Sinh mổ bao lâu được uống nước?

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Sinh mổ bao lâu thì uống nước đá? Theo các bác sĩ chuyên khoa, bởi những ảnh hưởng của nước đá lạnh đối với sức khỏe mẹ bỉm nên mẹ sinh mổ cần kiêng nước đá ít nhất 3 tháng sau sinh.

  • Sinh mổ có uống nước đá được không?
  • Vì sao sau sinh mổ không nên uống nước đá?
  • Sinh mổ bao lâu thì uống nước đá?
  • Những thức uống giải nhiệt cho bà bầu trong thời gian kiêng lạnh

Phụ nữ sau khi sinh có sự thay đổi lớn về hooc mon nội tiết tố. Lúc này sức đề kháng của mẹ khá yếu, nhất là các mẹ sinh mổ nếu không cẩn thận rất dễ bị mắc bệnh hoặc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe khi về già.

Không giống như sinh thường, sản phụ sinh mổ cần tuân thủ những kiêng cử một cách nghiêm ngặt để vết thương mau lành và không ảnh hưởng đến việc trình chăm sóc bé. Việc uống nước đá quá sớm có thể khiến mẹ bị lạnh bụng, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy…do hệ tiêu hóa chưa khôi phục; gây viêm họng, niêm mạc hô hấp gây ho, hắt hơi dễ làm đau vết thương khi lành. Đặc biệt, do nội tiết tố thay đổi đã dẫn đến men răng của mẹ yếu hơn. Khi uống nước đá sẽ càng dễ bị ê buốt, tổn thương men răng, càng lớn tuổi răng của mẹ sẽ càng yếu và nhanh rụng.

Sinh mổ có uống nước đá được không?

Đây là câu hỏi được rất nhiều chị em sau sinh quan tâm, nhất là với những mẹ mê mẩn các món đồ uống giải khát mát lạnh hấp dẫn như trà sữa, sinh tố, nước ép, sữa chua,... Việc kiêng khem trong một thời gian dài giữa tiết trời nóng bức thế này hẳn khiến các mẹ khá bứt rứt.

Mẹ có thể quan tâm:

Thực đơn cho mẹ sinh mổ nhanh hồi phục sau phẫu thuật

Những dấu hiệu bất thường ở vết mổ sau sinh không nên chủ quan và cách chăm sóc để mẹ nhanh lành sau sinh mổ

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Tuy nhiên, đáp án cho câu hỏi này lại là "không". Sau khi sinh mổ, các mẹ không nên uống nước đá ngay lập tức bởi cơ thể lúc này còn rất yếu và nhạy cảm với môi trường bên ngoài. Việc uống hay tiếp xúc với nước có nhiệt độ quá thấp sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và cả nguồn sữa cho bé.

Vì sao sau sinh mổ không nên uống nước đá?

Sinh mổ có được uống nước đá không? Cơ thể mẹ trong 3 tháng đầu sau khi sinh mổ còn khá yếu, nước đá sẽ khiến mẹ dễ bị lạnh đường huyết, khiến vết mổ lâu lành hơn. Ngoài ra, nước đá còn gây ra một số tác hại khác cho sức khỏe mẹ bỉm sau khi sinh mổ như:

Dễ khiến cơ thể bị sốc nhiệt

Thời gian đầu sau khi sinh mổ, cơ thể mẹ khá nhạy cảm. Sự suy nhược ở thận khiến cơ thể mẹ dễ bị nhiễm lạnh. Việc uống nước đá sẽ khiến các vi mạch máu trong dạ dày và ruột co thắt lại gây thiếu máu ở niêm mạc.

Sau khi sinh mổ, sức khỏe của các mẹ bị giảm sút đáng kể và thể trạng cũng yếu đi rất nhiều, uống nước đá ở nhiệt độ môi trường quá nóng hay sau khi hoạt động dễ khiến cơ thể bị sốc nhiệt và có thể gây viêm họng.

Ảnh hưởng đến men răng và chân răng

Bên cạnh đó, việc thay đổi nội tiết tố sau sinh khiến men răng và chân răng của mẹ trở nên yếu hơn bình thường. Nếu uống nước đá quá sớm khi cơ thể mẹ chưa phục hồi sẽ khiến men răng bị tổn thương và chân răng cũng bị ê buốt.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ

Sau sinh mổ có được uống nước lạnh không? Sau sinh mổ, mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để tạo điều kiện cho cơ thể phục hồi tốt. Nhu cầu uống nước của mẹ sau sinh sẽ lớn hơn bình thường để tạo sữa cho con. Tuy nhiên, vì thể trạng các mẹ lúc này rất yếu, việc đưa các đồ ăn, thức uống lạnh vào cơ thể sẽ dễ hại dạ dày, làm các mẹ bị lạnh bụng. Việc này dẫn đến tình trạng sữa mẹ bị giảm đi đáng kể.

Bên cạnh đó, uống nước đá, nước lạnh hay ăn thực phẩm lạnh cũng dễ khiến mẹ bỉm bị tiêu chảy, ảnh hưởng đến nguồn sữa cho bé. Vì vậy, để bảo vệ nguồn sữa dồi dào và trong lành tốt nhất cho các con, mẹ cần phải ăn chín, uống sôi. Việc này cần kéo dài không chỉ 1 hay 3 tháng, mà cho đến tận khi bạn cai sữa cho con.

Sinh mổ bao lâu thì uống nước đá?

Các bác sĩ khuyên rằng sau sinh mổ, mẹ nên kiêng uống nước đá trong 1 tháng hoặc cẩn thận hơn là trong 3 tháng sau sinh để bảo vệ sức khỏe về lâu dài. Đặc biệt chú ý, sau khi uống lại nước lạnh, mẹ hãy uống từ từ, mỗi ngày 1 ít để cơ thể kịp làm quen. Từ đó giúp mẹ giảm khả năng bị lạnh bụng, đau bụng hoặc bị tiêu chảy.

Ngoài ra, khi đã bắt đầu uống lại nước lạnh, các mẹ chú ý không nên uống nước lạnh quá (nhiệt độ 27-41 độ C), đặc biệt vào buổi sáng. Uống nước ấm vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể loại bỏ độc tố, cải thiện lưu thông máu, kích thích hệ tiêu hóa và làm giảm căng thẳng, từ đó giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh ở mẹ bầu.

Những thức uống giải nhiệt cho bà bầu trong thời gian kiêng lạnh

Trong giai đoạn cho con bú, các mẹ cần bổ sung các loại thức uống giải nhiệt để nguồn sữa mẹ về dồi dào. Sau đây là gợi ý những đồ uống vừa thanh nhiệt, giải độc vừa lợi sữa cho bà đẻ:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Chè vằng

Chè vằng có tác dụng tác dụng kháng khuẩn, giúp vết mổ mau lành. Đối với các mẹ bỉm, chè vằng càng được gọi là thần dược bởi chức năng giúp mẹ lợi sữa, phục hồi sau sinh. Ngoài ra, uống chè vằng mỗi ngày còn giúp làn da hồng hào, mịn màng hơn.

Mẹ có thể quan tâm:

Sinh mổ ảnh hưởng như thế nào đến em bé?

Sau sinh mổ bao lâu được ăn hải sản để không ảnh hưởng tới vết mổ?

Nước lá rau ngót

Rau ngót rất tốt cho các bà mẹ sau sinh vì chứa nhiều dưỡng chất tốt như protein, canxi, phốt pho, sắt, vitamin A, B và C. Thay vì uống nước lá rau ngót, các mẹ cũng có thể ăn canh rau ngót để cải thiện lượng sữa.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Nước lá đinh lăng

Lá đinh lăng cũng là một trong những loại nước giúp lợi sữa. Cho lá đinh lăng đã rửa sạch vào nước đun sôi, sau đó chắt lấy nước và uống khi còn ấm, tránh uống lạnh sẽ không tốt cho sức khỏe.

Tóm lại, sinh mổ bao lâu thì uống nước đá luôn là câu hỏi ám ảnh các mẹ vừa vượt cạn. Kiêng cử nước đá để giữ ấm cho cơ thể sau sinh là một quan niệm của ông bà ta từ rất lâu, và cho đến nay, quan niệm này cũng hoàn toàn tương đồng với y học hiện đại.

Ngoài việc không được uống nước đá sau sinh, mẹ cũng chỉ được tắm hoặc vệ sinh cơ thể bằng nước ấm. Tránh tiếp xúc với gió và nước lạnh, nên mặc quần áo dài tay để giữ ấm, tránh bị cảm lạnh.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Phụ nữ sau sinh cơ thể còn yếu nên tẩm bổ và kiêng cữ để nhanh hồi phục sức khỏe. Vậy, sau sinh bao lâu thì được đụng nước lạnh và ăn đồ lạnh? Bác sĩ tại phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ trả lời câu hỏi trong bài viết dưới đây.

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được đụng nước lạnh?

Nữ giới sau sinh khoảng 5 - 7 ngày có thể bắt đầu sử dụng nước lạnh và sau 10 ngày chị em có thể tắm với nước lạnh. Tuy nhiên, sau sinh kiêng nước lạnh bao lâu còn tùy thuộc vào thể trạng và tình trạng sức khỏe của người mẹ.

Phụ nữ sau sinh nếu sớm tắm gội với nước lạnh rất dễ cảm lạnh, viêm phổi… và dễ lây sang cho trẻ sơ sinh. Tốt nhất, chị em nên sử dụng nước ấm để tắm gội, kể cả là vào những ngày nóng nực, thời tiết oi bức. Trong trường hợp bắt buộc thì chị em có thể đeo găng tay để tránh dây nước lạnh vào người.

Ngoài ra, chị em cũng nên tránh sử dụng những loại thức ăn, đồ uống có tính lạnh như kem, sữa chua đánh đá, sinh tố lạnh… nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đảm bảo an toàn cho bé.

🔰 Cách tắm sau sinh mẹ nên biết

Các chuyên gia y tế có đưa ra một số cách tắm sau sinh dành cho chị em như:

  • Tắm nhanh: Là kiểu tắm trong thời gian ngắn, chỉ từ 5 – 10 phút.
  • Tắm dội: Khá là đơn giản, chị em có thể dùng gáo múc nước hoặc vòi hoa đen đưa nước từ trên xuống dưới. Chị em chú ý sau khi sinh không nên tắm lâu, ngâm cơ thể dưới nước để tránh bị nhiễm lạnh.

🔰 Những lưu ý khi tắm trong thời gian ở cữ

Dưới đây là một số lưu ý khi tắm dành cho chị em sau khi sinh hoặc trong thời gian ở cữ:

  • Nếu muốn làm sạch cơ thể bằng nước lạnh thì cần sử dụng một chiếc khăn sạch, sau đó nhúng vào nước và vắt sạch để lau người.
  • Hạn chế sử dụng nước lạnh trong những ngày lạnh, thời tiết mùa đông. Chị em nên sử dụng nước ấm sinh hoạt trong những ngày đầu kiêng cữ, đặc biệt là nên dùng nước ấm để tắm, gội.
  • Trong thời gian tắm thì nên tắm nhanh trong vòng 5 – 10 phút, tránh tắm lâu, tránh sử dụng vòi hoa sen xả nước vào cơ thể.
  • Nên tắm ở những nơi kín đáo, tránh có gió và sau khi tắm xong cần dùng khăn để lau khô người để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh.
  • Lưu ý, chị em không nên tắm nhiều lần trong ngày, 1 ngày chỉ nên tắm một lần mà thôi.
  • Bên cạnh đó, cũng cần chú ý gội đầu nhanh và sau khi gội xong thì chị em nên dùng máy sấy tóc để sấy khô tóc.

Sau sinh bao lâu thì được ăn đồ lạnh & uống đồ lạnh?

Phụ nữ sau khi sinh nên kiêng ăn đồ lạnh, đồ uống lạnh cho đến khi cai sữa cho con (khoảng 18 - 24 tháng tuổi) để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và tốt cho bé.

Các chị em thường ngày thường rất thích những món ăn như: sữa chua, sinh tố, kem, nước hoa quả, các loại đồ uống lạnh… Tuy nhiên, sau khi sinh thì chị em cần phải chú ý kiêng khem để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nếu cố ý ăn những loại đồ ăn, nước uống lạnh sẽ khiến dạ dày bị lạnh, làm hệ tiêu hóa dễ bị rối loạn dẫn đến tiêu chảy và lượng sữa tiết ra cũng giảm xuống.

Cách vệ sinh vùng kín sau sinh

Phụ nữ sau sinh vẫn còn các sản dịch, niêm mạc tử cung vẫn tiếp tục được đào thải ra ngoài và trong các chất này thường chứa rất nhiều vi khuẩn. Nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân có hại tấn công gây viêm nhiễm phụ khoa.

  • Ngoài việc tắm gội thì chị em cũng cần chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục 3 lần/ngày. Đối với những trường hợp ra nhiều sản dịch thì cần chú ý vệ sinh nhiều để giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm.
  • Các bạn cần rửa sạch tay trước khi vệ sinh vùng kín.
  • Trong quá trình vệ sinh vùng kín, chị em nên chú ý sử dụng nguồn nước sạch để rửa âm hộ.
  • Tránh sử dụng nước muối loãng hoặc dung dịch vệ sinh để rửa vùng kín vì sẽ dễ làm mất cân bằng môi trường âm đạo, dễ dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa.

Quan niệm sai lầm trong dân gian về kiêng đụng nước lạnh sau sinh

Theo quan niệm dân gian, phụ nữ sau sinh cần phải kiêng sử dụng nước lạnh, kể cả là kiêng việc tắm rửa. Chính vì vậy mà nhiều mẹ dù có muốn tắm gội cũng cố nhịn, thậm chí là nhịn trong suốt thời gian ở cữ vì nghe theo lời của các bậc cha mẹ.

Quan niệm này hoàn toàn sai lầm bởi việc nhịn tắm gội khác hoàn toàn với việc kiêng sử dụng nước lạnh. Hơn nữa, nếu kiêng tắm gội trong thời gian dài còn khiến các mẹ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, em bé cũng bị ảnh hưởng.

Nếu kiêng tắm gội sau khi sinh sẽ khiến cơ thể của các mẹ chứa nhiều mồ hôi và cặn bẩn trên cơ thể. Và nếu không vệ sinh, tắm rửa cũng sẽ khiến cơ thể có mùi hôi khó chịu. Các mẹ dễ mắc phải các bệnh về da liễu và các vi khuẩn sẽ dễ dàng lây nhiễm rồi gây bệnh cho em bé.

Người mẹ sau khi sinh thường 12h hoặc sinh mổ 48h nên chú ý tắm gội với nước ấm để tránh cơ thể bốc mùi, tránh lây bệnh sang cho con. Bên cạnh đó, việc tắm gội sẽ giúp cơ thể trở nên sảng khoái, thoải mái hơn.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: Sau sinh bao lâu thì được đụng nước lạnh? Sau sinh bao lâu thì được ăn đồ lạnh? Hy vọng những chia sẻ của bác sĩ tại phòng khám phụ khoa Thái Hà đã làm các bạn hài lòng. Nữ giới muốn đăng ký xét nghiệm & khám phụ khoa tổng quát chỉ với 320,000 đồng hãy gọi tới số 0325.780.327 hoặc nhấp vào khung chat trực tuyến để được tư vấn, giải đáp cụ thể.

Từ khóa tìm kiếm cùng chủ đề: sau sinh kiêng nước lạnh bao lâu | sau sinh bao lau thi duoc tam nuoc lanh | sau sinh bao lâu thì được ra ngoài | sau sinh bao lâu được uống nước đá

-> //phathaithaiha.webflow.io‍

Video liên quan

Chủ đề