Số người tiêm vaccine ở việt nam

Số người tiêm vaccine ở việt nam

Mũi tiêm đầu tiên cho nhân viên y tế (diện ưu tiên theo Nghị quyết 21 của Chính phủ) sáng 8/3/2021 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - Ảnh: VGP

Một số "cột mốc" đáng chú ý

Ngày 26/2/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19.

Ngày 8/3/2021, những liều vaccine đầu tiên đã được tiêm cho nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa Hải Dương, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM dưới sự giám sát của các đoàn công tác của Bộ Y tế.

Vaccine sử dụng trong đợt tiêm đầu tiên này là vaccine của hãng AstraZeneca sản xuất.

Sáng 10/7/2021, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ phát động triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên toàn quốc.

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, sau thời gian chuẩn bị chu đáo, tập huấn kỹ lưỡng, chúng ta chính thức phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử với mục tiêu tiêm cho khoảng 75 triệu người với 150 triệu mũi tiêm trong nửa cuối của năm 2021 và đầu năm 2022.

Từ 27/10/2021, bắt đầu tiêm vaccine cho trẻ em từ 12-17 tuổi. TPHCM là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai tiêm vaccine cho trẻ em.

Đến ngày 16/11/2021, cả nước đã tiêm vượt mốc 100 triệu liều vaccine.

Ngày 10/12/2021, Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tiêm vaccine phòng COVID-19 liều bổ sung, nhắc lại (ưu tiên tiêm trước cho người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản).

Ngày 1/1/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế, sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt về chủ trương, tiến hành ngay các thủ tục cần thiết theo quy định để mua vaccine cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi.

Đến ngày 12/1/2022, tỉ lệ bao phủ vaccine mũi 1 đạt 100%.

Ngày 20/1/2022, Thủ tướng Chính phủ phát động Chiến dịch tiêm chủng vaccine thần tốc mùa Xuân 2022.

Mục tiêu: Hết tháng 1, hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12-17 tuổi; trong quý I, hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên (trừ các đối tượng chống chỉ định). Nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản, thận trọng trong việc tiêm vaccine cho trẻ em từ 5-11 tuổi.

Ngày 5/2/2022, tại Nghị quyết số 14/NQ-CP, Chính phủ đồng ý mua 21,9 triệu liều vaccine COVID-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Đến ngày 8/3/2022, cả nước đã tiêm được tổng cộng 198.255.931 liều vacccine phòng COVID-19 cho người dân.

Với con số này, Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia đạt tỉ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 cao nhất thế giới.

Bộ Y tế đã phê duyệt 9 loại vaccine phòng COVID-19, gồm: AstraZeneca (do AstraZeneca sản xuất), SputnikV (Viện Nghiên cứu Gamaleya), COVID-19 vaccine Janssen (Johnson & Johnson), Spikevax (COVID-19 Vaccine Moderna), Comirnaty (Pfizer-BioNTech), Vero Cell (China National Biotec Group (CNBG)/Sinopharm), Hayat-Vax (CNBG), Abdala (AICA Laboraries, Base Business Unit (BBU) - Cuba) và Covaxin (Bharat Biotech International Limited - Ấn Độ).

Thanh Xuân


Số người tiêm vaccine ở việt nam
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Việt Nam đã thực hiện thành công chiến lược vaccine ‘đi sau - về trước’ với chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay, trở thành một trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine cao nhất trên thế giới.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết như vậy tại buổi lễ phát động Chiến dịch “Hành trình an toàn,” diễn ra ngày 7/3, do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp với Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát động.

Đang nghiên cứu triên khai tiêm mũi vaccine thứ 4

Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chia sẻ về những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, góp phần hiệu quả trong việc thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Chỉ trong một năm, kể từ ngày tiêm mũi vaccine COVID-19 đầu tiên (8/3/2021) đến ngày 6/3/2022, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 219 triệu liều vaccine, thực hiện tiêm chủng hơn 197,5 triệu liều; trong đó người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 1 đạt 100%, mũi 2: 98,7% và mũi 3: 38,4%. Trẻ em trong độ tuổi 12-17 tuổi đã tiêm mũi 1 là 99%, mũi 2 là 93,8%.

Theo Thứ trưởng Tuyên, trong thời gian tới, Việt Nam triển khai kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi và đang nghiên cứu triên khai tiêm mũi vaccine thứ 4. Tuy nhiên, dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến khó lường. Bộ Y tế mong muốn và kêu gọi mỗi người Việt Nam chung sức phòng, chống dịch COVID-19, bằng cách tham gia tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đầy đủ theo khuyến cáo của ngành y tế và thực hiện thật tốt Thông điệp 5K, đặc biệt là sát khuẩn tay, đeo khẩu trang, tránh tụ tập đông người.

Số người tiêm vaccine ở việt nam
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Tiến sỹ Kidong Park - Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam phân tích: “Số ca COVID-19 tăng nhanh hiện nay cho chúng ta thấy đại dịch vẫn chưa kết thúc. Chúng ta cần tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng dịch, bao gồm việc đảm bảo tất cả được tiêm vaccine đầy đủ phòng COVID-19. Thông qua chiến dịch ‘Hành trình an toàn,’ chúng tôi tiếp tục cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy để góp phần quan trọng trong việc duy trì hành trình cứu người, ngăn ngừa tình trạng bệnh nặng phải nhập viện và giúp mọi người sống khỏe mạnh khi đại dịch bùng phát.”

Bà Rana Flowers - Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam, cho biết cùng với các đối tác ở Bộ Y tế và WHO, UNICEF công nhận rằng việc tiêm chủng kết hợp với thực hành phòng dịch đã chứng minh thành công trong việc giảm đáng kể số ca tử vong, cũng như số ca bệnh nặng. Chiến dịch 'Hành trình an toàn' sẽ đem đến những thông tin quan trọng tới mọi ngõ ngách của Việt Nam, đặc biệt với những nhóm yếu thế hơn, xây dựng niềm tin vào sự an toàn của vắc xin phòng COVID-19 đối với mọi lứa tuổi cần tiêm chủng.

“Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo không ai bị lãng quên trong những nỗ lực này, theo thời gian, bao gồm cả trẻ em từ 5 tuổi trở lên. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ Australia, UNICEF sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để giúp điều này diễn ra,” bà Rana Flowers nhấn mạnh.

Việt Nam đã có đã có hơn 4,4 triệu người mắc bệnh

Hai năm đại dịch COVID-19 đã tạo ra những thách thức chưa từng có, tác động nặng nề đối với nền kinh tế và xã hội ở Việt Nam cũng như trên toàn cầu.

Tính đến ngày 6/3, Việt Nam đã có đã có hơn 4,4 triệu người mắc bệnh, xếp thứ 21 trong số 225 quốc gia và vùng lãnh thổ về số ca mắc và thứ 134 trong số 225 quốc gia và vùng lãnh thổ về số ca mắc trên một triệu dân; trong đó 40.813 bệnh nhân đã tử vong.

Chiến dịch “Hành trình an toàn” được phát động nhằm nhấn mạnh và củng cố tầm quan trọng của việc tất cả mọi người cùng tuân thủ các biện pháp thực hành phòng chống dịch COVID-19, bao gồm cả tiêm vaccine phòng COVID-19 ở Việt Nam.

Chiến dịch kêu gọi tất cả mọi người duy trì các biện pháp phòng ngừa, như thông điệp 5K, khuyến khích việc tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho tất cả các nhóm dân cư cần tiêm chủng để góp phần hiệu quả ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh.

Ban Tổ chức Chương trình cho hay được thực hiện trong sáu tháng, chiến dịch sẽ góp phần tích cực trong tiến trình "Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" mà Việt Nam đang triển khai mạnh mẽ.

Các thông điệp truyền thông của chiến dịch sẽ được truyền tải thông qua các chương trình trên đài truyền hình và đài phát thanh, các bài báo và các hoạt động trên mạng xã hội, đảm bảo thông tin dễ được tiếp cận nhất có thể. Thông tin cũng được truyền tải bằng các ngôn ngữ dân tộc chính cũng như ngôn ngữ ký hiệu, để kịp thời ứng phó với tình hình đại dịch đang thay đổi nhanh chóng, hoạt động chiến dịch và nội dung truyền thông sẽ được xem xét và điều chỉnh phù hợp.

Với sự hỗ trợ của Chính phủ Australia, chiến dịch là một phần trong hoạt động hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 ở Việt Nam, được thực hiện thông qua UNICEF, bao gồm triển khai tiêm chủng vaccine, hỗ trợ các nhóm yếu thế, truyền thông cộng đồng và hỗ trợ dây chuyền lạnh.

TikTok Việt Nam sẽ góp phần hỗ trợ quan trọng giúp lan toả chiến dịch trên các kênh của mình. Ngoài ra, các trang Facebook của UNICEF, Bộ Y tế và WHO sẽ cùng chia sẻ thông điệp về chiến dịch tới tổng cộng hơn một triệu người theo dõi. Một số nhóm cộng đồng khác về phòng chống dịch COVID-19 cũng sẽ giúp lan toả các thông điệp của chiến dịch./.

T.G (Vietnam+)

Chỉ trong một năm, kể từ ngày tiêm mũi vaccine COVID-19 đầu tiên (8/3/2021), Việt Nam đã thực hiện thành công chiến lược “đi sau-về trước” với chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay, trở thành một trong các quốc gia có tỷ lệ bao phủ vaccine cao nhất trên thế giới.

Tính đến hết ngày 11/3/2022, Việt Nam đã tiêm gần 200 triệu liều vaccine COVID-19, trong đó 81,14% dân số được tiêm bao phủ ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19.

Hiện Việt Nam chuẩn bị triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi./.

(TTXVN/Vietnam+)