Sáng kiến kinh nghiệm sơ cứu ban đầu

Phần 1. Mở đầu

  1. Lý do chọn đề tài

Mỗi người là thành viên quan trọng nhất trong xã hội, sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Con người muốn có sức khỏe tốt thì công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe phải được quan tâm và ưu tiên hàng đầu.

Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ ở các trường học là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Để có một thế hệ kế cận có đầy đủ năng lực trí tuệ và sức khỏe để cống hiến cho xã hội, thì nhiệm vụ giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho học sinh là một trách nhiệm lớn của ngành giáo dục. Nhưng thực tế hiện nay công tác này vẫn đang là vấn đề bất cập, chưa thực sự được sự quan tâm đầu tư, hướng dẫn cụ thể theo một trình tự nhất định cả về chuyên môn lẫn cách thức thực hiện. Tuy nhiên với thực trạng ở nước ta hiện nay tình hình bệnh tật học đường ngày càng gia tăng như các bệnh lây nhiễm, Bệnh giun sán, bệnh sâu răng, bệnh đau mắt hột, bệnh đau mắt đỏ, bệnh Tai Mũi - Họng, Bệnh đường tiêu hóa, bệnh ngoài da và một số tật trong trường học đang ở mức báo động, đây là vấn đề bức xúc gây nhiều khó khăn cho ngành giáo dục và là vấn đề nóng mà xã hội rất quan tâm. Do đó tôi mạnh dạn đưa ra đề xuất THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS DÂN TỘC NỘI TRÚ HUYỆN LONG PHÚ làm sáng kiến kinh nghiệm để nghiên cứu trong năm học 2016 - 2017

2. Nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu

2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

Ở trường THCS DTNT huyện Long Phú trong những năm qua công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng được lãnh đạo nhà trường hết sức quan tâm. Đứng trước thực trạng tình hình sức khỏe học sinh nội trú nói chung và học sinh các cấp nói riêng thì bệnh tật có thể bùng phát thành ổ dịch vì sự tập trung đông người trong một không gian hẹp hay do vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân không tốt, mất vệ sinh trong an toàn thực phẩm, mất vệ sinh trong học đường

2.2. Mục tiêu nghiên cứu

Trong những năm qua làm công tác quản lí học sinh ở trường THCS Dân tộc nội trú Long Phú, tôi nhận thấy tình trạng sức khỏe của học sinh diễn biến rất phức tạp. Song song cùng tồn tại đó là việc nhận thức và ý thức vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân của học sinh còn hạn chế, nhiều em bước chân vào trường nội trú các em hoàn toàn chưa hiểu nội quy của trường, chính những điều này làm cho công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh nội trú gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp.

Qua những kinh nghiệm công tác quản lí học sinh nội trú trong những năm qua, tôi muốn tìm ra những giải pháp tốt nhất trong công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Long Phú góp phần giáo dục toàn diện và hình thành gồm những học sinh có sức khỏe mạnh không mắt một bệnh/tật gì để sau này cống hiến cho xã hội, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao phó.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là học sinh tại trường THCS dân tộc nội trú Long Phú

- Thực trạng và giải pháp quản lý chăm sóc sức khỏe học sinh trường THCS dân tộc nội trú Long Phú

4. Phương pháp nghiên cứu

- Kết hợp với bộ phận y tế để kiểm tra phân loại học sinh ngay từ đầu năm học.

- Theo dõi sức khỏe của học sinh theo định kì.

- Truyên truyền phòng chống các loại dịch bệnh theo từng chủ điểm tháng.

- Tổng hợp các loại hồ sơ sổ sách có liên quan đến tình hình sức khỏe của học sinh.

5. Tính mới của đề tài

Giáo dục cho các em biết các cách phòng chống các loại dịch bệnh có liên quan đến sức khỏe học đường.

Chỉ ra cho học sinh thấy một số bệnh và tật thường phát sinh trong học đường.

Phần 2. Nội dung

1. Cơ sở lý luận

Một định nghĩa hoàn chỉnh về sức khỏe đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra trong bản Tuyên ngôn Alma- Ata năm 1982 như sau: Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe học đường bao gồm:

- Yếu tố môi trường: Môi trường tự nhiên, xã hội mà con người sống trong đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người. Bệnh tật có thể phát sinh, phát triển trong điều kiện môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, môi trường xã hội không lành mạnh. Các tác nhân vi sinh vật, vật lí, hóa học, văn hóa, kinh tế -xã hội

- Yếu tố lối sống: Thói quen sinh hoạt không ngăn nắp, không gọn gàn, giữ vệ sinh cá nhân không tốt là nguy cơ mắc nhiều loại bệnh, tật.

- Yếu tố kinh tế: Điều kiện kinh tế không tốt, cuộc sống nghèo khó, thiếu ăn thiếu mặc thì bệnh, tật dể bùng phát.

-Yếu tố vệ sinh chung: Những nơi điều kiện vệ sinh chung không tốt, vệ sinh học đường không được quan tâm thì dể lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm, hoặc các loại tật gia tăng.

2. Cơ sở thực tiễn

Căn cứ thông tư số: 03/2000/TTLT-BYT-BGD&ĐT, ngày 01/03/2000 của liên bộ Y tế - GD&ĐT về quy định nhiệm vụ y tế trường học.

Căn cứ Chỉ thị số 40/2008/BGDĐT, ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phát động phong trào: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

Căn cứ phương hướng nhiệm vụ trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh của nhà trường.

Căn cứ thực trạng nguy cơ mắc bệnh ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe học sinh trong năm 2016 - 2017:

Bên cạnh nguy cơ mắc các bệnh học đường thì nguy cơ nhiễm các bệnh dịch như Cúm, Tiêu chảy, đau Mắt đỏ trong trường học là rất cao. Đối với trường THCS DTNT huyện Long Phú là một loại hình trường chuyên biệt thực hiện nhiệm vụ nuôi và dạy con em các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Trong những năm qua làm công tác chăm sóc sức khỏe học sinh ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú Long Phú, tôi nhận thấy tình trạng sức khỏe, bệnh tật của học sinh diễn biến rất phức tạp, công tác quản lý và chăm sóc sức khoẻ gặp rất nhiều khó khăn. Hàng năm cứ nhập học được từ nửa tháng đến một tháng thì có nhiều học sinh bị sốt, đau bụng, cảm cúm, viêm họng, đau mắt đỏ .

Nguyên nhân: do môi sống thay đổi, do học sinh ở tập thể dễ lây nhiễm, sức đề kháng lứa tuổi yếu, hơn nữa lứa tuổi các em rất hiếu động, khó cách ly. Một số học sinh có bệnh mãn tính, cứ thay đổi thời tiết lại bệnh, Về tâm lý lứa tuổi các em còn nhỏ phải xa cha mẹ. Song song cùng tồn tại đó là việc nhận thức và ý thức vệ sinh của học sinh rất kém, nhiều em bước chân vào trường nội trú các em hoàn toàn chưa biết sử dụng nhà vệ sinh tự hoại, khạc nhổ và xả rác bừa bãi, ăn uống mất vệ sinh... chính những điều này làm cho công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe ban đầu gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp.

  1. Gải pháp thực hiện

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng tình hình sức khỏe học sinh, đặc biệt là học sinh trường THCS Dân tộc nội trú huyện Long Phú, tôi xin trình bày một số nội dung, giải pháp để quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh như sau:

3.1. Xác định vai trò trách nhiệm và thực hiện tốt công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh trong nhà trường

Đây là một việc rất quan trọng vì có xác định được vai trò trách nhiệm của mình, xác định được nhiệm vụ trọng tâm trong công việc thì mới thực hiện tốt và có hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu công tác. Sau khi nghiên cứu các văn bản chỉ đạo về công tác y tế học đường, tôi xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong khi làm công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe ban đầu là một nhiệm vụ rất quan trọng . Bởi vì tất cả học sinh dân tộc nội trú các em được về đây ăn, ở, sinh hoạt và học tập tại trường theo chủ trương của Đảng là đào tạo một thế hệ có đủ sức, đủ tài sau này trở về địa phương làm cán bộ nòng cốt xây dựng quê hương đất nước.

Nhiệm vụ đầu tiên là kết hợp với cán bộ y tế trường là phân loại sức khỏe của học sinh ngay từ đầu năm học. Hiện nay cơ sở phân loại sức khỏe học sinh phổ thông dựa theo cuốn Thường quy kỹ thuật Y học Lao động Vệ sinh môi trường Sức khỏe trường học. Theo đó, sức khỏe của học sinh phổ thông chia ra làm 3 loại.

Loại I: loại này gồm những học sinh khỏe mạnh, không mắc bất kì bệnh/tật gì. Nhóm này là nhóm sức khỏe tốt hay còn gọi là nhóm sức khỏe loại A.

Loại II: Loại này gồm những học sinh khỏe mạnh nhưng có thể có 2 hay vài bệnh thông thường ở mức độ nhẹ như bệnh mắt đỏ, mắt hột, sâu răngNhóm này là nhóm có sức khỏe trung bình hay còn gọi là nhóm sức khỏe loại B.

Loại III: loại gồm những học sinh có thể lực yếu, mắc một hay nhiều bệnh/tật đáng kể hay hen phế quản, tim bẩm sinh, bệnh khuyết tật, suy dinh dưỡngnhóm này là nhóm sức khỏe kém hay còn gọi là nhóm sức khỏe loại C. Trong năm 2016 2017 học sinh toàn trường THCS DTNT huyện Long Phú là 266 em không có học sinh sức khỏe loại C

Dựa vào phân loại học sinh ngay từ đầu năm bản thân tôi sẽ xây dựng kế hoạch giáo dục phòng ngừa và kết hợp với phụ huynh học sinh điều trị sao cho tất cả học sinh đều có sức khỏe tốt an tâm học tập tại trường

Kết hợp với bộ pận y tế, Ban quản sinh, giáo viên chủ nhiệm chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho các em học sinh, hướng dẫn giáo dục nền nếp vệ sinh, ăn ở hàng ngày, hướng dẫn cách bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, rèn kỹ năng sống, chăm lo khám chữa bệnh khi ốm đau bệnh tật, những công việc này là một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, giáo dục và rèn luyện học sinh ở trường nội trú.

Thực hiện tham gia đầy đủ các chế độ Bảo hiểm cho học sinh như BHYT,

BHTN, dự trù kinh phí mua thuốc thiết yếu, dụng cụ y tế phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Đối với cơ sở vật chất của nhà trường tôi thường xuyên kiểm tra nếu có hư hỏng thì đề xuất với lãnh đạo về công tác sửa chữa nhất là đèn thắp sáng, nước sinh hoạt, nhà vệ sinh, bếp ăn tập thể đúng tiêu chuẩn, mua sắm trang thiết bị, tranh, ảnh tuyên truyền về các cách phòng ngừa một số bệnh thông thường...

Để làm tốt công tác phòng dịch thì tôi tham mưu xây dựng quy chế phối kết hợp công tác giữa các bộ phận trong nhà trường như, lập đội thiếu niên chữ thập đỏ xung kích, do chi hội Chữ Thập Đỏ thành lập...đồng thời liên hệ chặt chẽ với trạm y tế xã, bệnh viện huyện để họ hỗ trợ nhà trường về thuốc, vật tư và lực lượng chống dịch khi có dịch bệnh xảy ra.

3.2. Lập các loại hồ sơ sổ sách cần thiết phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe

Phối hợp với cán bộ y tế học đường tiến hành lập các loại sổ sách để tiện quản lý theo dõi và chăm sóc sức khỏe học sinh, theo dõi diễn biến bệnh của từng em trong từng năm học và suốt khóa học căn cứ vào phiếu khám sức khỏe ở đầu năm học. Trong năm học tôi đã tự lập các loại sổ kiểm tra các loại sổ sách sau:

Kiểm tra sổ lập phiếu theo dõi sức khỏe học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 bao gồm các nội dung: cân nặng, chiều cao, thị lực, huyết ápcủa từng năm học để tiện theo dõi và so sánh.

- Kiểm tra sổ khám và điều trị bệnh tại trường: ghi kết quả chẩn đoán bệnh cấp thuốc và theo dõi điều trị học sinh bệnh hàng ngày

- Kiểm tra sổ theo dõi kết quả khám sức khỏe của học sinh do trạm y tế xã cấp.

- Kiểm tra sổ kiểm tra vệ sinh căn tin, sổ kiểm tra vệ sinh nội trú, sổ kiểm tra lưu mẫu thực thực phẩm, sổ kiểm tra cấp phát thuốc của bộ phận y tế, sổ chuyển bệnh của học nội trú

3.3. Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho học sinh

Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe là mấu chốt quan trọng trong công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh. Vì vậy tôi luôn cố gắng tìm tài liệu, cung cấp đầy đủ các thông tin khoa học về sức khỏe, hướng dẫn sinh hoạt tập thể cho học sinh từ khối 6 đến khối 9.

Nội dung tuyên truyền phòng các bệnh do muỗi đốt, tuyên truyền phòng các bệnh cúm, tuyên truyền phòng bệnh HIV-AIDS, tuyên truyền phòng các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các biện pháp phòng tránh (Bệnh tiêu chảy, bệnh táo bón, bệnh giun sán, bệnh sâu răng) . Tuyên truyền phòng ngừa các bệnh học đường như: Bệnh cận thị, viễn thị , bệnh cong vẹo cột sống và các biện pháp phòng tránh. Tuyên truyền và phòng ngừa các bệnh về mắt như: Bệnh đau mắt đỏ, bệnh đau mắt hột. Tuyên truyền về cách phòng tránh tai nạn thương tích và tai nạn học đường. Sau mỗi bài tuyên truyền tôi thường đưa ra những ví dụ cụ thể, liên hệ thực tế và câu hỏi thu hoạch để các em khắc sâu những kiến thức vừa được nghe:

Để làm tốt công tác phòng chống các loại bệnh được nêu ở trên, trong năm học, hàng tuần tôi cùng ban quản lý nội trú và Tổng phụ trách, GVCN, nhân viên y tế trường cho học sinh tổng vệ sinh toàn bộ khuôn viên nhà trường, cho học sinh giặt mùng, mền, chiếu, gối, quét sạch phòng ở, mở cửa rộng cho thông thoáng để phòng các bệnh truyền nhiễm

3.4. Xây dựng, tập luyện kỹ năng sơ cứu đội xung kích Chữ Thập Đỏ

Phối hợp với Chi hội Chữ thập đỏ thành lập đội thiếu niên xung kích Chữ thập đỏ giao cho giáo viên chủ nhiệm chọn những học sinh nhanh nhẹn, hoạt bát, thích giúp đỡ người khác, mỗi lớp năm em, tiếp đó tôi làm công tác tư tưởng cho các em về mục đích thành lập đội xung kích CTĐ, vai trò quan trọng của đội trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày trong môi trường nội trú khi các em còn nhỏ phải xa gia đình đến đây phải đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau... Tham gia đội xung kích CTĐ đòi hỏi phải tự nguyện nếu em nào đồng ý sẵn sàng giúp đỡ bạn. Sau đó mời Hội Chữ thập đỏ huyện tập huấn về chuyên môn huấn luyện cho các em những thao tác sơ cứu ban đầu nhằm giúp các em thực hiện được các kỹ năng sơ cứu khi có bạn bị một tai nạn hay xảy ra bệnh đột xuất như: sơ cứu vết thương nhỏ, cầm máu tạm thời, sơ cứu gãy xương, điện giật, côn trùng cắn và một số kỹ năng nhỏ như: Sốt cao thì lấy nước ấm lau người, chảy máu cam thì để người bệnh nằm, ngồi tư thế ngửa cao đầu và lấy tay bịt mũi giữ một lúc đồng thời lấy đá lạnh đặt lên vùng trên và xung quanh mũi,... Để khuyến khích việc làm của các em, hàng tháng tôi theo dõi, những em tích cực làm tốt, giúp bạn được nhiều và đề nghị lãnh đạo tuyên dương, động viên và khen tặng những em đó, chính vì thế hiệu quả làm việc của các em rất tốt giúp tôi và ban quản quản lý nội trú, cán bộ y tế trường rất nhiều việc, tạo được tình đoàn kết gắn bó trong tập thể học sinh nội trú như trong một gia đình lớn.

3.5 Làm tốt công tác phối kết hợp

Bản thân tôi đã ý thức được công tác quản lý và chăm sóc sức khoẻ, y tế học đường trong trường Dân tộc nội trú là công việc khó khăn và phức tạp. Tôi phải phối hợp với tổ cấp dưỡng để thực hiện tốt chế độ nuôi dưỡng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vì chế độ nuôi dưỡng học sinh ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sự phát triển thể chất của học sinh. Bản thân tôi ngoài trách nhiệm tuyên truyền hướng dẫn và giám sát chế độ ăn cho học sinh đảm bảo tuyệt đối vệ sinh và ATTP, đồng thời đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh phát triển thể chất phòng tránh bệnh tật, tôi còn dành thời gian cùng họ tìm hiểu những biện pháp phát hiện thực phẩm nhiễm độc, nhiễm hóa chất có hại cho sức khỏe, cùng tham mưu với lãnh đạo xây dựng nội quy bếp ăn tập thể, xây dựng thực đơn phù hợp với lứa tuổi, phù hợp khẩu vị cho học sinh ăn ngon miệng.Từ những việc làm này trong năm qua đã nâng cao hiệu quả nuôi dưỡng, không có tình trạng ngộ độc thực phẩm ở bếp ăn tập thể, học sinh ăn ngon miệng, ăn hết phần cơm. Đối với lực lượng giáo viên, đây là lực lượng giáo dục và có uy tín với học sinh, họ có thể giúp tôi nắm bắt tâm tư tình cảm, đồng thời giáo dục sâu sắc có hiệu quả nhất ở đơn vị lớp về nội dung giáo dục sức khỏe lồng ghép trong các môn học của họ phụ trách giảng dạy như môn Sinh học, môn Thể dục, môn GDCD...trong năm học tôi đã sưu tầm các tài liệu có liên quan tới giáo dục vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường, tư thế ngồi học, sức khỏe sinh sản, các bệnh do nghiện hút ma túy, nghiện rượu, tai nạn giao thông... để cùng giáo viên giảng dạy các bộ môn Sinh học, GDCD tích hợp vào giảng dạy có hiệu quả thiết thực. Bên cạnh đó, giáo viên đứng lớp là người trực tiếp phát hiện học sinh ngồi học không đúng tư thế, phát hiện các biểu hiện bất thường về sức khỏe thì thầy cô nhắc các em điều chỉnh tư thế ngồi, do đó hàng tuần bản thân tôi luôn chủ động gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm ít nhất một lần, thông báo tình hình sức khỏe của từng lớp và tình hình thực hiện vệ sinh của lớp họ. Đối với Tổng phụ trách đội, đoàn thanh niên, phối hợp với họ để làm tốt công tác xây dựng môi trường Xanh-Sạch-Đẹp, thực hiện vệ sinh, giáo dục đạo đức, nền nếp học sinh, giaó dục tâm lý lứa tuổi... để các em có định hướng tốt đẹp trong môi trường nội trú, có tình cảm trong sáng, lành mạnh. Trong thời gian qua tôi phối hợp cùng Tổng phụ trách xây dựng các biểu điểm thi đua, tiêu trí về vệ sinh môi trường. Trong các phong trào vui để học tôi tham gia sưu tầm những câu hỏi liên quan tới sức khỏe, vệ sinh, giáo dục giới tính để cùng tổng phụ trách đưa vào nội dung, mục đích thực hiện tuyên truyền giáo dục KHHGĐ, phòng chống HIV-AIDS và các tệ nạn xã hội khác ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh

Phần 3. Kết luận

  1. Những kết luận về nội dung, ý nghĩa, hiệu quả của sáng kiến

Sau khi áp dụng những biện pháp, kinh nghiệm trong việc quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh, đồng thời nghiêm túc thực hiện những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo, công tác y tế học đường trong nhà trường ngày một hoàn thiện hơn. Việc quản lý sức khỏe học sinh được cải tiến, có hiệu quả cao, hàng ngày theo dõi chặt chẽ sức khỏe học sinh, không có biến cố bất thường, chất lượng sức khỏe học sinh được nâng cao, khi học sinh phát bệnh nặng, cấp tính được phát hiện kịp thời, chuyển tuyến trên điều trị nhanh chóng phục hồi. Đặc biệt các bệnh học đường như: cận thị cong vẹo cột sống, bệnh nha học đường giảm hẳn, hiện tại chưa có học sinh mắc các dấu hiệu bất thường về tâm sinh lý. Tỷ lệ học sinh nghỉ học do bệnh giảm nhiều, học sinh lên lớp học đều đặn hơn. Học sinh biết yêu thương đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong sinh hoạt hàng ngày. Các em có tiến bộ rõ rệt sau khi được hướng dẫn giáo dục về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, bản thân mỗi em đã biết ăn ở sạch sẽ, tự chăm sóc bản thân. Tôi thực sự vui mừng khi nhìn thấy những gương mặt sáng sủa vui tươi của các em trong những ngày cuối năm học. Đặc biệt kết quả này tạo được niềm tin của phụ huynh học sinh đối với nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và nuôi dưỡng học sinh dân tộc nội trú huyện Long Phú.

  1. Hiệu quả của sáng kiến

Bản tổng hợp khám sức khỏe học sinh năm học 2015 2016 như sau. Tổng số học sinh: 261. Tổng số khám 261 học sinh

  • Sức khỏe loại A: 255 HS
  • Sức khỏe loại B: 06HS.
  • Sức khỏe loại C: 0 HS.

Thể lực

00

Bệnh hô hấp

01

Lang ben

00

Mắt hột

00

Vận động

00

Viêm tai

00

Ghẻ

00

Viêm kết mặc

07

Vẹo cột sống

00

Viêm mũi

0

Ra mồ hôi tay

00

Cận thị

02

Bệnh tim mạch

00

Viêm họng

03

Tật bẩm sinh

00

Bệnh khác

00

Bệnh tiêu hóa

00

Viêm da

03

Sâu răng

29

-Bản tổng hợp khám sức khỏe học sinh năm học 2016 2017 như sau.Tổng số học sinh: 266. Tổng số khám 266 học sinh

  • Sức khỏe loại A: 263 HS
  • Sức khỏe loại B: 03.HS.
  • Sức khỏe loại C: 0 HS.

Thể lực

00

Bệnh hô hấp

00

Lang ben

00

Mắt hột

00

Vận động

00

Viêm tai

00

Ghẻ

00

Viêm kết mặc

00

Vẹo cột sống

00

Viêm mũi

00

Ra mồ hôi tay

00

Cận thị

01

Bệnh tim mạch

00

Viêm họng

01

Tật bẩm sinh

00

Bệnh khác

00

Bệnh tiêu hóa

00

Viêm da

00

Sâu răng

20

  1. Đề xuất kiến nghị:

Để làm tốt hơn nữa công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh nói chung và học sinh dân tộc nội trú nói riêng bản thân tôi xin đề xuất, kiến nghị một số nội dung như sau:

Cần xây thêm các phòng nội trú để tập trung các em vào trong trường để dể quán lý về tình sức khỏe cũng như trong học tập, nhằm giảm số học sinh trong một phòng.

Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên nhân viên y tế các trường Dân tộc nội trú được giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh ở loại hình trường chuyên biệt.

Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi về Thực trạng và giải pháp trong quản lí, chăm sóc sức khỏe học sinh ở trường THCS dân tộc nội trú huyện Long Phú kính gởi hội đồng chấm sáng kiến góp ý để sáng kiến của tôi hoàn thành tốt hơn

Long phú, ngày 25 tháng 5 năm 2017.

Liêng Hiền Sư.