So sánh đấu giá hàng hóa và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ

Phân biệt Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và Đấu giá hàng hóa

Tổng đài tư vấn pháp luật 02466565366

Hai hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và đấu giá hàng hóa đều là hoạt động thương mại mà giữa chúng có bản chất khác nhau hoàn toàn. Tuy nhiên, rất nhiều người có cách hiểu sai hoặc nhầm tưởng hai hoạt động này là một. Cùng LawKey tìm hiểu về Phân biệt Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và Đấu giá hàng hóa dưới góc độ Luật Thương mại qua bài viết sau đây để thấy được sự khác biệt giữa hai hoạt động này.

Sự khác biệt giữa Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và Đấu giá hàng hóa như sau:

So sánh hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và đấu giá hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.58 KB, 4 trang )

1) Khái quát về đấu giá hàng hóa và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
a. Đấu giá hàng hóa.
Đấu giá hàng hóa là hoạt động thương mại theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê
người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công khai để chọn người mua trả giá
cao nhất (khoản 1, Điều 185 Luật thương mại năm 2005 – Viết tắt là LTM).
b. Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hóa,
dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân
tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên
mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu)
(khoản 1, Điều 214 LTM 2005).
2) So sánh hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và đấu giá hàng hóa.
a. Điểm giống nhau:
Thứ nhất, theo quy định của LTM thì đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và đấu giá hàng hóa
đều là hoạt động thương mại. Tức là, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và đấu giá hàng hóa đều
có điểm chung là hình thức cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể với nhau để đạt được
mục đích sinh lời trong kinh doanh (theo khoản 1, Điều 3 LTM). Tuy nhiên, tùy vào từng
chủ thể tham gia mà mục đích lại khác nhau, nhưng bao giờ cũng có ít nhất một chủ thể
nhằm mục đích sinh lời. Như vậy, đấu gía hàng hóa và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ đều có
những đặc điểm chung của một hoạt động thương mại như: hành vi thương mại cấu thành
nên hoạt động thương mại được; hoạt động thương mại gắn liền với chủ thể là thương
nhân,...
Thứ hai, về mặt lí luận đối tượng của đấu giá hàng hóa và đấu thầu hàng hóa đều có thể
là tất cả các hàng hóa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật. Điều đó có nghĩa
là tất cả các loại hàng hóa nếu không thuộc danh mục hàng hóa cấm lưu thông thì đều
được phép đấu giá và đấu thầu.
Thứ tư, việc tổ chức bán đấu giá hàng hóa và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ đều phải tuân
theo những nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo sự cạnh tranh công bằng và tính trung
thực của cuộc đấu giá (đấu thầu). Trong đó, có một số nguyên tắc cơ bản giống nhau như:
nguyên tắc công khai; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bê tham gia,...
Thứ năm, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đấu giá hàng hóa và đấu thầu


hàng hóa, dịch vụ được xác lập thông qua những hình thức pháp lí nhất định do pháp luật
quy định.

1


Thứ sáu, việc bán đấu giá hàng hóa và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ đều phải được tiến
hành theo trình tự thủ tục mà pháp luật quy định.
Thứ bảy, các hoạt động đấu giá hàng hóa và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ đều được điều
chỉnh thống nhất bằng Luật thương mại năm 2005 và một số văn bản pháp luật khác có
liên quan như: Bộ luật dân sự 2005 và các Nghị định có liên quan khác.
b. Điểm khác biệt:
- Về bản chất của hoạt động:
+ Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ: là việc người mua, người sử dụng dịch vụ tìm người bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ phù hợp với yêu cầu của mình.
+ Đấu giá hàng hóa: là việc người bán tìm người mua hàng hóa của mình.
- Về mục đích của hoạt động:
+ Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ: là tìm được người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đáp ứng
tốt nhất yêu cầu đặt ra (có thể không phải là người trả giá thấp nhất).
+ Đấu giá hàng hóa: là tìm được người mua trả giá cao nhất.
- Về chủ thể tham gia:
+ Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ: không bao giờ có sự tham gia của bên trung gian thương
mại, tức là các bên trong quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ cũng chính là các bên mua và
bên bán hàng hóa, dịch vụ mà không có sự xuất hiện của thương nhân chuyên kinh doanh
dịch vụ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, trong đấu thầu hàng hóa, dịch vụ lại xuất
hiện một chủ thể tuy không trực tiếp tham gia nhưng lại có vai trò chi phối mọi hoạt động
đấu thầu, đó là nhà nước (thể hiện qua việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyển phê duyệt
kế hoạc đấu thầu, hồ sơ mời thầu cũng như kết quả xét thầu).
Ngoài ra, trong quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ luôn được xác lập giữa một bên
mời thầu và nhiều nhà thầu, về nguyên tắc số lượng nhà thầu tham dự một gói thầu luôn


phải nhiều hơn một. Đồng thời, trong đấu thầu thì bên dự thầu bao giờ cũng phải là thương
nhân, mà phải là các thương nhân có khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho gói thầu.
+ Đấu giá hàng hóa: có thể có sự tham gia của bên trung gian thương mại là các thương
nhân kinh doanh dịch vụ bán đấu giá với vai trò là người tổ chức đấu giá hàng hóa. Bên
trung gian thương mại chỉ xuất hiện trong quan hệ đấu giá hàng hóa khi được người bán
hàng hóa thuê hoặc ủy quyền bằng hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu gía hàng hóa (Điều 139
LTM). Khác với đấu thầu hàng hóa, dịch vụ, đấu giá hàng hóa không chịu sự chi phối của
nhà nước.
Ngoài ra, khác với đấu thầu, quan hệ đấu giá được xác lập giữa bên bán hàng hóa và
chỉ một bên mua hàng hóa, bởi người mua được hàng hóa đấu giá bao giờ cũng chỉ là một
2


người trả giá cao nhất. Đồng thời, bên bán hàng hóa và bên mua hàng hóa trong đấu giá
hàng hóa không bắt buộc phải là thương nhân, bởi luật không quy định. Tuy nhiên, về mặt
lí thuyết, đấu giá hàng hóa là hoạt động thương mại nên phải có sự tham gia của thương
nhân trong quan hệ đấu giá, vì vậy nếu trong một cuộc đấu giá mà người bán hàng không
thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ tổ chức đấu giá làm trung gian mà tự mình tổ chức
đấu giá thì người bán đó phải là thương nhân. Theo em, pháp luật nên bổ sung quy định về
vấn đề này.
- Về đối tượng:
+ Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ: là tất cả các loại hàng hóa thương mại được phép lưu thông
và dịch vụ thương mại được phép thực hiện theo quy định của pháp luật.
+ Đấu giá hàng hóa: ở Việt Nam không công nhận dịch vụ thương mại là đối tượng của
đấu giá. Về lí luận, đối tượng của đấu giá hàng hóa có thể là những hàng hóa thương mại
thông thường, tuy nhiên trên thực tế hầu hết chỉ những hàng hóa có đặc thù về gái trị cũng
như giá trị sử dụng hoặc khó xác định giá trị thực mới được bán theo phương thức đấu giá.
Ví dụ: bán đấu giá các khu đất “vàng” ở Vũng Tàu, bán đấu giá chiếc túi của Đàm Vĩnh
Hưng,...
- Về hình thức pháp lí:


+ Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ: là hồ sơ mời thầu (do bên mời thầu lập và được cơ quan có
thẩm quyền duyệt) và hồ sơ dự thầu (của bên dự thầu thể hiện mức độ đáp ứng trước yêu
cầu mời thầu).
+ Đấu giá hàng hóa: có thể có hợp đồng ủy quyền bán đấu giá hàng hóa (nếu bên bán hàng
không tự mình tổ chức bán đấu giá mà thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ tổ chức đấu
giá) và văn bản bán đấu giá hàng hóa (thực chất là hợp đồng mua bán hàng hóa).
- Về mức độ phổ biến của hoạt động:
+ Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ: được áp dụng khá phổ biến trong xã hội, đặc biệt là khi trên
thị trường cung vượt quá cầu thì thị trường dành cho người mua quyền lựa chọn (đấu
thầu).
+ Đấu giá hàng hóa: thường chỉ được áp dụng cho những thị trường mang tính cục bộ hoặc
đối với một số loại hàng hóa nhất định. Chủ yếu là khi trên thị trường cầu lớn hơn cung thì
thị trường thuộc về người bán và người bán được quyền lựa chọn người mua (đấu giá).
- Ngoài ra, đấu giá hàng hóa và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ còn có sự khác biệt về nguyên
tắc và thủ tục thực hiện.

3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại (tập 2), Nxb. CAND,
Hà Nội, 2006.
2. Luật thương mại năm 2005.
3. Hỏi đáp luật Thương mại, NXB. Chính trị - hành chính, TS.Nguyễn Thị Dung (chủ
biên), Hà Nội.
4. danluat.thuvienphapluat.vn

4