Sinh mổ thì bao lâu mới sinh lại được

Vết sẹo mổ ở vùng bụng rất dễ bị tổn thương trong khi diễn ra quá trình sinh nở tiếp theo. Chính vì vậy, nếu mẹ muốn sinh mổ cho lần thứ 2 thì phải đợi một thời

Sinh mổ mấy năm mới sinh lại được? Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thiên Đức, khoảng cách hợp lý giữa các lần sinh mổ nên là 2 năm để cơ thể người mẹ có thời gian hồi phục, vết mổ ở tử cung ổn định để có thể đảm bảo sức khỏe cho lần mang thai kế tiếp. Nếu không, sản phụ và thai nhi có thể bị đe dọa bởi nhiều nguy cơ khác nhau, ảnh hưởng tới tính mạng.

Nếu khoảng cách giữa sinh mổ lần 2 và lần 1 chưa tới 2 năm thì mẹ cần lưu ý: 

  • Không để tăng cân quá nhiều
  • Thường xuyên thăm khám, siêu âm thai. Tốt nhất mẹ nên đăng ký thai sản trọn gói hoặc chọn theo dõi với một bác sĩ sản khoa giỏi, giàu kinh nghiệm để có thể nắm bắt tốt nhất tình trạng vết mổ cũ, sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Bất cứ dấu hiệu bất thường nào từ vết mổ cũ các mẹ cũng cần thận trọng và xin tư vấn từ bác sĩ. 

Có bầu sớm sau khi sinh mổ nguy hiểm như thế nào? Bục vết sẹo mổ cũ Nếu có bầu quá sớm, vết sẹo ở tử cung chưa kịp lành, sản phụ có thể bị bục vết sẹo mổ cũ. Đây là một trong những nguy cơ phổ biến nhất ở sản phụ đã từng sinh mổ trước đó. Thai to dần, áp lực mà tử cung phải chịu ngày càng lớn, nhất là khi có cơn co chuyển dạ tự nhiên hoặc khi rặn sinh thường, vết sẹo mổ cũ có thể bị bục ra gây nguy hiểm đến tính mạng cho cả sản phụ và thai nhi. Nếu đột nhiên thấy đau nhói ở vùng tử cung hoặc vết mổ cũ, cơn đau ngày càng tăng dần nên đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.
Thai bám vào vết sẹo mổ cũ
Thai bám vào vết sẹo mổ cũ có thể xếp vào dạng thai ngoài tử cung vô cùng nguy hiểm. Thai có thể làm tổ ở vết mổ cũ và phát triển ngay tại đó khiến sản phụ bị chảy máu hoặc bị nhau cài răng lược, phải bỏ thai Trường hợp nặng hơn là nhau thai ăn sâu vào phần cơ và lớp mô sợi của tử cung tại vết mổ cũ, gây nhau cài răng lược, thậm chí là thai xuyên thủng tử cung, xâm lấn vào các bộ phận bên trong gây chảy máu ồ ạt, khiến sản phụ tử vong.
Ảnh hưởng xấu đến thai nhi
Mang thai quá sớm sau sinh mổ có thể ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của thai nhi như: Bị rau tiền đạo, nhau bám thấp mặt trước, nhau cài răng lược, thai kém phát triển, thai thiếu dinh dưỡng, nguy cơ sinh non, tỉ lệ tử vong sơ sinh cao...

Sinh mổ thì bao lâu mới sinh lại được
Phải làm gì khi mang thai lần 2 quá sớm sau sinh mổ? Khi phát hiện có thai quá sớm sau khi sinh mổ, sản phụ cần lưu ý:

  • Tới ngay các cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng thai nhi và sức khỏe của bản thân.
  • Trường hợp thai nhỏ, sản phụ có thể cân nhắc việc bỏ hoặc giữ thai dựa trên sự tư vấn của bác sĩ cũng như sức khỏe, điều kiện kinh tế gia đình.
  • Trường hợp thai đã lớn quá 12 tuần, việc phá thai có thể gây nguy hiểm cho người mẹ do vết mổ cũ chưa lành hẳn.
  • Nếu quyết định giữ thai, sản phụ cần liên tục khám sức khỏe, theo dõi sự phát triển của thai nhi, đề phòng nguy cơ bục vết mổ, vỡ tử cung, đặc biệt là ở những tháng cuối của thai kỳ.
  • Chủ động mổ lấy thai khi thai sang tuần 39 hoặc có những vấn đề bất thường.

Lưu ý khi mang thai lần 2 sau sinh mổ

  • Kiểm tra sức khỏe, tình trạng vết mổ cũ trước khi có ý định mang thai.
  • Khi có các dấu hiệu mang thai cần tới bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.
  • Thông báo với bác sĩ về tình trạng sinh mổ của lần mang thai trước, lý do sinh mổ là gì, diễn biến sức khỏe của bản thân sau sinh mổ, tiền sử bệnh án (nếu có)...
  • Khám sức khỏe, siêu âm định kỳ, theo dõi sự phát triển của thai nhi.
  • Theo dõi vết mổ cũ thường xuyên, kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường, đặc biệt là các cơn đau ở vết mổ cũ hoặc phần xương mu.
  • Giữ gìn sức khỏe, có chế độ ăn uống hợp lý, kiểm soát cân nặng.
  • Chủ động mổ lấy thai hoặc liên tục tới bệnh viện kiểm tra trong thời gian vài ngày trước sinh để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và con.
  • Trường hợp thai đã lớn quá 12 tuần, việc phá thai có thể gây nguy hiểm cho người mẹ do vết mổ cũ chưa lành hẳn.
  • Nếu quyết định giữ thai, sản phụ cần liên tục khám sức khỏe, theo dõi sự phát triển của thai nhi, đề phòng nguy cơ bục vết mổ, vỡ tử cung, đặc biệt là ở những tháng cuối của thai kỳ.
  • Chủ động mổ lấy thai khi thai sang tuần 39 hoặc có những vấn đề bất thường.

Mới đây, nữ ca sĩ Hải Băng chia sẻ thông tin về việc có bầu, thai nhi 2 tháng tuổi và đã có tim thai. Niềm vui chưa kịp đến kèm theo đó là rất nhiều lo lắng. Bởi, Hải Băng mới sinh mổ 3 tháng trước đó. Đây là lần thứ 3 nữ ca sĩ này mang bầu.

Hải Băng cũng bày tỏ sự lo lắng trong lần mang thai này. Cô cho biết các bác sĩ cũng nhận định việc giữ em bé là điều rất khó do vết mổ chưa lành, nguy cơ nứt vỡ tử cung khá cao. 

GS.TS Nguyễn Đức Vy, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cũng nhận định những nguy hiểm có thể xảy ra đối với trường hợp này.

Bác sĩ này cho hay bản thân mình từng gặp không ít trường hợp tương tự. Mặc dù bác sĩ đã có những hướng dẫn trong vấn đề phòng tránh thai nhưng “sự cố” vẫn xảy ra.

“Sau sinh mổ phải ít nhất 18-24 tháng, phụ nữ mới nên có thai trở lại. Nếu mới sinh mổ 3 tháng lại có bầu rất dễ gây nứt, vỡ tử cung. Đó là chưa kể trước đó sản phụ đã được mổ như thế nào”, GS.TS Nguyễn Đức Vy chia sẻ.

Sinh mổ thì bao lâu mới sinh lại được
Hải Băng vừa sinh bé trai vào tháng 7.

Trường hợp người mẹ muốn bỏ thai nhi, phá thai bằng thuốc gây co tử cung, dễ dẫn tới nguy cơ làm nứt sẹo nếu không được thực hiện tại các bệnh viện để có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ.

Là người từng gặp không ít ca “dở khóc dở cười” khi hai vợ chồng bị “nhỡ”, bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung, Phòng khám sản khoa Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, cũng cùng quan điểm trên. Theo bác sĩ Dung, sinh mổ là một cuộc đại phẫu với thao tác rạch một đường nhỏ ở phía bụng dưới và tử cung của người mẹ để lấy em bé ra được dễ dàng.

“Sản phụ sinh mổ mới được 3 tháng, vết mổ có thể chưa liền hoàn toàn. Nếu có thai, nguy cơ vỡ tử cung rất cao. Trường hợp sản phụ để sinh sẽ nguy hiểm. Hơn nữa, phụ nữ sinh mổ cần nhiều thời gian hơn so với sinh thường để cổ tử cung phục hồi lại trạng thái bình thường trước khi mang thai lần sau. Đặc biệt, khoảng thời gian dành cho việc phục hồi vết mổ trong tử cung rất dài. Nếu mang thai lần sau quá sớm, vết mổ bục ra là chuyện không thể tránh khỏi”, bác sĩ Dung nhấn mạnh.

Bên cạnh đó vị bác sĩ này cũng chỉ ra, việc phá thai, hút thai ở trường hợp này cũng có thể dẫn tới tình huống thủng tử cung. Bởi tử cung của phụ nữ mới sinh xong còn rất mềm bên cạnh vết mổ cũ.

“Trường hợp này không có biện pháp nào là tối ưu. Dù là bỏ thai hay dưỡng thai đều rất căng thẳng. Nếu thai kỳ tốt đẹp, người phụ nữ cần tính toán việc sẽ phải chăm sóc cho hai con nhỏ”, bác sĩ Dung cho biết thêm.

Chuyên gia sản khoa khuyến cáo phụ nữ sinh mổ và có ý định mang thai trở lại nên có cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ để biết cơ thể cần bổ sung gì và chuẩn bị tâm lý tốt nhất trước khi chào đón em bé mới. Nếu phụ nữ mang thai trở lại trước khi sinh mổ một năm cần được chăm sóc và quản lý thai kỳ chặt chẽ bởi nguy cơ bục tử cung có thể xảy ra bất cứ lúc nào. 

Chào bác sĩ. Sinh mổ bao lâu mới sinh lại được ạ? Cháu mới sinh mổ được 1,5 năm và vợ chồng cháu muốn sinh 1 bé nữa. Không biết giờ cháu đã mang thai và sinh được chưa ạ? Xin bác sĩ tư vấn. – An Nhi (28 tuổi, Phú Thọ).

Sinh mổ thì bao lâu mới sinh lại được

Xin chào An Nhi! Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi vào hòm thư tư vấn của Bệnh viện Thu Cúc. Thắc mắc của bạn sẽ được tư vấn trong phần dưới đây.

Sinh mổ bao lâu mới sinh lại được là điều rất nhiều mẹ bầu quan tâm, nhất là những mẹ bầu đã từng thực hiện phương pháp sinh mổ bởi khoảng cách giữa hai lần mang thai và sinh con ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cả mẹ và em bé.

Sinh mổ thì bao lâu mới sinh lại được

Sinh mổ bao lâu mới sinh lại được là điều rất nhiều bà mẹ quan tâm

Khi thực hiện sinh mổ, bác sĩ sẽ rạch một đường ở vùng bụng dưới để tiến hành đưa em bé ra ngoài. Vết mổ này thông thường sẽ đóng vẩy sau khi sinh mổ khoảng 7 ngày. Tiếp sau đó từ 2 – 3 tuần, vết mổ sẽ lành hơn, tuy nhiên khi vận động, xoay người, mẹ vẫn có cảm giác hơi đau nhức. Khoảng 3 – 4 tháng thì vết sẹo mổ mới lành hoàn toàn.

Tuy nhiên, nếu mang thai 2 lần quá sát nhau, nhất là dưới 6 tháng thì khả năng bục hoặc rách vết mổ là rất lớn. Bởi khoảng thời gian này, vết mổ còn khá mới, thai nhi lớn nhanh về kích thước có thể khiến vết mổ cũ bị ảnh hưởng.

Sinh mổ thì bao lâu mới sinh lại được

Sinh mổ lần 2 cần cách lần thứ 1 khoảng 2 năm

Điều này có thể gây ra những biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của cả mẹ và em bé. Do đó, việc giữ khoảng cách nhất định giữa 2 lần sinh mổ là rất quan trọng.

Bạn An Nhi thân mến, thông thường, sau khi sinh mổ lần 1 khoảng 2 năm, bạn mới nên tiếp tục mang thai và sinh con lần tiếp theo. Bởi đây là khoảng thời gian phù hợp để sức khỏe của bạn cũng như vết sẹo mổ hồi phục hoàn toàn.

Cách tốt nhất, trước khi mang thai, bạn nên tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra sức khỏe, tình trạng vết mổ cũ để được bác sĩ tư vấn xem có thể mang thai lần tiếp theo được hay chưa

Sinh mổ thì bao lâu mới sinh lại được

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần thăm khám thai định kì

Đặc biệt, trong suốt thời gian mang thai lần tiếp theo, bạn cần thực hiện thăm khám thai định kì, chăm chỉ. Nếu cảm thấy có bất thường nào về sức khỏe, đặc biệt liên quan đến vết sẹo mổ cũ, bạn cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám, xác định nguyên nhân để có hướng xử trí phù hợp.

Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp phần nào thắc mắc “Sinh mổ bao lâu mới sinh lại được?” của bạn. Chúc bạn luôn khỏe!

Nếu còn bất kì thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này xin vui lòng liên hệ đến Bệnh viện Thu Cúc theo số 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn miễn phí.