Sau sinh bao lâu thì được ngoáy tai

Mùa hè nắng nóng nhưng sản phụ vẫn phải kiêng cữ để đảm bảo sức khỏe tốt, kể cả việc bịt tai, mang vớ sau sinh theo quan niệm dân gian. Cũng vì vậy, nhiều mẹ thắc mắc bà đẻ phải kiêng cữ việc này bao lâu? Không kiêng thì có sao không?

Thực tế, việc sản phụ cần bịt tai, mang vớ sau sinh con bắt nguồn từ quan niệm từ xa xưa của ông bà ta, giúp mẹ tránh được những tác động từ bên ngoài ảnh hưởng đến thính giác, tránh cơ thể bị nhiễm lạnh.Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia y tế và bác sỹ chuyên khoa sản sẽ khuyến nghị như thế nào về việc này? Mời mẹ tìm hiểu trong bài viết nhé.

Mẹ sau sinh nên bịt tai bao lâu?

Sau sinh bao lâu thì được ngoáy tai

Các mẹ mới sinh vẫn thường được nhắc nhở phải bịt bông tai hoặc quàng khăn che kín tai.Thực chất, việc bịt tai sau khi sinh bắt nguồn từ quan niệm từ xưa của ông bà, giúp mẹ tránh được những ảnh hưởng từ bên ngoài môi trường đến thính giác, như tiếng gió lùa,tiếng còi xe, đồ đạc rơi vỡ, môi trường ồn ào,... dễ gây cho mẹ bị ù tai, nhức óc, dẫn đến căng thẳng thêm.

Còn theo nghiên cứu, thì việc bịt tai quá lâu trong thời gian dài lại không thật sự tốt cho mẹ,có thể gây bí bách, ảnh hưởng đến khả năng nghe của mẹ đấy. Ngoài ra, bịt thường xuyên có thể khiến tai dễ bị bẩn, nhiễm vi khuẩn.

Vậy sản phụ có nênbịt tai, mang vớ sau sinh? Câu trả lời là chỉ nên thực hiện kiêng cữ trong tháng đầu tiên, không nên quá 100 ngày,mẹ có thể tùy vào tình trạng sức khỏe của mình để thực hiện việc kiêng cữ, đặc biệt là trong mùa hè nóng bức này.

Mẹ chỉ cần dùng1 miếng bông mỏng, nhẹ, không cần quá dày để bịt tai khi đi ra ngoài, nơi có nhiều gió lùa hoặc môi trường ồn ào. Nếu ở nơi kín gió, yên tĩnh, mẹ không cần bịt tai để tránh lâu dài ảnh hưởng thính giác của mẹ nhé.

Mẹ sau sinh nên mang vớ bao lâu?

Sau sinh bao lâu thì được ngoáy tai

Một số kiêng cữ phổ biến được truyền lại từ rất lâu, chẳng hạn như: Uống nước ấm để tránh răng bị ê buốt, kiêng tắm gội đầu nước lạnh, kiêng vận động mạnh, mặc quần áo dài tay, mang tất chân, không đi chân trần, nằm than, xông hơi,...

Theo lý giải của bác sỹ, sau khi sinh sức khỏe của mẹ rất yếu, đề kháng suy giảm, dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công, vì vậy, nếu mẹ mang vớ chân trong mùa đông thì có thể hạn chế tình trạng chân bị lạnh, gây ra tuần hoàn máu kém,có thể tổn thương đến thần kinh, mạch máu,... Việc mẹ đi vớ có thểgiữ ấm cho cơ thể, tránh cảm lạnh, trúng phải gió độc.

Còn vào mùa hè, mẹ sau sinh có thể mặc quần áo cộc tay, ngồi quạt nhẹ hoặc điều hòa (trên 25 độ C) nhưng tránh hướng thẳng vào mặt, hoặc có thể đi tất mỏng.

Tóm lại, theo lời khuyên từ chuyên gia, việc mẹ phải đi tất trong bao lâu cũng còn phụ thuộc vào từng mùa. Nếu vào mùa lạnh thì không đi chân trần trên nền gạch, thời gian đi tất cũng lâu hơn. Còn vào mùa hè, mẹ chỉ nên đi tất trong tháng đầu sau sinh là được.

Sau sinh không cần kiêng bịt tai, mang vớ có được không?

Theo khoa học hiện đại, chưa có nghiên cứu hay bằng chứng cụ thể nào về công dụng hay tác hại của việc nếu không bịt tai, mang vớ sau sinh, tất cả đều chủ yếu dựa theo quan niệm từ xưa của các cụ, có người theo, có người không theo.

Chỉ cần sức khỏe của mẹ tốt hơn thì có thể sinh hoạt bình thường. Ngược lại, những sản phụ có thể trạng yếu, chủ quan không đi tất, nhất là vào mùa lạnh, có thể bị cảm, sinh bệnh không tốt.

Hãy để Bé Yêu giúp mẹ cung cấp kiến thức chuẩn khoa học trong việc nuôi dạy và chăm sóc bé.

Đăng kýTẠI ĐÂY.