Sở lđtbxh nghệ an xử lý vấn đề báo nêu

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2389/TB-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 21 tháng 07 năm 2011

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG BÙI HỒNG LĨNH TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH HÀ NAM, NGHỆ AN, HÀ TĨNH

Ngày 24 tháng 6 năm 2011, tại trụ sở của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh về vấn đề tìm kiếm hài cốt liệt sĩ bằng phương pháp ngoại cảm. Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện Lãnh đạo Cục Chính sách - Bộ Công an, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người và Lãnh đạo Cục Người có công, Văn phòng Bộ.

Báo cáo của các đơn vị và kết quả công tác kiểm tra, nắm tình hình thực tế của Bộ trong thời gian qua cho thấy, tại một số địa phương đã xuất hiện các cơ sở tự phát hoạt động trong lĩnh vực ngoại cảm để tìm kiếm, xác định hài cốt liệt sĩ. Nhiều cơ sở có biểu hiện trục lợi, thậm chí có những trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, khiến dư luận nhân dân bất bình. Về vấn đề này, Thủ trưởng Bùi Hồng Lĩnh có ý kiến như sau:

1. Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo, giải thích để nhân dân hiểu rõ việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ bằng phương pháp ngoại cảm cần phải được kiểm chứng đồng thời với các phương pháp khoa học (giám định ADN). Vì vậy, các địa phương cần tăng cường quản lý đối với các cơ sở, xử lý theo quy định của pháp luật đối với những trường hợp có hành vi vi phạm, giả danh ngoại cảm để thu lợi bất chính.

2. Đối với mộ liệt sĩ hiện đang được quản lý trong nghĩa trang liệt sĩ nhưng còn thiếu thông tin, thân nhân liệt sĩ tự nhận thông qua ngoại cảm và có nguyện vọng di chuyển, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công) để được hướng dẫn xác định danh tính hài cốt qua công nghệ gen (ADN). Kết quả giám định là cơ sở để quyết định việc cho phép di chuyển hài cốt theo nguyện vọng của thân nhân liệt sĩ.

3. Đối với hài cốt nằm ngoài nghĩa trang liệt sĩ do thân nhân liệt sĩ tự tìm kiếm thông qua phương pháp ngoại cảm và đề nghị được quy tập vào các nghĩa trang liệt sĩ, các địa phương chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh Xã hội huyện nơi tiếp nhận hài cốt liệt sĩ báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công) để được hướng dẫn việc xác định danh tính hài cốt qua công nghệ gen (ADN). Căn cứ vào kết quả giám định, Sở hướng dẫn việc an táng và gắn bia ghi tên liệt sĩ. Không tiếp nhận, đưa vào nghĩa trang liệt sĩ những trường hợp không có căn cứ thực tế (như các di vật để lại, xác nhận của đồng đội …) hoặc căn cứ khoa học chứng minh là hài cốt liệt sĩ.

4. Đề nghị các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là báo ngành và báo địa phương cần tìm hiểu kỹ khi thu thập, đăng tin về kết quả tìm kiếm hài cốt liệt sĩ qua phương pháp ngoại cảm, phản ánh đúng thực tế khách quan để người dân biết và tránh bị các đối tượng giả danh nhà ngoại cảm lợi dụng.

5. Bộ giao Cục Người có công:

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch, kinh phí để triển khai thực hiện xác định danh tính hài cốt liệt sĩ thông qua giám định ADN. Hướng dẫn các địa phương trong công tác quản lý mộ, tiếp nhận, di chuyển hài cốt vào nghĩa trang liệt sĩ đúng theo quy định.

- Trước mắt, phối hợp với các cơ quan chuyên môn hướng dẫn các địa phương, đơn vị lấy mẫu sinh phẩm khi quy tập hài cốt liệt sĩ hoặc trong các phần mộ liệt sĩ khi sửa chữa, di chuyển, phục vụ cho công tác giám định ADN trong thời gian tới.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, khẩn trương tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học để hoàn thiện Đề án, sớm trình Chính phủ phê duyệt.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo những nội dung nêu trên để Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố và các cơ quan liên quan biết, phối hợp thực hiện.

Nơi nhận:
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Khoa học - Công nghệ, Thông tin - Truyền thông;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Lưu: VT, Cục NCC.

TL. BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG

Đào Hồng Lan

Trong những năm qua, Nghệ An luôn dẫn đầu trong công tác giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội. Có thể nhận thấy sự thay da đổi thịt trong các vấn đề này trên địa bàn tỉnh. Những sự thay đổi tích cực ấy có sự quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An.

Vậy sự quản lý của cơ quan này ra sao? Bộ máy cơ cấu thế nào? Những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực này là gì? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!

  • Tổng quan về Sở Lao động thương binh Xã hội tỉnh Nghệ An
    • Vị trí, chức năng
    • Nhiệm vụ và quyền hạn
  • Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chế độ làm việc
  • Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An – lá cờ đầu của ngành

Vị trí, chức năng

  • Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Nghệ An là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An. Đây là đơn vị thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, các hoạt động sự nghiệp và dịch vụ công thuộc lĩnh vực Lao động, Thương binh và Xã hội.
  • Dưới sự ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn.
  • Bên cạnh đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An thuộc sự quản lý, chỉ đạo toàn diện của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Sở lđtbxh nghệ an xử lý vấn đề báo nêu
Vị trí đặt trụ sở làm việc của Sở lao động – thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An

Nhiệm vụ và quyền hạn

Là cơ quan chuyên trách nằm trong quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghê An, cơ quan này đảm nhiệm công việc dưới đây:

  • Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An có nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu và trình lên Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị trong phạm vi, quyền hạn của mình và chịu trách nhiệm về các quyết định, chỉ thị đó.
  • Xây dựng các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về các  vấn đề liên quan đảm bảo phù hợp với sự phát triển về kinh tế và xã hội của tỉnh nhà.
  • Có nhiệm vụ nghiên cứu và trình lên Uỷ ban nhân dân tỉnh sự phân công, phân cấp về vấn đề Lao động, Thương binh và xã hội.
  • Làm công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá quá trình tổ chức hoat động, thực hiện các chính sách, chế độ trong thẩm quyền cho phép.
  • Cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong các vấn đề cụ thể như: Lao động việc làm, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động và vệ sinh lao động, dạy nghề, chính sách thương binh – liệt sỹ – người có công, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội,…
Sở lđtbxh nghệ an xử lý vấn đề báo nêu
Cổng thông tin điện tử của Sở là nơi cập nhật thông tin, đón nhận phản hồi từ người dân

Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An

Cơ cấu tổ chức

Để thực hiện tốt các công việc trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội. Sở có các bộ phận, các cơ quan chuyên trách nhằm hoàn thiện hệ thống và đảm nhận các công việc có liên quan tốt nhất. Sở lao động bao gồm:

  • Cơ quan lãnh đạo: 1 giám đốc và 3 phó giám đốc
  • Có 9 phòng ban chuyên môn:
  1. Phòng Lao động – Tiền lương – Tiền công
  2. Phòng Quản lý đào tạo nghề
  3. Phòng Thương binh Liệt sỹ và Người có công
  4. Phòng Bảo trợ xã hội
  5. Phòng Phòng chống tệ nạn xã hội
  6. Phòng Kế hoạch – Tài chính
  7. Phòng Tổng hợp – Tổ chức
  8. Thanh tra sở
  9. Văn phòng sở
  • Các đơn vị trực thuộc Sở gồm:
  1. Trường Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc
  2. Trường Kỹ thuật Việt – Đức
  3. Trung tâm dạy nghề Quỳnh Lưu
  4. Trung tâm dạy nghề Đô Lương
  5. Trung tâm dạy nghề Phủ Quỳ
  6. Trung tâm giới thiệu việc làm Nghệ An
  7. Công ty Cung ứng xuất khẩu lao động và Chuyên gia Nghệ An
  8. Khu điều dưỡng Thương binh nặng Nghệ An
  9. Khu điều dưỡng Thương binh tâm thần kinh Nghệ An
  10. Nhà nuôi dưỡng thân nhân liệt sỹ
  11. Trung tâm Phục hồi chức năng và Chỉnh hình Vinh
  12. Ban quản lý nghĩa trang Việt – Lào
  13. Trung tâm Bảo trợ xã hội
  14. Trung tâm Giáo dục, dạy nghề người tàn tật
  15. Làng trẻ em SOS Vinh
  16. Trường Hecman Gmeines
  17. Trung tâm Giáo dục lao động xã hội I
  18. Trung tâm Giáo dục lao động xã hội II
Sở lđtbxh nghệ an xử lý vấn đề báo nêu
Trường Cao đẳng Kỹ thuật là đơn vị trực thuộc quản lý của Sở

Thông tin thêm:

  • Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai
  • Phòng lao động thương binh xã hội quận Bình Thạnh

Chế độ làm việc

Sở lao động là cơ quan hành chính chịu sự quản lý của Ủy bạn nhân dân tỉnh do đó hoạt động theo nguyên tắc sau:

  • Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An làm việc theo chế độ thủ trưởng.
  • Giám đốc là người đứng đầu và chịu toàn bộ trách nhiệm  trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, pháp luật và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về mọi hoạt động, công tác của Sở.
  • Đứng dưới Giám đốc là 3 Phó giám đốc giúp Giám đốc và được sự phân công, chỉ đạo của Giám đốc thực hiện một số công việc, lĩnh vực. Phó giám đốc sẽ chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về lĩnh vực phụ trách.
  • Các phòng ban, đơn vị trực thuộc của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An cũng làm việc theo chế độ thủ trưởng: có người đứng đầu chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động và phó chịu sự chỉ đạo của người đứng đầu.
Sở lđtbxh nghệ an xử lý vấn đề báo nêu
Hoạt động triển khai, giới thiệu việc làm được triển khai đồng bộ, cụ thể

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An – lá cờ đầu của ngành

Suốt từ những ngày đầu thành lập đến nay, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An không ngừng cố gắng, hoạt động có hiệu quả. Chặng đường 75 năm xây dựng và phát triển, Sở đã đạt được những thành tích nổi bật đáng tự hào. Đó là những đóng góp lớn lao, đầu ý nghĩa trong quá trình xây dựng bảo vệ đất nước. 

Sở đã vinh dự nhận được được Huân chương Độc lập hạng Nhì, hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba của Đảng, Nhà nước và nhiều Cờ Thi đua xuất sắc của Chính phủ,..Các phòng ban, đơn vị trực thuộc Sở cũng như cán bộ công chức của Sở đạt được nhiều bằng khen, Huân huy chương của Nhà nước, Chủ tịch nước, Chính phủ vì những cống hiến cho địa phương và đất nước. Các cán bộ, nhân viên trong đơn vị luôn đi đầu trong các phong trào của địa phương tạo nên một tập thể đoàn kết, sẵn sàng phục vụ nhân dân.

Sở lđtbxh nghệ an xử lý vấn đề báo nêu
Các cá nhân đóng góp vào sự phát triển của Sở

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An đi đầu trong công tác giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực. Thực tế năm 2020 cho thấy, Sở đã tiếp nhận 2205 hồ sơ, giải quyết 2081 hồ sơ, trong đó giải quyết 95.4% hồ sơ trước hạn và 1.7% hồ sơ đúng hạn.

Những thành tựu và việc là sở Lao động đã thực hiện được tạo niềm tin, sự khích lệ từ nhân dân. Các chương trình, lớp bồi dưỡng hướng về nhân dân, lao động được ửng hộ nhiều tình. Điều đó cho thấy bước tiến vững mạnh của Sở lao động xứng đáng với vai trò “người đày tớ trung thành của nhân dân”.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An xứng đáng là lá cờ tiên phong trong công tác của ngành Lao động, thương binh và xã hội cả nước. Trước những khó khăn thách thức, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh nhà không ngừng cố gắng để đạt được những nhiệm vụ được giao phó.