Theo em muốn bảo vệ dạ dày -- tá phải ăn uống như thế nào

Cách ăn uống giúp bảo vệ dạ dày của bạn

Dạ dày của bạn đảm nhận một nhiệm vụ quan trọng là tiếp nhận, xử lý thức ăn và chuyển các chất dinh dưỡng xuống ruột non để hấp thụ. Nếu chế độ ăn uống của bạn không được hợp lý và khoa học, về lâu dài sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung. Thế nào là chế độ ăn uống đúng cách để bảo vệ dạ dày? Bạn cần lưu ý những vấn đề gì?

Những thói quen ăn uống giúp bảo vệ dạ dày của bạn

1.Đảm bảo cung cấp đủ nước

Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể. Đây là thành phần thiết yếu và cực kỳ quan trọng cho phần lớn hoạt động chuyển hóa của cơ thể chúng ta. Nước cũng rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa, giúp việc tiêu hóa dễ dàng, thuận lợi hơn cũng như hạn chế nguy cơ mắc bệnh táo bón. Chính vì vậy trong chế độ ăn hàng ngày bạn cần chú ý cân bằng lượng nước đưa vào cơ thể.

Trong các bữa ăn, nhất là bữa chính nên có món canh, các món soup nhẹ cũng như một số thức ăn lỏng. Ngoài ra, trong các bữa phụ, bạn cũng có thể cung cấp thêm cho cơ thể nước lọc, một số loại nước hoa quả,… cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi ngày bạn nên cung cấp cho cơ thể từ 2 – 2,5 lít nước để các cơ quan hoạt động hiệu quả nhất.

Theo em muốn bảo vệ dạ dày -- tá phải ăn uống như thế nào

Các món canh và thức ăn lỏng trong bữa chính giúp dễ tiêu hóa

2.Đừng bỏ bữa ăn, đừng ăn qua loa

Rất nhiều người có thói quen ăn uống rất thất thường, thiếu khoa học. Một số người không đảm bảo 3 bữa mỗi ngày, số khác lại thường bỏ bữa sáng hoặc ăn qua loa, cũng có không ít người ăn uống không theo một giờ cụ thể. Đây là những thói quen xấu rất có hại mà bạn cần phải chú ý sửa ngay để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho dạ dày của mình.

Khi dạ dày quá no, quá đói, dạ dày đến giờ ăn nhưng chưa có thức ăn đều sẽ gây dư thừa một lượng acid và enzym. Nếu không có thức ăn để tiêu hóa, lớp niêm mạc dạ dày này sẽ bị các acid và enzym bào mòn dần, từ đó dẫn đến rất nhiều bệnh lý cho sức khỏe như viêm loét dạ dày – tá tràng, rối loạn tiêu hóa, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến thủng dạ dạ dày, ung thư dạ dày – tá tràng, xuất huyết dạ dày,…

Bữa ăn khoa học có ảnh hưởng rất quan trọng đến sức khỏe dạ ày.Ăn đói hay ăn no đều có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dàydo đó bạn không nên chủ quan mà cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng một cách hợp lí.

Theo em muốn bảo vệ dạ dày -- tá phải ăn uống như thế nào

Nên ăn đúng giờ

3.Đừng ăn khi món ăn quá nóng, quá lạnh

Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều dẫn đến những ảnh hưởng lên niêm mạc dạ dày. Nếu thường xuyên lạm dụng các món ăn này bạn sẽ khiến dạ dày và hệ tiêu hóa mất cân bằng, dễ bị rối loạn. Tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe dạ dày.

Tốt nhất bạn nên chọn các thức ăn có nhiệt độ vừa phải, hạn chế uống nước quá nóng hoặc quá lạnh, không lạm dụng thực phẩm nóng, lạnh như các loại kem, các món nướng, lẩu,… Các thức uống nên dùng ở nhiệt độ mát hoặc ấm là tốt nhất.

Theo em muốn bảo vệ dạ dày -- tá phải ăn uống như thế nào

Hạn chế các món ăn quá nóng, quá lạnh

4.Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ

Trước khi xuống dạ dày, thức ăn sẽ được làm mềm và hòa trộn enzyme khi qua miệng. Quá trình này có vai trò rất quan trọng, giúp cho dạ dày của bạn giảm được đáng kể áp lực tiêu hóa. Chính vì vậy, thói quen ăn chậm, nhai kỹ là một trong những cách để giúp bảo vệ dạ dày của bạn.

Trong quá trình nhai kỹ, lượng nước bọt cùng các enzym sẽ tiết ra nhiều hơn. Điều này cũng tạo thuận lợi đáng kể cho dạ dày của bạn khi tiêu hóa các thức ăn đã thấm đều enzyme.

Theo em muốn bảo vệ dạ dày -- tá phải ăn uống như thế nào

Nên ăn chậm, nhai kỹ

5.Hạn chế một số thực phẩm không tốt cho dạ dày của bạn

Trong cuộc sống, có những món ăn mà chúng ta rất khoái khẩu, tuy nhiên cũng có không ít thực phẩm mà bạn cảm thấy ngán và không muốn ăn. Dạ dày của chúng ta cũng vậy. Có những nhóm thực phẩm rất dễ tiêu hóa, tốt cho sức khỏe dạ dày như: các loại rau xanh, thức ăn lỏng, các thực phẩm có men tiêu hóa và lợi khuẩn, các thực phẩm mềm,… Đây được xem là những thực phẩm tốt cho dạ dày của bạn.

Bên cạnh đó cũng có không ít thực phẩm gây khó chịu cho dạ dày. Khi dùng những loại thực phẩm này, dạ dày sẽ mất nhiều thời gian tiêu hóa, tiết nhiều enzym và acid dạ dày hơn, vô tình gây ra ảnh hưởng về lâu dài cho sức khỏe dạ dày. Bạn nên sử dụng hạn chế, có chừng mực đối với một số nhóm thực phẩm như:

– Các món ăn ngâm muối. Đây là những món ăn khá khó chịu đối với sức khỏe dạ dày, đòi hỏi dạ dày bạn phải mất nhiều thời gian để xử lý hơn. Một số đại diện tiêu biểu trong nhóm thực phẩm này là các loại dưa muối, cà muối, các loại mắm, cá khô ướp muối,…

Ngoài ra, trong một số thực phẩm ngâm muối còn có thể chứa nitric, khi sử dụng nhiều có thể gây ra ung thư dạ dày. Bạn có thể tham khảo chi tiết:Thực hư chuyện ăn dưa cà muối bị ung thư dạ dày

– Thực phẩm sống cũng là một trong những món ăn bạn không nên lạm dụng. Nhất là các loại thịt, cá. Không chỉ chứa nguy cơ mắc các loại ký sinh trùng, các thực phẩm sống dù ít dù nhiều sẽ mang theo một lượng vi khuẩn đến thực quản, dạ dày. Để xử lý những thực phẩm chưa qua chế biến, chắc chắn dạ dày của bạn phải huy động một lượng lớn acid dạ dày cùng dịch vị cũng như mất khá nhiều thời gian cho việc tiêu hóa.

– Những món ăn chiên, xào, các thực phẩm nhiều dầu mỡ cũng không nên dùng nhiều vì các thực phẩm này cũng gây tăng tiết acid dạ dày đáng kể. Nếu dùng, bạn nên dùng kèm các món ăn tham đạm, dễ tiêu hóa như rau củ quả.

– Những thực phẩm cứng cũng rất khó tiêu. Với nhóm thực phẩm này bạn cũng nên dùng lượng vừa đủ. Sử dụng nhiều thực phẩm cứng không chỉ gây khó tiêu hóa mà còn dẫn đến tình trạng táo bón.

Có nhiều cách để bạn bảo vệ dạ dày thông qua chế độ dinh dưỡng. Những biện pháp này tuy không khó nhưng cũng đòi hỏi sự kiên trì áp dụng. Tuy rất khó để từ bỏ một số thói quen xấu trong chế độ dinh dưỡng, ăn uống hằng ngày, nhưng một khi đã thay đổi được, bạn có thể cảm nhận sức khỏe dạ dày của mình được cải thiện đáng kể đấy. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn. Chúc bạn áp dụng thành công với những lời khuyên trên đây.

Đánh giá bài viết
Ẩn
Theo em muốn bảo vệ dạ dày -- tá phải ăn uống như thế nào

Tạm Biệt Bệnh Viêm Đau Dạ Dày Bằng Bài Thuốc Đông Y Hiệu Nghiệm [Nên Biết]

Xem ngay
Theo em muốn bảo vệ dạ dày -- tá phải ăn uống như thế nào

Chuyên Gia Giải Đáp Phương Pháp Chữa Bệnh Đau Dạ Dày Hiệu Quả [An Toàn]

Xem ngay
Theo em muốn bảo vệ dạ dày -- tá phải ăn uống như thế nào

Sơ Can Bình Vị Tán Chữa Bệnh Dạ Dày Có Hiệu Quả Không? Tại Sao Nhiều Người Tin Dùng?

Xem ngay
Theo em muốn bảo vệ dạ dày -- tá phải ăn uống như thế nào

Sơ Can Bình Vị Tán Chữa Bệnh Dạ Dày Có Hiệu Quả Không? Tại Sao Nhiều Người Tin Dùng?

Xem ngay
Theo em muốn bảo vệ dạ dày -- tá phải ăn uống như thế nào

Sơ Can Bình Vị Tán Chữa Bệnh Dạ Dày Có Hiệu Quả Không? Tại Sao Nhiều Người Tin Dùng?

Xem ngay
Theo em muốn bảo vệ dạ dày -- tá phải ăn uống như thế nào

Tạm Biệt Bệnh Viêm Đau Dạ Dày Bằng Bài Thuốc Đông Y Hiệu Nghiệm [Nên Biết]

Xem ngay
Theo em muốn bảo vệ dạ dày -- tá phải ăn uống như thế nào

Chuyên Gia Giải Đáp Phương Pháp Chữa Bệnh Đau Dạ Dày Hiệu Quả [An Toàn]

Xem ngay
Theo em muốn bảo vệ dạ dày -- tá phải ăn uống như thế nào

Sơ Can Bình Vị Tán Chữa Bệnh Dạ Dày Có Hiệu Quả Không? Tại Sao Nhiều Người Tin Dùng?

Xem ngay
Theo em muốn bảo vệ dạ dày -- tá phải ăn uống như thế nào

Sơ Can Bình Vị Tán Chữa Bệnh Dạ Dày Có Hiệu Quả Không? Tại Sao Nhiều Người Tin Dùng?

Xem ngay
Theo em muốn bảo vệ dạ dày -- tá phải ăn uống như thế nào

Sơ Can Bình Vị Tán Chữa Bệnh Dạ Dày Có Hiệu Quả Không? Tại Sao Nhiều Người Tin Dùng?

Xem ngay
Theo em muốn bảo vệ dạ dày -- tá phải ăn uống như thế nào

Bài được quan tâm

  • Theo em muốn bảo vệ dạ dày -- tá phải ăn uống như thế nào
    Theo em muốn bảo vệ dạ dày -- tá phải ăn uống như thế nào

    Bệnh Đau Dạ Dày: Dấu Hiệu, Triệu Chứng & Cách Chữa Trị Hiệu Quả An Toàn

  • Theo em muốn bảo vệ dạ dày -- tá phải ăn uống như thế nào
    Theo em muốn bảo vệ dạ dày -- tá phải ăn uống như thế nào

    Cách Xử Lý Bệnh Viêm Đau Dạ Dày Hiệu Nghiệm Bằng Bài Thuốc YHCT [Nên Biết]

  • Theo em muốn bảo vệ dạ dày -- tá phải ăn uống như thế nào
    Theo em muốn bảo vệ dạ dày -- tá phải ăn uống như thế nào

    Mang thai bị đau dạ dày và cách xử lý nhanh chóng, an toàn

  • Theo em muốn bảo vệ dạ dày -- tá phải ăn uống như thế nào
    Theo em muốn bảo vệ dạ dày -- tá phải ăn uống như thế nào

    9 Cách Chữa Đau Bụng Ngay Tức Thì Đơn Giản Tại Nhà

Cập nhật lúc 00:17 - 12/09/2021

Chia sẻ Facebook Twitter Pinterest

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Hủy trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1. Massage vùng bụng

Muốn cơ quan tiêu hóa của bạn hoạt động hiệu quả và khỏe mạnh mỗi ngày. Việc quan tâm chăm sóc dạ dày là điều thiết yếu không thể bỏ qua và cần phải thực hiện đều đặn mỗi ngày.

Bạn chỉ cần dành ra 10 phút mỗi tối trước khi đi ngủ, lấy rốn làm trung tâm, đặt hai lòng bàn tay lên vùng bụng và bắt đầu xoa tròn theo chu kỳ 30 lần bên trái, 30 lần bên phải, và lặp lại như vậy 3 lần. Nên xoa theo mức độ tăng dần, lúc đầu nhẹ nhàng, và nhanh lần lên.

Theo em muốn bảo vệ dạ dày -- tá phải ăn uống như thế nào

Xoa bụng đều đặn mỗi ngày để có một dạ dày khỏe mạnh

Làm cách này liên tục trong một thời gian, bạn sẽ cảm nhận được chức năng tiêu hóa của bạn cải thiện đáng kể. Ngoài ra liệu pháp này còn giúp hạn chế được các chứng ợ hơi và trào ngược dạ dày vô cùng tốt.

2.Uống nướcđúng cách mỗi ngày

Ai cũng uống nước mỗi ngày nhưng không phải ai cũng biết uống như thế nào là đúng cách. Nếu muốn bảo vệ dạ dày bạn tốt hơn thì lại càng phải chú trọng trong việc uống nước sao cho đúng và lành mạnh.

Vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy việc đầu tiên nên làm là uống ít nhất một cốc nước ấm hoặc nhiều hơn để làm sạch đường ruột.

Đến khoảng 10 giờ, bạn lại tiếp tục uống nước và tiếp tục uống một lần nữa vào buổi trưa sau khi ăn. Đến buổi chiều, bạn nhớ uống nước vào lúc 3 giờ chiều và một lần vào bữa ăn tối. Với các bữa ăn, nếu bạn không thích uống ước vào lúc này có thể uống thêm canh để thay thế.

Mỗi người có nhu cầu uống nước khác nhau, tuy nhiên nên uống mỗi lần cách nhau 2 tiếng là tốt nhất.

Lưu ý: Tốt nhất là không uống nước sau 09h30 tối để tránh tình trạng mắt bị phù nề vào sáng hôm sau các bạn nhé.

Thực phẩm cho người bị đau dạ dày

Trong các bộ phận bên trong cơ thể người, dạ dày có vai trò quan trọng rất lớn trong vấn đề về dinh dưỡng. Ngoài việc dự trữ thức ăn đưa vào để tiêu hóa dần, dạ dày còn là cơ quan nghiền nhuyễn thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa, hấp thu thức ăn ở ruột non.

Hiện nay, bệnh đau dạ dày và tình trạng viêm loét dạ dày ngày càng phổ biến, bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuôi; bệnh chủ yếu gặp ở các nước đang phát triển. Theo thống kê của Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 70% người Việt có nguy cơ bị đau dạ dày.

Nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày có thể do làm việc căng thẳng, thức khuya, đặc biệt là do chế độ ăn uống thất thường. Chính vì thế, để có thể giảm bớt nguy cơ đau dạ dày, phòng tránh và điều trị bệnh thì chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.

Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn để cho dạ dày được khỏe mạnh:

  1. Rau, củ*Nên ăn:

    Khoai lang, khoai tây: Hai loại củ này chứa hàm lượng tinh bột cao, sau khi tinh bột xâm nhập vào cơ thể nó được chuyển đổi thành glucose giúp bảo vệ dạ dày rất hiệu quả. Tuy nhiên không nên ăn khi bụng đang đói.

    Cải bắp: Cải bắp có chứa nhiều vitamin K1 và vitamin U. Sự hấp thụ hai loại vitamin này có thể chống loét dạ dày, bảo vệ màng nhầy và làm giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày. Nên ăn bắp cải đã nấu chín.

    Cà rốt: Cà rốt chứa rấ nhiều Vitamin A. Theo các chuyên gia sức khỏe thì việc ăn cà rốt thường xuyên ngoài giúp bảo vệ mắt và tăng cường thị lực, còn giúp tăng cường chức năng của dạ dày và đường tiêu hóa, bảo vệ gan, lá lách và tăng cường hệ miễn dịch.

    Rau chân vịt:Rau chân vịt (hay còn gọi là rau bó xôi) có nguồn gốc ở miền Trung và Tây Nam Á. Trong thành phần của rau chân vịt có chứa hàm lượng lớn scellulose. Sự hấp thụ đầy đủ của cellulose có thể thúc đẩy nhu động đường ruộng và cải thiện đại tiện. Nếu bạn thường xuyên ăn rau chân vịt, gan, ruột, dạ dày có thể được bảo vệ tốt.

    Bí đỏ: Trong bí đỏ có chứa chất Pectin, chất giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn và loại bỏ độc tố ra khỏi đường tiêu hóa. Do đó, việc bổ sung nước ép bí đỏ sẽ giúp bảo vệ dạ dày và ngăn ngừa viêm loét dạ dàyhay nhiễm trùng trên đường ruột.

    Cải xanh: Không chỉ là loại rau giàu chất sắt, cải xanh còn cung cấp vitamin A, B, C, K… cho cơ thể của con người. Ăn cải xanh giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và ổn định, đẩy lùitriệu chứng đầy bụng khó tiêu, kích thích ăn và mang đến cảm giác ăn ngon miệng.

    Cần tây: Cũng giống như cải xanh, cần tây có màu xanh đậm và chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cực bổ ích cho sức khỏe, đặc biệt trong việc bảo vệ dạ dày hoạt động bình thường.

    Cà tím: Trong quả cà tím thành phần dinh dưỡng cao, với nhiều loại vitamin như VitaminA, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C và những khoáng chất vi lượng khác như sắt, kẽm, magiê, mangan, kali…ngoài ra còn có chất béo, đường,protid hay cellulose. Ăn nhiều cà tím sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

    *Không nên ăn:

    Cà chua: Bởi chất pectin và nhựa phenolic chứa nhiều trong cà chua. Khi bạn ăn cà chua vào những lúc đói, những chất này có thể phản ứng với a-xít, ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng; chính vì vậy, không nên ăn cà chua trong khi đói.

    Dưa muối, cà muối…các loại này có dư lượng axit cao như: cà muối, dưa muối, giấm ăn… đều không hề tốt cho dạ dày của bạn. Việc phát sinh nhiều axit trong dạ dày sẽ dễ làm bào mòn thành dạ dày, gây loét, viêm và làm bệnh trở lên trầm trọng thêm.

    2.Gia vị*Nên ăn

    Tỏi:Nghiên cứu cho thấy tỏi có tác dụng như một chất kháng sinh tự nhiên giúp nâng cao hệ miễn dịch, chống viêm loét, đau dạ dày hiệu quả. Người bịđau dạ dàycó thể ăn tỏi nhưng phải ăn đúng, ăn đủ; không nên ăn nhiều.

    Lá bạc hà: Bạc hà vô cùng hữu ích cho cơ thể, trà bạc hà tươi giúp thư giãn các cơ dạ dày. Nó cũng giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa; điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn bị chứng khó tiêu hoặc đầy hơi.

    Tía tô:Theo một số tài liệu, tía tô chứa một số thành phần của glucosid và tanin, chất này có tác dụng rất tốt trong việc làm se các vết loét, chống viêm và giảm sự gia tăng axit của dạ dày.

    *Không nên ăn

    Hành, ớt, hạt tiêu, mù tạt: Đây là những thực phẩm người bệnh viêm loét dạ dày không nên đụng đến, vì làm cho ruột bị kích thích gây nên hiện tượng nóng rát vùng thượng vị. Đặc biệt có thể làm cho chổ loét lan rộng dẫn đến tình chảy máu rất nguy hiểm.

    3. Tinh bột*Nên ăn:Những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axit trong dạ dày như: Cơm nát, cháo, cơm nếp nát, các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ

    *Không nên ăn: các loại thực phẩm chế biến sẵn nhiều dầu mỡ như mỳ tôm, khoai tây chiên….

    4. Đạm*Nên ăn:

    Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nên tiêu thụ thực phẩm có chứa protein đặc biệt là các protein ít chất béo.Protein giúp cơ thể sửa chữa các tế bào cũ bị hư hỏng, lấp đầy những vết sẹo trong dạ dày tá tràng.

    Thực phẩm ít chất béo có chứa hàm lượng protein cao bao gồm thịt nạc, cá, gia cầm da, sản phẩm đậu nành, đậu, sữa ít béo và sữa chua ít chất béo.

    *Không nên:tiêu thụ những thực phẩm protein giàu chất béo (như: Sữa nguyên kem, thịt nhiều đạm, nhiều mỡ, thức ăn chiên rán) vì chất béo làm tăng sản xuất acid dạ dày, gây kích ứng hơn, khó tiêu hóa; làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày.

    5.Hoa quả

    *Nên ăn:

    Chuối:Chuối được xếp đầu trong danh mục những thực phẩm thân thiện với dạ dày bởi chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày và giảm nguy cơ viêm tấy, sưng phồng đường ruột. Đặc biệt, chất pectin tìm thấy trong chuối là dạng chất xơ hòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.

    Táo: táo có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy, đồng thời cung cấp kcal cho cơ thể. Lớp vỏ táo chứa pectin – một loại sợi thiên nhiên có tính hòa tan, giãn nở khi gặp nước, có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, cũng rất hữu ích với người bị táo bón.

    Hồng xiêm: còn cung cấp phong phú polyphenolic – một chất có lợi cho đường tiêu hóa. Hồng xiêm sẽ giúp loại bỏ các chất thải từ dạ dày, giúp làm sạch dạ dày dẫn đến ổn định tiêu hóa, tránh các triệu chứng bệnh đại tràng. Các khoáng chất dồi dào có trong loại quả này cũng giúp cho việc hình thành các enzyme cần thiết trong dạ dày, từ đó điều chỉnh quá trình trao đổi chất và giữ cho đường tiêu hóa của bạn luôn sạch sẽ.

    Thanh long:là một loại quả có mức năng lượng thấp, thành phần protein hòa tan rất cao, vì thế nó còn có tác dụng giảm cholesterol, nhuận tràng, phòng trừ ung thư trực tràng. Các hạt giống như hạt vừng đen có trong quả thanh long còn có tác dụng thúc đẩy sự tiêu hóa của dạ dày.

    *Không nên ăn: các loại hoa quả có tính axit cao như chanh, dứa….

    6.Đồ uống

    *Nên uống:

    Trà thảo mộc: Các loại trà thảo dược (không chứa caffeine – chất có thể khuyến khích việc tạo acid trong cơ thể) giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc được khuyên dùng vì chúng có tác dụng giảm viêm nhiễm trong dạ dày.

    Nước dừa: Nước dừa được xếp hạng thứ 2 trong nhóm chất lỏng tinh khiết sau nước tinh khiết. Nước dừa chứa nhiều các chất điện phân, canxi, kali, magie…và các chất khoáng tốt cho cơ thể, giúp giảm các vấn đề về tiết niệu và tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột.

    Ngoài ra nên uống nhiều nước lọc.

    *Không nên: uống nước có ga, rượu hay sử dụng các loại đồ uống có chất kích thích.

    Bên cạnh đó, ngoài việc bổ sung những thực phẩm nên ăn và tránh những thực phẩm không tốt cho dạ dày; người bị đau dạ dày nên áp dụng một số nguyên tắc ăn uống để phòng tránh và giảm các triệu chứng của bệnh:

    • Ăn ít các thực phẩm chiên rán, các thực phẩm ngâm muối;
    • Hạn chế thực phẩm sống, thực phẩm lạnh, và thực phẩm có chất kích thích;
    • Ăn uống điều độ, đúng giờ, đúng định lượng;
    • Ăn chậm, nhai kỹ;
    • Chọn giờ uống nước;
    • Sinh hoạt lành mạnh, hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá;
    • Tập thể dục thường xuyên;
    • Bổ sung Vitamin C cho cơ thể.

    Lê Lan

Lần xem: 23564
Theo em muốn bảo vệ dạ dày -- tá phải ăn uống như thế nào
Go top

Các nguyên nhân chính gây đau dạ dày

Đau dạ dày là thuật ngữ mô tả tình trạng dạ dày gặp phải tổn thương, chủ yếu là do bị viêm loét. Ban đầu, những cơn đau sẽ diễn ra một cách âm ỉ, gây khó chịu ngay cả khi để bụng đói hay ăn quá no. Nhiều trường hợp làm việc quá sức hay tâm lý căng thẳng cũng có thể làm cho cơn đau kích hoạt.

Tình trạng đau dạ dày có thể kích hoạt do một số nguyên nhân phổ biến sau đây:

1. Nhiễm vi khuẩn gây đau dạ dày

Thường gặp nhất chính là vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp). Loại vi khuẩn này xâm nhập vào bên trong dạ dày chủ yếu thông qua đường ăn uống. Khi chúng phát triển mạnh sẽ khiến cho dạ dày gặp tổn thương và bị suy giảm chức năng.

Vi khuẩn Hp phát triển quá mức sẽ làm cho niêm mạc dạ dày bị kích thích. Lâu dần phát sinh tình trạng viêm nhiễm, đồng thời khởi phát những cơn đau. Trong nhiều trường hợp còn làm cho dạ dày bị xuất huyết.

2. Thói quen ăn uống thiếu khoa học

Ăn uống được cho là vấn đề có sự liên quan mật thiết đến sức khỏe cũng như hoạt động tiêu hóa. Các chuyên gia tiêu hóa nhận định, việc duy trì thói quen ăn uống thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đau dạ dày.

Dưới đây là thói quen xấu mà rất nhiều người mắc phải:

  • Nhai nuốt vội vàng khiến cho hoạt động co bóp của dạ dày phải kích hoạt ở tần suất cao.
  • Ăn quá khuya, ăn xong đi ngủ ngay.
  • Hay ăn vặt, ăn không đúng bữa, ăn quá nhiều trong một bữa.
  • Nhịn ăn sáng hay bữa sáng không đảm bảo dinh dưỡng.
  • Ăn mặn, thường xuyên ăn các loại thực phẩm chua cay, đồ ăn sẵn...
Theo em muốn bảo vệ dạ dày -- tá phải ăn uống như thế nào

Thường xuyên ăn đồ cay cũng dễ khiến dạ dày bị tổn thương và kích hoạt những cơn đau đột ngột

3. Tác dụng phụ của thuốc

Trong tất cả các loại thuốc thì nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid là dễ gây ra các tác dụng phụ với đường tiêu hóa nhất. Nhóm thuốc này khi sử dụng kéo dài sẽ gây kích ứng và làm hỏng lớp niêm mạc lót trong dạ dày.

Đặc biệt, thuốc sẽ có nguy cơ phát sinh tác dụng phụ cao hơn khi bạn uống trong lúc bụng đói. Chính điều này sẽ làm viêm loét niêm mạc và kích hoạt những cơn đau diễn ra thường xuyên.

4. Đau dạ dày do các bệnh đường tiêu hóa

Số liệu thống kê ghi nhận, nhiều trường hợp đau dạ dày là do một số bệnh lý về đường tiêu hóa gây ra. Phải kể đến các bệnh sau:

+Viêm loét dạ dày - tá tràng: Bệnh lý này xuất hiện khi lớp niêm mạc ở dạ dày và phần đầu của ruột non bị tổn thương và viêm loét. Tình trạng này thường làm bùng phát những cơn đau dạ dày sau khi ăn.

+Trào ngược dạ dày thực quản: Đây là tình trạng sức khỏe mãn tính, thường có xu hướng nghiêm trọng dần theo thời gian. Triệu chứng của bệnh thường bùng phát khi ăn no hay trong khi ngủ. Bạn sẽ thường bị đau thượng vị, ợ chua, ợ nóng hay buồn nôn.

+Bệnh Crohn: Là một bệnh viêm ruột đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm lan sâu vào các lớp mô ruột. Người bệnh có thể bị đau ở vị trí dạ dày, kèm theo đó là tiêu chảy, có xuất hiện máu trong phân, cơ thể suy nhược...

+Ung thư dạ dày: Đây là loại ung thư phổ biến nhất ngay tại cơ quan ác tính. Khối u ác tính xuất hiện ở dạ dày có thể làm bùng phát những cơn đau ở bất cứ thời điểm nào. ở giai đoạn muộn, người bệnh còn bị đau dạ dày dữ dội kèm theo chán ăn, mệt mỏi, sút cân bất thường...

Theo em muốn bảo vệ dạ dày -- tá phải ăn uống như thế nào

Đau dạ dày có thể là triệu chứng điển hình của nhiều bệnh đường tiêu hóa

5. Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân được đề cập ở trên thì tình trạng đau dạ dày còn có thể bùng phát do sự cộng hưởng từ nhiều yếu tố khác. Phải kể đến đó là:

  • Căng thẳng thần kinh kéo dài
  • Hay thức khuya, ngủ không đủ giấc
  • Nghiện hút thuốc lá
  • Uống nhiều rượu bia hay nước ngọt có gas