Phương pháp xử lý màu trong nước thải dệt nhuộm

4694 Lượt xem - 28-04-2020 10:48

Từ ngàn xưa cho đến hômg nay, dệt nhuộm đã quá quen thuộc với tuổi thơ của mỗi người với từng thớ vải, từng màu sắc và từng họa tiết hoa văn mang đạm dấu ấn riêng biệt. Ngày hôm nay, dệt nhuộm dần vươn mình trở thành ngành công nghiệp có bước phát triển rực rỡ với sự đa dạng về chủng loại và phong phú về kích cỡ, màu sắc mang đến nhiều sự lựa chọn đối với người dùng.

Vì sao cần xử lý nước thải dệt nhuộm?

Hơn hết với việc áp dụng nhiều ứng dụng khoa học kỹ thuật, máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại giúp tiết kiệm nguồn nhân công thúc đẩy nhiều doanh nghiệp mở rộng về quy mô và công suất sản xuất. Chưa kể kết hàng trăm làng nghề dệt nhuộm trải dài khắp chiều dài đất nước, là sự kết tinh của nền văn hóa truyền thống lâu đời đã cho ra đời nhiều sản phẩm có giá trị cao. Chính vì tốc độ phát triển quá nhanh mà ngành dệt nhuộm đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước.

Như bạn biết đấy, nước thải dệt nhuộm chứa nhiều thành phần độc hại, độ màu cao, hóa chất, độ kiềm và nồng độ pH cao,... tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với con người và hệ sinh thái. Vì thế xử lý nước thải dệt nhuộm đã và đang được đẩy mạnh trong thời gian tới.

Phương pháp xử lý màu trong nước thải dệt nhuộm

Dưới đây là một số phương pháp xử lý nước thải dêt nhuộm mà công ty xử lý nước thải Hợp Nhất chia sẻ đến bạn đọc ở bài viết này.

Một số phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm

Phương pháp keo tụ

Với phương pháp người ta sẽ tiến hành cho phèn nhôm, phèn sắt hoặc sữa vôi khử màu và một phần COD. Nồng độ pH sẽ thay đổi theo tùy thuộc vào loại hóa chất tham gia trực tiếp vào quá trình keo tụ. Các bông hydroxit sắt hoặc nhôm sẽ hấp phụ các chất màu của nước thải và cho hiệu suất khá cao với tác dụng của thuốc nhuộm. Mặc khác, để tăng quá trình xử lý người ta thường cho thêm các polime hữu cơ. Tuy nhiên phương pháp này lại tạo ra nhiều lượng bùn dư, hàm lượng COD chỉ giảm 60  -70%.

Phương pháp hấp phụ

Dùng để xử lý chất thải không có khả năng phân hủy sinh học và các chất hữu cơ không hoặc khó xử lý bằng phương pháp sinh học, trong đó nước thải dệt nhuộm có chứa thuốc nhuộm hòa tan và thuốc nhuộm hoạt tính. Cơ sở của quá trình là hấp phụ chất tan lên bề mặt chất rắn xốp. Các chất hấp phụ thường là than hoạt tính, than nâu, đất sét, magie, trong đó than hoạt tính được sử dụng rộng rãi nhất với bề mặt riêng lớn từ 400 – 500 m2/g. Hàm lượng COD cũng chỉ giảm tối đa khoảng 70%.

Phương pháp oxy hóa

Nước thải dệt nhuộm thường chứa nhiều chất hóa học bền vững nên cần sự tham gia của chất oxi hóa mạnh. Trong đó, người ta thường sử dụng ozon hoặc không khí có chứa hàm lượng ozon có khả năng khử màu hiệu quả, vì nước thải dệt nhuộm chứa nhiều nước thải dệt nhuộm có hàm lượng màu lớn.

Xem thêm bài viết về các giải pháp xử lý nước thải ngành dệt nhuộm!

Phương pháp xử lý màu trong nước thải dệt nhuộm

Dùng khí clo mang đến hiệu quả kinh tế cao, vì chi phí đầu tư thấp nhưng lại có khả năng khử màu tốt.

Xử lý nước thải bằng hàm lượng vi sinh nhất định lại giảm đáng kể hàm lượng COD và độ độc đáng kể. Nhưng phương pháp này lại tăng sản sinh hợp chất của clo làm biến thiên hàm lượng halogen hữu cơ AOX trong nguồn nước thải.

Nếu sử dụng H2O2 (peroxit) trong môi trường axit xúc tác cùng muối sắt (II) lại có khả năng oxy hóa cao hơn ozon vì chúng sinh ra các gốc hydroxyl trung gian. Tuy nhiên phương pháp này lại ít sử dụng hơn vì khá tốn kém, thích hợp cho những doanh nghiệp có quy mô và nguồn vốn lớn.

Phương pháp sinh học

Tuy nước thải dệt nhuộm chứa nhiều chất khó phân hủy nhưng trong số đó lại có không ít chất lại dễ phân hủy sinh học. Đặc biệt cần lưu tâm đến các thành phần khác trong nước thải có thể gây độc và ảnh hưởng đến khả năng xử lý của VSV như chất vô cơ, fomandehit, kim loại nặng,… vì thế trước khi xử lý sinh học cần xử lý sơ bộ các chất này bằng cách giảm nồng độ độc hại.

Trước khi tiến hành xử lý bằng phương pháp hiếu khí, cần kiểm tra nồng độ hàm lượng BOD5:N:P = 100:5:1. Một số phương pháp xử lý sinh học thường dùng là bùn hoạt tính, lọc sinh học, hồ oxy hóa. Phương pháp xử lý sinh học thường cho kết quả xử lý không màu, lượng bùn tạo ra có sinh khối lớn nhưng lại khá tốn kém trong khâu xử lý bùn và giá thành sử dụng VSV cao.

Phương pháp xử lý màu trong nước thải dệt nhuộm

Phương pháp màng lọc

Đây là phương pháp truyền thống thường dùng để thu hồi hồ tinh bột, PVA, muối và thuốc nhuộm. Màng lọc thường dùng là RO và NF mang lại hiệu quả cao khi có khả năng loại bỏ đến 99,5% hàm lượng COD. Được thiết kế bằng những lỗ lọc có kích thước siêu nhỏ, dễ thấm hút và giữ lại tạp chất trên bề mặt vật liệu lọc. Có hai loại màng lọc gồm màng lọc sinh học và màng lọc tổng hợp. Đồng thời, đây cũng chính là phương pháp giúp doanh nghiệp tiết kiệm đến 70% lượng nước sạch tiêu tốn trong quá trình nhuộm so với trước đây.

Quý khách hãy liên hệ với chúng tôi - công ty môi trường Hợp NHất khi bạn có bất kỳ nhu cầu nào về xử lý nước thải, hồ sơ môi trường, thiết kế hệ thống xử lý nước thải,... vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0938.089.368 để được tư vấn miễn phí nhé!