiều cách tiếp cận vấn đề. Các trường hợp có thể sử dụng quyết định tập thể là:

–  Có đủ thời gian để sử dụng phương pháp này.

–  Mỗi thành viên tham dự có đủ thông tin như mong muốn.

–  Các thành viên cam kết theo đuổi mục tiêu.

–  Quyết định không lập trình trước và có nhiều bất trắc.

–  Muốn huấn luyện cấp dưới trong việc ra quyết định.

1.  Kỹ thuật tập thể danh nghĩa

Là một nhóm các nhà quản trị có trách nhiệm ra quyết định họp lại để tìm ra giải pháp trên cơ sở đánh giá các phương án của mỗi cá nhân. Phương pháp này có những bước sau :

(1)   Những thành viên họp lại, trước khi thảo luận mỗi người tự ghi những ý kiến của mình.

(2)  Sau đó mỗi người lần lượt trình bày những ý kiến của mình, và cứ tiếp tục như vậy cho tới khi không còn ý kiến của ai nữa, tất cả những ý kiến đều được ghi lại đầy đủ.

(3)  Tập thể thảo luận những ý kiến cho rõ ràng và đánh giá các ý kiến và đánh giá chung.

(4)  Mỗi thành viên cho điểm những ý kiến, quyết định sau cùng là ý kiến được nhiều điểm nhất.

2.  Kỹ thuật Delphi

Là kỹ thuật được sử dụng trong các quyết định tập thể, nó không đòi hỏi sự hiện diện của các thành viên và không bao giờ đối mặt nhau để tránh những áp lực lên nhau. Kỹ thuật này gồm các bước sau:

(1)  Vấn đề đặt ra, các thành viên được yêu cầu cho các giải pháp thông qua việc trả lời một loạt các câu hỏi được chuẩn bị một cách cẩn thận.

(2)   Mỗi thành viên hoàn tất bảng trả lời các câu hỏi một cách vô danh và đọc lập.

(3)  Những kết quả của lần trả lời thứ nhất được tập hợp lại và in ra.

(4)  Đánh giá và in ra phân phát cho các thành viên.

(5)   Sau khi xem xét lại kết quả, những thành viên được yêu cầu cho các giải pháp mới hoặc sữa chửa bổ sung các giải pháp ban đầu.

(6)  Lập lại bước (4) và (5) cho đến khi đạt được sự nhất trí theo yêu cầu.