Quy trình vận hành và sửa chữa máy biến áp EVN

Skip to content

Các nhà chế tạo máy biến áp thường đưa ra những thông số kỹ thuật và hướng dẫn vận hành. Máy biến áp được chế tạo theo các tiêu chuẩn của từng vùng khí hậu khác nhau. Việc tuân thủ hướng dẫn là việc làm rất cần thiết giúp cho người vận hành để phòng tránh những sai sót không cần thiết. Ví dụ máy biến áp sản xuất tại Hàn Quốc có thông số kỹ thuật sẽ khác với máy sản xuất tại Việt Nam do nhiệt độ trung bình tại Hàn Quốc thấp hơn so với Việt Nam.

Máy biến áp sau khi được lắp đặt và hoàn chỉnh hệ thống đo lường, điều khiển, bảo vệ,… Cần có hoạt động kiểm tra đánh giá toàn bộ theo quy định an toàn ngành điện ban hành. Sau thời gian hoạt động thì cần được tiến hành bảo dưỡng máy biến áp và được hướng dẫn cách sửa chữa máy biến áp khi gặp sự cố.

Quy trình vận hành máy biến áp

Quy trình vận hành và sửa chữa máy biến áp EVN
Vận hành máy biến áp

Khi đưa máy biến áp vào vận hành, trước khi đóng điện phải kiểm tra lại toàn bộ hệ thống. Nếu không thấy có vấn đề thì sẽ đóng điện.

  • Cho phép máy biến áp làm việc với điện áp cao hơn định mức
  • Thời gian dài thì 5% khi phụ tải không vượt quá phụ tải định mức và 10% khi phụ tải không quá 0,25% phụ tải định mức.
  • Ngắn hạn 10% đối với phụ tải không quá định mức.
  • Máy biến áp chịu quá tải theo tiêu chuẩn

Với mỗi máy biến thế chỉ cho phép mang tải với trị số định mức cho phép ghi trên máy, nếu quá giới hạn định mức sẽ làm máy nóng lên và làm giảm tuổi thọ của máy. Phụ tải của máy biến áp có thể vượt giá trị ghi trên nhãn máy nhưng không được vượt 1,5 lần so với dòng điện định mức. Thời gian chịu quá tải không vượt quá 2 giây.

Trong trường hợp máy được làm mát tốt, có hỗ trợ quạt thông gió làm mát cưỡng bức. Máy được phép hoạt động quá tải nhưng không quá 5% trị số định mức. Nếu máy biến áp chịu ngắn mạch khẩn cấp, dòng điện ngắn mạch có thể lớn gấp 25 lần so với dòng điện định mức. Thời gian chịu ngắn mạch cũng không quá 2 giây.

  • Nhiệt độ lớp dầu trên không quá 90℃.
  • Máy biến áp phải thường xuyên được kiểm tra, theo dõi trong quá trình vận hành. Cần phải lưu ý ghi chép các số liệu về nhiệt độ, điện áp, màu sắc dầu…
  • Xem xét kiểm tra định kỳ, kiểm tra khi có thay đổi đột ngột.
  • Trong thời gian 6 tháng đầu tiên khi vận hành, cứ định kỳ mỗi tháng lấy mẫu dầu kiểm tra, sau 6 tháng thì định kỳ 2 tháng 1 lần.

Bảo dưỡng máy biến áp

Bảo dưỡng hàng năm

Định kỳ mỗi năm một lần cần có hoạt động đánh giá vận hành, sửa chữa máy biến áp. Cần vệ sinh sạch bên ngoài máy, lau chùi bảo dưỡng các bộ cánh tản nhiệt. kiểm tra xiết lại các ốc vít, bu lông. Kiểm tra thiết bị điều khiển, an toàn, chống cháy nổ.

Máy biến áp dầu:

– Khảo sát tổng quan, phân tích đánh giá tình trạng hoạt động của máy.– Thực hiện vệ sinh chuyên nghiệp tổng thể Trạm biến áp.– Thử nghiệm mẫu dầu định kỳ phân tích, đánh giá.

– Cải thiện khâu thiết kế, lắp đặt Máy biến áp cho phù hợp với yêu cầu vận hành.

– Châm dầu đúng chủng loại dầu máy biến áp khi máy bị thiếu hụt dầu khi vận hành.– Vệ sinh và siết lực lại các đầu cosse, mối nối cáp phía cao áp và hạ áp.– Kiểm tra giá trị cách điện của MBA ở các thành phần: cao áp – vỏ, cao áp – hạ áp và hạ áp – vỏ.– Vệ sinh vỏ và sứ xuyên, kiểm tra cable ở đầu nhất thứ, nhị thứ.– Kiểm tra nhiệt độ dầu MBA, kiểm tra hoạt động của bộ điều khiển.– Tư vấn, gia cố mặt bằng trạm cho phù hợp với sự vận hành ổn định của trạm.– Kiểm tra bộ nguồn AC, DC vệ sinh tủ điều khiển, các board mạch của bộ chuyển nấc.

Máy biến áp khô:

– Khảo sát tổng quan, phân tích, đánh giá tình trạng hoạt động của máy.– Kiểm tra phần cáp phía cao áp, hạ áp và lõi từ Máy biến thế xem có hiện tượng cháy, nám không để đưa ra phương pháp bảo trì phù hợp.– Thực hiện vệ sinh chuyên nghiệp tổng thể Máy biến áp.– Vệ sinh phần cao áp, hạ áp, lõi từ Máy biến thế, quạt làm mát.– Siết lực lại toàn bộ đầu dây phía cao áp và hạ áp của máy.

– Kiểm tra nhiệt độ vận hành của máy.

Đại tu định kỳ

Thời gian tiến hành đại tu từ 8 – 12 năm tùy theo tuổi đời của máy biến áp (được tiến hành bởi các kỹ sư chuyên nghiệp).

Kiểm tra và ghi chép số liệu kỹ thuật cơ bản của máy. Xem xét hồ sơ vận hành và tình trạng của máy để giám định các hư hỏng nếu có. Tháo và rút dầu, các bộ phận kèm theo khỏi máy. Lọc lại hoặc thay dầu cách điện. Thực hiện sấy ruột máy, đưa dầu vào theo quy chuẩn. Lắp ráp, kiểm tra và thử nghiệm các thông số kỹ thuật đối với máy biến áp sau sửa chữa và lưu lại các số liệu.

Cách sửa chữa máy biến áp

Máy biến áp mặc dù là thiết bị hoạt động có độ tin cậy cao, xong các lỗi vẫn có thể xảy ra do yếu tố bên ngoài do ngắn mạch lưới điện. Lỗi xảy ra do lão hóa cách điện bên trong máy, sự hư hỏng của các bộ phận máy như van giảm áp, thiết bị phòng nổ, hệ thống an toàn… Vì vậy chúng ta cần thường xuyên có những công tác kiểm tra đánh giá, nếu phát hiện lỗi cần có hành động khắc phục, sửa chữa kịp thời. Giảm đáng kể chi phí đầu tư và kéo dài vòng đời sản phẩm.

Việc sửa chữa bảo dưỡng máy biến áp sẽ do đơn vị vận hành thực hiện. Các hư hỏng cần được sửa chữa một cách nhanh chóng và không để tình trạng hỏng hóc kéo dài.

Quy trình vận hành và sửa chữa máy biến áp EVN
Kiểm tra máy định kỳ

Phải có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ.

Việc sửa máy biến áp chỉ được tiến hành khi đã tách máy biến áp khỏi nguồn điện theo đúng trình tự theo quy định nhà nước ban hành.

Các sự cố thường gặp

  • Rơle hơi máy biến áp bị tác động cấp 1 thì cách xử lý là giảm tải máy biến áp và kiểm tra độ thoát nhiệt biến áp, âm thanh của máy biến áp, mức dầu, chế độ làm mát…
  • Rơle hơi máy biến áp bị tác động cấp 2 cần án động biến thế để kiểm tra Rơle hơi, thử mẫu dầu biến thế, đo cách điện biến thế, sau khi khắc phục nguyên nhân mới được đóng điện lại.
  • Mức dầu máy biến áp chính thấp cần kiểm tra xác định mức dầu máy biến áp. Nếu dầu còn đầy kiểm tra công tắc thích hợp. Nếu dầu cạn cần án động biến áp và châm dầu.
  • Áp suất máy biến áp tăng đột ngột cần ngay lập tức báo điều độ lưới điện, án động biến áp, kiểm tra, xác định nguyên nhân và khác phục hoàn toàn mới được đóng điện.
  • Nhiệt độ cuộn dây máy biến áp chính cao cần kiểm tra nhiệt độ chỉ thị thực tế, thông số qua máy biến áp sau đó giảm tải qua biến áp để kiểm tra và theo dõi.

Công tác sửa chữa MBA bao gồm:

1. Tiểu tu: Tu sửa chữa máy biến áp có cắt điện nhưng không tháo dầu và không mở ruột máy.
2. Sửa định kỳ: Rút bỏ máy hoặc rút ruột máy ra khỏi vỏ. Kiểm tra sửa chữa toàn diện máy. Có thể bao gồm cả sấy máy.

3. Phục hồi: Tuỳ theo tình trạng cuộn dây có thể thay thế hoặc cuốn lại toàn bộ. Cũng có thể bao gồm cả sửa chữa lõi, các lá tôn.4. Sửa định kỳ thì tiến hành đối với tất cả các Máy biến áp

– Tuỳ thuộc vào kết quả thí nghiệm và tình trạng máy. Đại tu phục hồi tiến hành sau khi các máy biến áp bị sự cố cuộn dây hoặc lõi tôn hoặc khi có nhu cầu trùng tu MBA. 

Tại sao chọn Chúng tôi

Với cơ sở vật chất sản xuất máy biến áp và thiết bị công nghiệp hiện đại, cùng với kinh nghiệm tích lũy lâu năm. Máy biến áp Đông Anh thực hiện kế thừa và phát huy tối đa hiệu quả của máy sau sửa chữa. Chúng tôi còn tư vấn hướng dẫn vận hành, sửa chữa máy biến áp, trạm biến áp tận tình, chuyên nghiệp để đảm bảo trạm biến áp hoạt động ổn định. Liên hệ 0975613163

Quy trình Quản lý vận hành & Bảo dưỡng trạm biến áp phân phối và Quy trình vận hành, kiểm tra & Bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung áp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

www.SuaChuaMayBienAp.com

Quy trình vận hành và sửa chữa máy biến áp EVN

CÔNG TY TNHH MTV DV TM XÂY LẮP ĐIỆN TUẤN TRẦN
Hotline: (08).22.080.081 - 0945.829.000
-----o0o-----

CÔNG TY TNHH MTV DV TM XÂY LẮP ĐIỆN TUẤN TRẦN Địa Chỉ Liên hệ: 53A An Hội Phường 13 Quận Gò Vấp TPHCM Điện Thoại: (08) 22.080.081 FAX: (08)73.044.144

Điện Thoại Liên hệ: 

- 0945.829.000 - Mr.Thi Tài Khoản Cty Tuấn Trần:  - 006097710001 Ngân hàng Đông Á - PGD An Đông

Email: 


Blog lắp đặt thi công: http://tuantran123.blogspot.com
Website Công Ty: www.SuaChuaMayBienAp.com
 

-----o0o-----

Quản lý vận hành:
Thực hiện công tác quản lý vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây & TBA đúng theo quy định tại: Quyết định 2666; Quy trình Quản lý vận hành & Bảo dưỡng trạm biến áp phân phối và Quy trình vận hành, kiểm tra & Bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung áp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ban hành, cụ thể:
1.1. Các loại kiểm tra và chu kỳ kiểm tra:
LLL Đối vói đường dây trung áp:
- Kiểm tra định kỳ ngày: Tối thiểu 01 lần/ 01 tháng;
- Kiểm tra định kỳ đêm: Tối thiểu 01 lần/ 03 tháng (01 quý), kiểm tra khi trời tối
và vào giờ cao điểm;
- Kiểm tra đột xuất: Trước và sau khi có lụt bão, trước dịp lễ, tết và những ngày quan trọng;
- Kiểm tra sự cố: Ngay sau khi xảy ra sự cố;
- Kiểm tra dự phòng (thí nghiệm định kỳ):
+ Đo điện trở tiếp địa lặp lại trên lưới: Định kỳ llần/3năm đối với tiếp địa đường dây (riêng khu vực nhiều giông sét lỉần/năm);
+ Đo nhiệt độ mối nối, mối cầu:
- Định kỳ 1 lần/năm đôi với đivờng dây có I <30%*Iđm.
- Định kỳ 1lần/6tháng đối với đường dây có 30%*Iđm< I <60%*Iđm.
- Định kỳ 1lần/3tháng đối với đường dây cỏ I >60%*Iđm.
+ Thí nghiệm các thiết bị đóng cắt (Recloser, LBS, LBFCO, FCO, DS, LTD, CB): 03 năm một lần;
Công tác kiểm tra dự phòng: Chi phí nhân công tháo, lắp thiết bị để thí nghiệm định kỳ thì đơn vị QLVH chịu, còn chi phí thí nghiệm các thiết bị thì chủ tài sản chịu.
1.1.2. Đối vời trạm biến áp:
- Kiểm tra định kỳ ngày: Trạm từ 80% tải hoặc từ 250kVA trở lên: 1 tháng/1 lần; các TBA còn lại: 3tháng/1 lần;
- Kiểm tra định kỳ đêm: Tối thiểu 03 tháng một lần vào giờ cao điểm tối cho tất cả các trạm;
- Kiểm tra bất thường:
+ Kiểm tra trước và sau khi có lụt bão, trước dịp lễ, tết và những ngày quan trọng;
+ Kiểm tra mỗi ngày một lần trong các trường hợp sau: 
- MBA quá tải: Kiểm tra vào thời điểm tải cao nhất;
- TBA có dấu hiệu bất thường;
(Phải có văn bản thông báo các khiếm khuyết lưới điện cho khách hàng có biện pháp xử lý, trong thời gian chưa xử lý xong thì đom vị QLVH phải thực hiện kiêm tra theo quy định nêu trên);
- Kiểm tra sự cố: Kiểm tra ngay sau khi xảy ra sự cố, xác định nguyên nhân gây ra sự cố và khắc phục kịp thời;
- Kiểm tra dự phòng (thí nghiệm định kỳ):
+ Thí nghiệm mẫu dầu MBA: 03 năm một lần; 
+ Thí nghiệm tụ bù: 03 năm một lần;
+ Thí nghiệm LA: 01 năm một lần;
+ Thí nghiệm các thiết bị đóng cắt (FCO, CB, …): 03 năm một lần;
+ Đo điện trở tiếp trạm: Định kỳ 1 lần/năm đối với tiếp địa TBA;
Công tác kiểm tra đự phòng: Chi phí nhân công tháo, lắp thiết bị để thí nghiệm định kỳ thì đơn vị QLVH chịu, còn chi phí thí nghiệm các thiết bị thì chủ tài sản chịu;
Tất cả những khiếm khuyết được phát hiện trong quá trình kiểm tra đường dây và TBA đều phải được thông báo đến khách hàng biết để có xử lý kịp thời 
để có biện pháp theo dõi, xử lý hoặc đề nghị xử lý;
Đơn vị quản lý vận hành phải có biện pháp xử lý ngay các tồn tại có khả năng gây sự cố. Những tồn tại khác phát hiện trong quá trình kiểm tra, thí nghiệm chất lượng VTTB không đạt tiêu chuẩn vận hành thì đơn vị phải thông báo cho chủ tài sản biết để có kế hoạch mua sắm VTTB xử lý trong thời gian nhanh nhất, đảm bảo vận hành an toàn;
Sau khi khách hàng xử lý xong các khiếm khuyết phải có biên bản nghiệm thu.
1.2. Bảo dưỡng, sửa chữa:
1.2. L Đối vớỉ đường dây trung áp:
Công tác sửa chữa đường dây chia làm 3 loại: Sửa chữa thường xuyên, xử lý sự cố và sửa chữa lớn.
- Sửa chữa thường xuyên: Được tiến hành thường xuyên trên tuyến đường dây dựa trên quy trình bảo dưỡng, sửa chữa các khiếm khuyết phát hiện thông qua kiểm tra hàng tháng và kiểm tra đột xuất phải được lập thành kế hoạch. Các công việc này bao gồm: Chặt cây giải phóng hành lang, củng cố tiếp địa không đạt yêu cầu, đắp lại móng trụ, củng cố dây chằng, chỉnh sửa trụ nghiêng, …
- Xử lý sự cố đường dây: Quá trình xử lý phải tuân theo quy trình xử lý sự cố của Điều độ các cấp và các phương án kỹ thuật đã phê duyệt.
(+) Trường hợp sự cố do chủ quan trong công tác QLVH (do lỗi của đơn vị QLVH) như: Không kiểm tra đúng định kỳ để phát hiện các tôn tại và xử lý hay đê xuât xử lý kịp thời dẫn đến sự cố, … thì đơn vị QLVH chịu chi phí;
(+) Trường hợp sự cố do khách quan (giông, sét, thiên tai, hỏa hoạn, bị phá hoại, …) hoặc do chất lượng thiết bị làm hư hỏng thiêt bị thì chủ tài sản chịu chi phí (chi phí nhân công và chi phí mua sắm VTTB);
- Sửa chữa lớn: Bao gồm các công việc như thay mới hàng loạt cách điện đường dây, thay trụ, thay dân dẫn, thay hàng loạt xà, phụ kiện, tiếp địa, ép mối nối, mối cầu, … Chu kỳ sửa chữa lớn là 6 năm (công tác này chủ tài sản chịu chi phí).
1.2.2. Đối với trạm biến áp:
Công tác bảo dưỡng, sửa chữa trạm biên áp chia làm 3 loại: Sửa chữa thường
xuyên (Bảo dưỡng TBA), xử lý sự cố và sửa chữa lớn. 
- Sửa chữa thường xuyên (Bảo dưỡng TBA): Được tiến hành thường xuyên khi phát hiện các khiêm khuyêt trong TBA qua công tác kiêm tra hàng tháng và kiêm tra đột xuât. Các công việc này bao gôm: Vệ sinh MBA (vệ sinh sứ, vệ sinh vỏ MBA), làm sạch và siết lại các đầu cốt, xiết lại các mối nối giữa vỏ MBA với hệ thống tiếp địa, …
- Sửa chữa khắc phục sự cố: Được tiến hành dựa trên kết quả điều tra sự cố và tình trạng cụ thể của thiết bị.
(+) Trường hợp sự cố do chủ quan trong công tác QLVH (do lỗi của đơn vị QLVH) như: Không kiểm tra đúng định kỳ để phát hiện các tồn tại và xử lý hay đề xuất xử lý kịp thời dẫn đến sự cố thì đơn vị QLVH chịu chi phí;
(+) Trường hợp sự cố do khách quan (giông, sét, thiên tai, hỏa hoạn, bị phá hoại, …) hoặc do chất lượng thiết bị làm hư hỏng thiết bị thì chủ tài sản chịu chi phí;
- Sửa chữa lớn: Như nâng công suất trạm biến áp, sửa chữa máy biến áp, sơn lại toàn bộ vỏ máy, lọc dầu, thay dầu mới, sấy lại ruột máy, … (công tác này chủ tài sản chịu chi phí).
Trong năm phải tổ chức vệ sinh và bảo dưỡng TBA ít nhất một lần, có lập biên bản thực hiện và xác nhận của khách hàng.

------------------------------------
--- www.SuaChuaMayBienAp.com ---

Chuyên: - Tiểu tu, Lọc dầu, Bảo trì bảo dưỡng, sữa chữa, lắp đặt xây dựng mới Trạm biến áp. - Cung cấp thiết bị điện công nghiệp - thiết bị điện trung thế. - Sữa chữa - bảo trì bảo dưỡng- lắp đặt các loại Tủ điện công nghiệp - hệ thống điện.

-------- Hotline: 0945.829.000 Anh Thi --------

-------------------------------------------------------------

CÔNG TY TNHH MTV DV TM XLĐ TUẤN TRẦN


Địa chỉ xuất hóa đơn: 53A Đường An Hội Phường 13 Quận Gò Vấp
Phân Xưởng sản xuất: 228 Man Thiện Phường Tăng nhơn phú A Quận 9
Chi Nhánh Bình Tân: 1717B Tỉnh Lộ 10 P.Tân Tạo A. Quận Bình Tân
Chi NhánhTân Bình: 72/85A Huỳnh Văn Nghệ P.15 Quận Tân Bình
Điện Thoại: (028). 22.080.081
Hotline: 0945.829.000 - Anh Thi FAX: (08)73.044.144 Mã Số Thuế : 0309426322 Tài Khoản Cty Tuấn Trần: 123489284 - VP Bank - CN Tân Bình Email:

Website Công Ty Tuấn Trần: www.baotrimaybienthe.com

--- www.SuaChuaMayBienAp.com ---

Quy trình vận hành và sửa chữa máy biến áp EVN

Tin tức khác