Sở hữu chéo trong định chế tài chính là gì

Sở hữu chéo trong mô hình công ty mẹ con tại Việt Nam không phải là hiếm. Đặc trưng cơ bản của loại hình sở hữu này là quyền kiểm soát của một công ty với công ty khác dựa trên việc sở hữu một phần vốn điều lệ. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam có nhiều quy định để hạn chế tình trạng sở hữu chéo trong mối quan hệ công ty mẹ con. Thông qua bài viết này, BLawyers Vietnam sẽ trình bày về những trường hợp bị cấm sở hữu chéo giữa công ty mẹ và công ty con và chế tài xử phạt khi có vi phạm.

Sở hữu chéo trong định chế tài chính là gì

1. Sở hữu chéo là gì?

Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau. Hiểu một cách đơn giản nhất về hình thức sở hữu này là doanh nghiệp A sở hữu doanh nghiệp B và doanh nghiệp B cũng sở hữu doanh nghiệp A.

Sở hữu chéo trong định chế tài chính là gì

Thực tiễn tồn tại các mô hình như sau:

(i) Các doanh nghiệp sở hữu chéo nhau, đồng thời bản thân mỗi doanh nghiệp này cũng sở hữu chéo với doanh nghiệp kế tiếp.

Sở hữu chéo trong định chế tài chính là gì

(ii) Các doanh nghiệp sở hữu chéo theo mô hình tuần hoàn, hay còn gọi là sở hữu vòng tròn.

Sở hữu chéo trong định chế tài chính là gì

(iii) Các doanh nghiệp sở hữu chéo nhau và đồng thời sở hữu chéo với những doanh nghiệp khác.

Sở hữu chéo trong định chế tài chính là gì

(iv) Một doanh nghiệp đứng vị trí trung tâm thực hiện mối quan hệ sở hữu chéo với những doanh nghiệp khác.

Sở hữu chéo trong định chế tài chính là gì

Như vậy, nếu chỉ có một doanh nghiệp sở hữu phần vốn của một doanh nghiệp khác, mà không có chiều ngược lại, thì không xuất hiện tình trạng sở hữu được bàn ở bài này.

2. Cách xác định quan hệ công ty mẹ và công ty con

Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2020 thì một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
  2. Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó; hoặc
  3. Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

3. Các trường hợp không được sở hữu chéo

Luật Doanh Nghiệp 2020 cấm sở hữu chéo trong hai trường hợp sau đây:

  1. Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ.
  2. Các công ty con của cùng một công ty mẹ (công ty anh em) không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

Như vậy, có thể thấy rằng pháp luật Việt Nam không điều chỉnh quan hệ sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp không có mối quan hệ mẹ – con như nêu tại Mục 2 ở trên.

4. Xử phạt hành vi vi phạm

Phạt vi phạm hành chính

Doanh nghiệp sẽ bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư nếu có tình trạng sở hữu vi phạm trong công ty mẹ, công ty con. Cụ thể doanh nghiệp vi phạm là sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

  1. Công ty con đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ;
  2. Các công ty con của cùng một công ty mẹ cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau; hoặc
  3. Các công ty con có cùng công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài bị phạt hành chính, doanh nghiệp vi phạm còn buộc phải thực hiện khắc phục hậu quả như sau:

  1. Buộc thoái vốn, rút cổ phần từ công ty mẹ hoặc công ty con khác; hoặc
  2. Buộc thoái vốn khỏi doanh nghiệp được thành lập.

Tóm lại, trong mối quan hệ công ty mẹ con có sở hữu lẫn nhau sẽ bị hạn chế theo pháp luật Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp cần nắm rõ các trường hợp nào bị cấm để hạn chế các rủi ro pháp lý có thể xảy ra, đặc biệt trong quá trình thực hiện M&A hoặc tái cấu trúc doanh nghiệp.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc góp ý về nội dung trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ [email protected]. BLawyers Vietnam rất muốn nghe từ bạn!

(ĐTTCO) - Bản chất của sở hữu chéo của Việt Nam dường như khác với khái niệm sở hữu chéo trên thế giới, đó là giới chủ đứng đằng sau chi phối và nắm quyền kiểm soát, cho vay thân hữu trong một hệ sinh thái.

Sở hữu chéo trong định chế tài chính là gì

Và như vậy việc cho vay trong nội bộ hay trong hệ sinh thái không có lợi cho nền kinh tế, đặc biệt là đẩy giá bất động sản, đẩy bong bóng tài sản cố định trong nền kinh tế lên cao, tạo ra một khả năng tiềm ẩn trong báo cáo tài chính với dòng vốn ảo.

Trên nghị trường Quốc hội từng có đại biểu đã phát biểu, các ông chủ đứng sau NH chi phối ai cũng biết nhưng không thể điểm mặt, vì không có chứng cứ. Vậy cơ quan quản lý sẽ ngăn chặn SHC như thế nào?

Với pháp luật các nước, đơn giản là sẽ trừ hết tất cả các khoản vốn ảo, các khoản vốn mà các cơ quan quản lý phát hiện nằm trong hệ sinh thái. Việc giám sát và quản lý các NH ở các nước có nhiều mô hình, như mô hình nhiều đỉnh, song đỉnh, tức bên cạnh vai trò giám sát của NH trung ương, còn có sự giám sát của cơ quan khác như Ủy ban ổn định tài chính.

Một minh chứng có thể thấy là Trung Quốc, trong tháng 3 vừa qua đã thành lập một “siêu” cơ quan quản lý và giám sát thị trường tài chính; tái lập lại Ủy ban công tác tài chính trung ương để giám sát hệ thống tài chính, đặc biệt là hệ thống NH Trung Quốc.

Tuy nhiên, vấn đề ở đây phải chấp nhận sự đánh đổi, bởi khi có nhiều cơ quan quản lý có thể sẽ nảy sinh mâu thuẫn về mục tiêu. NH Trung ương có nhiệm vụ ổn định chính sách tài chính tiền tệ và ổn định giá cả, nên đôi khi họ không quan tâm đến giám sát hành vi thị trường của các NH. Ngược lại, cơ quan giám sát tài chính lại có mục tiêu bằng mọi giá ổn định cả hệ thống tài chính mà không quan tâm nhiều đến từng NH. Do vậy khi xảy ra sự cố và bùng phát khó có thể cứu chữa, minh chứng vụ phá sản SVB (một NH của Mỹ) là một bài học điển hình.

Do vậy, một số ý kiến cho rằng, đối với những nền kinh tế nhỏ với hệ thống NH không nhiều như Việt Nam, chỉ nên tập trung cho một cơ quan quản lý là NHNN. Tất nhiên cần phải xem xét thấu đáo để có một mô hình phù hợp, có thể giám được sát hệ thống tài chính nhưng cũng có thể giám sát SHC trong các NH.

Bởi lẽ hệ thống NH rất đặc biệt, các rủi ro hầu như không xuất hiện trên báo cáo tài chính. Trong dự thảo Luật Các TCTD đặt ra một chương là can thiệp sớm các NH. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm Luật NH ở các nước trên thế giới đưa ra một khái niệm can thiệp giám sát, tức trước khi can thiệp sớm có can thiệp giám sát. Can thiệp giám sát ở đây nghĩa là nhiệm vụ của NHNN. Bởi chỉ có những người có chuyên môn trong NHNN mới có thể nắm bắt được các rủi ro của từng NH và toàn hệ thống.

Vậy cách thức can thiệp, giám sát như thế nào? Tại Mỹ với hệ thống NH rất lớn và phức tạp, đã đặt ra các chỉ tiêu kích hoạt các ngưỡng giám sát rất đơn giản dựa trên tiêu chuẩn vốn. NH Trung ương Mỹ và Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ đưa ra 5 tiêu chuẩn vốn: (1) vốn quá tốt; (2) đủ vốn; (3) thiếu vốn; (4) thiếu vốn đáng kể; (5) thiếu vốn nghiêm trọng. Ngoài hai ngưỡng đầu tiên cơ quan giám sát sẽ cho hoạt động bình thường, nhưng khi NH nào bắt đầu từ ngưỡng thứ ba sẽ có những kích hoạt.

Vì sao NH là loại hình “đặc biệt”? Đó là do NH rất nhạy cảm, nên không thể nào thông tin tất cả cho thị trường biết. Bởi không phải ai cũng hiểu thông tin này nên dễ dẫn đến những bầy đàn hỗn loạn, rất nguy hiểm cho hệ thống tài chính. Do vậy ở đây vai trò của cơ quan giám sát sẽ phải thuyết phục đạo đức với các NH, tức sẽ có những lá thư riêng để thuyết phục NH phải chấn chỉnh nếu có vấn đề.

Trong trường hợp này, nếu công bố thông tin sẽ rất nguy hiểm cho thị trường, nên phải có những thuyết phục về đạo đức. Nếu trong một thời gian, chẳng hạn 3 tháng, NH không xử lý sẽ có những bước tiếp theo, như thông báo ra thị trường để biết được đây là NH có vấn đề.