Quê hương đẹp mãi trong tôi Đọc hiểu

TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 4 ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2019 - 2020 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 Thời gian: 90 phút( Không kể thời gian phát đề) I.ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:Quê hương đẹp mãi trong tôiDòng sông bên lở bên bồi uốn quanhCánh cò bay lượn chòng chànhĐàn bò gặm cỏ đồng xanh mượt màSáo diều trong gió ngân ngaBình yên thanh đạm chan hòa yêu thươngBức tranh đẹp tựa thiên đườngHồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa tình.(Bức tranh quê – Thơ Hà Thu)Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của bài thơ. (0.75 điểm)Câu 2. Nêu một biện pháp tu từ được sử dụng ở khổ thơ cuối và tác dụng của nó. (1.25 điểm)Câu 3. Trong bài thơ quê hương được gắn liền với những hình ảnh nào?(1.0 điểm)II.LÀM VĂN: (7.0 điểm)Câu 1.(2.0 điểm) Dựa vào bài thơ anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về quê hương?Câu 2 (5.0 điểm) Phân tích bài thơ “Chiều tối”- Hồ Chí Minh -----------------------------HẾT-----------------------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 4 ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2019 - 2020 MÔN NGỮ VĂN 11 I. Hướng dẫn chấm Do đặc trưng của bộ môn Ngữ Văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và biểu điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.CÂUYÊU CẦU CẦN ĐẠTĐIỂMI. ĐỌC HIỂU:1 Xác định phương thức biểu đạt chính: miêu tả, biểu cảm 0,75 điểm2Biện pháp: so sánh (Bức tranh đẹp tựa thiên đường)Tác dụng: Ngợi ca vẻ đẹp của quê hương1,25 điểm3Quê hương gắn liền ví những hình ảnh:Dòng sông, cánh cò, đàn bò gặm cỏ, đồng xanh mượt mà, sáo diều 1,0 điểmLÀM VĂN(7điểm)Câu 1: (2.0 điểm)Thí sinh viết đoạn văn nghị luận đảm bảo những yêu cầu sau đây:a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn0,25b. Xác định đúng vấn đề nghị luận :0,25c. Nội dung đoạn văn:Dẫn dắt, giới thiệu về tình yêu quê hương đất nước. Cảm nhận của em về vấn đề này (là tình cảm cần thiết, cao đẹp,...).Giải thích khái niệm: Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ của mỗi người. Mỗi người cần phải biết yêu quê hương của mìnhBiểu hiện:Trước hết ngay trong tình cảm với người thân trong gia đình vì gia đình cũng là một phần của quê hương đất nước.Trong tình làng nghĩa xóm.Trong sự gắn bó với làng quê nơi mình sinh ra (bờ tre, ngọn dừa, cánh đồng lúa chín,...).Trong sự phấn đấu quên mình của mỗi cá nhân biết học tập, lao động để làm giàu đẹp thêm cho quê hương đất nước.Qua sự bảo vệ, gìn giữ các nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc.Qua quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy.Vai trò của tình yêu quê hương đất nước:Giúp mỗi con người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội.Nâng cao tinh thần và ý chí quyết tâm vươn lên của mỗi con người.Thúc đẩy sự phấn đấu hoàn thiện bản thân và tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân.Gắn kết cộng đồng, kéo con người lại gần nhau hơn trong mối quan hệ thân hữu tốt đẹp.Góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, giữ gìn, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh.Bàn luận mở rộng:Tình yêu quê hương đất nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người dù ở bất kỳ đất nước nào.

Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất nước và có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm đẹp cho

nguon VI OLET

3 viết đoạn văn thể hiện cảm xúc của em khi đọc bài thơ lục bát trên?

Câu 1: 

Được viết theo thể thơ lục bát (thơ sáu tám)

Câu 2:Từ trỗi dậy trong câu: Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa tình thuộc từ loại: động từ

gặm, bay, ngân nga

Câu 3:
-Tác dụng: Làm câu văn hay là ý nghĩa hơn. Ngoài ra, nhấn mạnh bức tranh này rất đẹp. Đẹp một cách có hồn! Như một thiên thần

-Bức tranh đẹp như một thiên thần vậy. Nó thật có hồn . Nó toát lên một vẻ đẹp không phải bức tranh nào cũng có . Ngoài ra còn ca ngợi ca vẻ đẹp của quê hương . Quê hương gắn liền ví những hình ảnh Dòng sông, cánh cò, đàn bò gặm cỏ, đồng xanh mượt mà, sáo diều .

Vẻ đẹp bình dị chốn quê hương. Cảnh sắc bình yên, thơ mộng, yên bình. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả
 

Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

    (Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)

    1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

    2. Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? (1 điểm)

    3. Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? (1 điểm)

    4. Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường? (1,5 điểm)

    II. LÀM VĂN (6 điểm)

    Giờ ra chơi luôn đầy ắp tiếng cười, tiếng nói, hãy viết bài văn tả quang cảnh ra chơi sân trường em.

     Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 - 2021

    I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (4 điểm)

1. Phương thức biểu đạt chính là miêu tả ( 0,5 điểm)

2. Xác định một biện pháp tu từ:

Học sinh xác định và chỉ ra một trong những biên pháp tu từ sau: (1 điểm)

- Nhân hóa:

-> Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất.

-> Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành.

-> Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.

- So sánh -> Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót.

- Ẩn dụ -> Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

3. Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài:

Có thể trả lời 1 trong 2 ý sau:

Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài sự sống và sức sống mãnh liệt. (1 điểm)Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. (0,5 điểm)Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. (0,5 điểm)

4. Em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô khi đang ngồi trên ghế nhà trường:

Chăn chỉ học tập, đạt thành tích cao trong học tập. (0,75 điểm)Yêu thương, kính trọng, ngoan ngoãn, lễ phép. (0,75 điểm)

II. LÀM VĂN (6 điểm)

*Yêu cầu hình thức:

Trình bày đúng hình thức một bài văn, viết đúng thể loại văn miêu tả.Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu nội dung:

Mở bài:

Giới thiệu quang cảnh giờ ra chơi bổ ích, thú vị. (0,5điểm)
Thân bài: (5 điểm)

* Tả khái quát quang cảnh trước giờ ra chơi

 Sân trường vắng vẻ, có thầy giám thị đi lại, cô lao công quét dọn.Không gian chim chóc, nắng vàng…Tiếng chuông reo vang lên báo hiệu giờ ra chơiThầy cô kết thúc tiết học các bạn ùa ra sân chơi.

* Trong giờ ra chơi:

Học sinh ùa ra sân, thầy cô vào phòng giáo viên nghi ngơi.Sân trường rộn rã tiếng cười, mỗi nhóm học sinh chơi những trò chơi khác nhau: bóng rổ, cầu lông, đá bóng…Ghế đá có vài bạn ngồi trao đổi bài, nói chuyện cười rúc rích…Những chú chim trên cành hót ríu rít….Những con gió….Khôn mặt các bạn đã lấm tấm mồ hôi…

* Sau giờ ra chơi:

Tiếng chuông reo kết thúc giời ra chơiCác bạn học sinh nhanh chân vào lớp học.Sân trường vắng vẻ trở lại…

Kết bài: (0,5điểm)

Suy nghĩ của em về giờ ra chơi.
*Lưu ý: Tùy vào cách diễn đạt của HS để cho điểm phù hợp.

  • Quê hương đẹp mãi trong tôi Đọc hiểu

    Học sinh

    Cho mình xin đáp án và lời giải bài này với.

    Gia sư QANDA - Thanh Truc

    1 Biểu cảm 2 Từ láy: chòng chành, mượt mà, ngân nga 3 Hình ảnh: dòng sông bên lở bên bồi, cánh cò bay lượn, đàn bò gặm cỏ, đồng xanh, sáo diều 4 Biện pháp so sánh: bức tranh so sánh với thiên đường Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp của quê hương tươi đẹp, thể hiện tình cảm yêu quê hương da diết của tâc giả 5 Câu trần thuật 6 Nội dung: Vẻ đẹp bình dị chốn quê hương. Cảnh sắc bình yên, thơ mộng, yên bình. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả