So sánh chấp hành viên và thừa phát lại năm 2024

Câu hỏi của bạn đọc: Cho tôi hỏi thừa phát lại là gì? Có những chức năng thế nào mà mới đây thấy nói rất nhiều về thừa phát lại được thành lập trên các tỉnh thành cả nước? Văn phòng thừa phát lại Hà Nội xin trả lời như sau: Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và một số công việc khác. Đây là một ngành nghề trong xã hội

Câu hỏi của bạn đọc: Cho tôi hỏi thừa phát lại là gì? Có những chức năng thế nào mà mới đây thấy nói rất nhiều về thừa phát lại được thành lập trên các tỉnh thành cả nước?

Văn phòng thừa phát lại Hà Nội xin trả lời như sau:

Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và một số công việc khác. Đây là một ngành nghề trong xã hội. Thừa phát lại tương tự như chức mõ tòa (Người giữ việc báo tin và thi hành các quyết định của tòa án trong xã hội cũ, có khi trông nom cả việc bán các động sản của Nhà nước) và chấp hành viên.

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại. Tên gọi văn phòng Thừa phát lại bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phần tên riêng liền sau. Người đứng đầu Văn phòng Thừa phát lại là Thừa phát lại và là người đại diện theo pháp luật của văn phòng Thừa phát lại.

Công việc chính hay chức năng của thừa phát lại là:

  • Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.
  • Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
  • Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.
  • Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

Các bạn vui lòng xem thông tin chi tiết Nghị định Số: 61/2009/NĐ-CP

So sánh chấp hành viên và thừa phát lại năm 2024

  • 299355 reads

Tin liên quan

So sánh chấp hành viên và thừa phát lại năm 2024

Đào móng xây nhà ảnh hưởng đến hộ liền kề thì giải quyết như thế nào?

Người hàng xóm bên cạnh nhà tôi đào móng xây nhà có phần lấn sang đất và chạm vào chân tường gây nguy hiểm cho gia đình tôi. Tôi có góp ý nhưng họ không thiện chí, còn tỏ thái độ khiêu khích. Vậy tôi xin hỏi pháp luật quy định thế nào về việc xây dựng giữa các hộ liền kề để đảm bảo an toàn, không gây ảnh hưởng đến các hộ xung quanh?

So sánh chấp hành viên và thừa phát lại năm 2024

Thừa phát lại có những chức năng nhiệm vụ gì?

Văn phòng thừa phát lại Hà Nội xin giải thích các bạn về chức năng nhiệm vụ của thừa phát lại như sau: Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự

So sánh chấp hành viên và thừa phát lại năm 2024

So sánh về Thừa phát lại giữa Pháp và Việt Nam

Chế định Thừa phát lại ở Pháp đã tồn tại từ lâu đời và là 1 trong những cái nôi của nghề Thừa phát lại trên toàn thế giới. Thừa phát lại ở Pháp hiện tại thực hiện các mảng công việc rất đa dạng và uy tín Thừa phát lại trong xã hội rất là cao.

- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

- Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Như vậy, Thừa phát lại có thể tổ chức thi hành án.

So sánh chấp hành viên và thừa phát lại năm 2024

Thừa phát lại có được tổ chức thi hành án hay không? Thẩm quyền, nhiệm vụ và quyền hạn của Thừa phát lại trong tổ chức thi hành án được quy định như thế nào?

Thẩm quyền tổ chức thi hành án của Thừa phát lại được quy định như thế nào?

Thẩm quyền tổ chức thi hành án của Thừa phát lại được quy định tại Điều 51 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:

- Thừa phát lại được quyền tổ chức thi hành án theo yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định sau đây:

+ Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện); bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;

+ Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm, chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;

+ Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

- Thừa phát lại không tổ chức thi hành phần bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự 2008.

Nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thi hành án của Thừa phát lại được quy định như thế nào?

Theo Điều 52 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thi hành án của Thừa phát lại như sau:

- Khi tổ chức thi hành án, Thừa phát lại có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Thực hiện kịp thời, đúng nội dung quyết định thi hành án được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ban hành theo đề nghị của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

+ Mời đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án;

+ Kiến nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xem xét sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án đã ban hành theo đề nghị của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại;

+ Xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án.

- Khi tổ chức thi hành án, Thừa phát lại không được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 66, Điều 71, Điều 72 Luật Thi hành án dân sự 2008;

+ Sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định tại khoản 9 Điều 20 Luật Thi hành án dân sự 2008;

+ Xử phạt vi phạm hành chính;

+ Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án theo quy định tại Điều 74 Luật Thi hành án dân sự 2008;

+ Yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự 2008;

+ Các quyền yêu cầu Tòa án xác định người có quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ tạm giữ; xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản; giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 68, khoản 3 Điều 69 và khoản 2 Điều 102 của Luật Thi hành án dân sự.