Rau chân vịt luộc bao nhiêu calo?

Rau chân vịt hay còn gọi là rau bina, cải bó xôi là loại rau thuộc nhóm giàu dinh dưỡng nhất như vitamin A, C, D và các khoáng chất như kali, kẽm, choline, chất đạm, chất xơ,...

Trong số các loại rau, rau chân vịt là loại rau được mệnh danh là “thần dược” cho sự khỏe đẹp bởi nó chứa một lượng dinh dưỡng vô cùng lớn cho cơ thể. Vậy, bạn đã nắm được hết các công dụng của loại rau này. Cũng như làm thế nào để chế biến chúng giữ được nhiều dinh dưỡng nhất hay chưa? Tất tần tật những gì về loại rau cải bó xôi này sẽ được vén mèm trong bài viết sau đây. 

Rau chân vịt luộc bao nhiêu calo?

Rau cải bó xôi theo các giai đoạn từ nhỏ, mới trồng cho tới khi thu hoạch

1. Rau chân vịt là gì?

1.1. Các tên gọi

Ngoài những tên gọi trên đây thì trong đông y, cải bó xôi thường được gọi là thạch bá chi, hoàng dương thảo, linh chi thảo,… và có tên khoa học là Selaginella Tamariscina Spring, thuộc họ Dền khá phổ biến trên thế giới. Bạn có thể thấy một số loại rau cũng có hình dáng và đặc trưng tương tự như rau bian như cải cầu vồng.

1.2. Đặc trưng nổi bật

Rau chân vịt là cây thân thảo cao từ 5 - 10cm, và có thể cao tới 30cm khi thu hoạch. Đặc trưng của loại rau này là thân nhẵn và không có lông. Lá cây có màu xanh đậm, thân và lá đều rất giòn nên dễ gãy và dễ dập. Do đó, việc vận chuyển, bảo quản rau bina luôn giữ được tươi mới gặp nhiều khó khăn.

Là loại cây ưa thích khí hậu lạnh, chịu được rét nhưng không chịu được nóng nên ở Việt Nam, rau bia chủ yếu được trồng nhiều nhất ở Đà Lạt và một số tỉnh khác như Quảng Ninh, Hà Nội hay Hà Nam.

Rau chân vịt luộc bao nhiêu calo?

Đặc điểm rất dễ nhận dạng của rau bina là lá mỏng, mềm, mướt, màu xanh đậm

1.3. Nguồn gốc của rau chân vịt

Rau bina được cho là có nguồn gốc từ Ba Tư cổ đại (Iran hiện đại và các nước lân cận hiện nay). Không biết ai hoặc khi nào, rau bina được du nhập vào Ấn Độ. Nhưng sau đó loài cây có lá màu xanh đậm này đã được du nhập vào Trung Quốc cổ đại, nơi nó được gọi là “rau Ba Tư”.

Vào năm 827 sau Công Nguyên, người Saracens đã giới thiệu cải bó xôi đến Sicily. Các bằng chứng đầu tiên bằng văn bản của rau bina trong Địa Trung Hải được ghi nhận trong ba công trình thế kỷ thứ 10: công tác y tế của Rhazes ở phương Tây và trong hai chuyên luận nông nghiệp, của người Ibn Waḥshīyah và Qusṭus al- Rūmī.

Rau bina trở thành một loại rau phổ biến ở Địa Trung Hải Ả Rập và đến Tây Ban Nha vào cuối thế kỷ 12. Rau bina đến Anh và Pháp vào thế kỷ 14 có lẽ thông qua Tây Ban Nha. Và rau bina nhanh chóng trở nên phổ biến vì nó xuất hiện vào đầu mùa xuân. Trong khi các loại rau khác khan hiếm và khi chế độ ăn kiêng mùa Chay không khuyến khích tiêu thụ các loại thực phẩm khác. Từ đầu thế kỷ 19, rau bina đã là một loại rau đa năng và được sử dụng phổ biến ở Hoa Kỳ.

2. Lợi ích của rau chân vịt đối với sức khỏe

Theo các nhà nghiên cứu, một bó rau cải bó xôi có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như vitamin A, C, D, E, K cùng với các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như folate, magie, axit béo thực vật và cả omega 3. Và rua cải bó xôi luôn được xếp vào nhóm rau tốt nhất, cùng với bông cải xanh và cải kale.

Rau chân vịt luộc bao nhiêu calo?

Rau cải bó xôi rất tốt cho sức khỏe

Những chất dinh dưỡng từ loại rau này chủ yếu có lợi cho tim mạch nhưng thực tế cho thấy rau chân vịt có thể đem đến rất nhiều lợi ích khác cho sức khỏe như:

2.1. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể

Không phải ngẫu nhiên mà ngay cả những người ăn kiêng, tập thể hình thường chọn rau chân vịt làm nguồn thực phẩm chính cho các bữa ăn hằng ngày. Là một loại rau “giàu có”, rau dễ dàng cung cấp cho cơ thể nguồn sinh dưỡng dồi dào cần thiết. Cải bó xôi theo nghiên cứu khoa học cũng rất tốt cho các mẹ bầu trong thời kỳ đầu mang thai.

2.2. Phòng ngừa cao huyết áp

Bản thân rau  có chứa rất nhiều protein và kali. Hai chất này có tác dụng giúp lợi tiểu và hỗ trợ cơ thể đào thải tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ mắc các chứng bệnh cao huyết áp cực kì hiệu quả. Mỗi ngày bạn chỉ cần sử dụng 300gr rau, ngâm vào nước sôi 3 phút, vớt ra để ráo rồi trộn cùng muối, dầu vừng, ngày ăn 2 lần. Hàm lượng nitrat cao có trong rau sẽ giúp làm giảm huyết áp, giảm nguy cơ bị bệnh tim.

Rau chân vịt luộc bao nhiêu calo?

Tự trồng cải bó xôi tại nhà để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

2.3. Rau chân vịt bổ máu

Rau cải bó xôi còn có tác dụng bổ máu nhờ hàm lượng sắt dồi dào có sẵn trong rau. Ngoài ra, trong cải bó xôi còn chứa Vitamin C và D có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ chất sắt tốt hơn cải thiện tình trạng thiếu máu.

2.4. Rau chân vịt chống viêm và ung thư

Nổi tiếng là “thần dược” trong các loại thực phẩm, rau bina còn có hàm lượng flavonoid cao giúp chúng tác động trực tiếp đến các gốc tự do gây ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng từ loại rau này còn có tác dụng kháng viêm hiệu quả.

2.5. Rau chân vịt giảm nguy cơ béo phì

Một lợi ích khác mà “ông vua” của các loại rau này mang lại là kiểm soát cân nặng cực kì hiệu quả. Với hàm lượng chất xơ lớn, các khoáng chất giúp cơ thể cân bằng các loại axit béo, đường, tinh bột trong cơ thể. Bnaj nên kết hợp luyện tập thường xuyên để tăng hiệu quả giảm cân với các bài tập đơn giản dễ thực hiện tại nhà như đạp xe đạp tập thể dục hoặc chạy trên máy chạy thể dục.

2.6. Giúp xương chắc khỏe, cải thiện chiều cao

Các chất dinh dưỡng như vitamin K, Canxi và Magie trong cải bó xôi có tác dụng rất tốt cho hệ xương khớp, hỗ trợ tăng trưởng chiều cao. Được nhiều người tin dùng, rau chân vịt là một trong những thực phẩm được lựa chọn hàng đầu để kích thích sự phát triển của xương.

2.7. Phòng chống bệnh tiểu đường

Lượng chất đạm trong rau bina có tác dụng chống lại các kháng thể insulin và kiềm chế kháng thể này một cách hợp lý. Bên cạnh đó, trong rau bina còn chứa Lipoyl Lysine – là một chất có tác dụng chống oxy hóa mỡ, việc này giúp cơ thể ngăn chặn bệnh tiểu đường tốt.

2.8. Bổ mắt, trị chứng quáng gà

Thông thường, nhiều người dùng rau chân vịt để ép thành các loại thức uống để cung cấp Carotenoid cho cơ thể. Carotenoid trong rau bina là một chất rất tốt cho mắt, có thể trị được nhiều bệnh như thoái hóa điểm vàng, quáng gà, đục thủy tinh thể. Chỉ cần 2-3 ly nước cải bó xôi smoothie mỗi tuần là bạn đã có thể bảo vệ tốt cho đôi mắt của mình.

Rau chân vịt luộc bao nhiêu calo?

Smoothie từ cải bó xôi, chuối, thơm hoặc dưa hấu, xoài,... Để làm cho đồ uống thơm ngon này có độ đặc sệt hơn, hãy thử bơ, dầu dừa hoặc sữa tươi, sữa hạt hạnh nhân, sữa đậu nành, sữa chua không đường,...