So sánh Đức và Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

Các nước Đức, Mỹ, Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) có những gì nổi bật ?

Thứ bảy - 26/06/2021 16:46
Các nước Đức, Mỹ, Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) có những gì nổi bật ? (có thể trình bày bằng bảng so sánh)
So sánh Đức và Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
tải xuống (3)
Hướng dẫn làm bài
ĐứcNhật
Giai đoạn : Năm 1918 4 1923
Thời kì khủng hoảng kinh tế (trừ Mỹ) và chính trị
Bị bại trận hoàn toàn, lâm vào khủng hoảng mọi mặt:
+ Suy sụp kinh tế, chính trị, và quân sự.
+ Mâu thuẫn xã hội gay gắt &cách mạng dân chủ tư sản tháng 11/1918 & thiết lập nền cộng hòa Vây-ma.
+ Kí hòa ước Véc-xai: mất 1/8 lãnh thổ...và bồi thường khoảng chiến phí khổng lồ.
Là nước thắng trận và thu nhiều lợi từ chiến tranh:
+ Kinh tế đạt mức tăng trưởng cao ■=> trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất. + Chính trị, xã hội: Phong trào đấu tranh của công nhân diễn ra sôi nổi & Tháng 5/1921 Đảng cộng sản Mỹ được thành lập.
Cũng là nước thắng trận trong thế chiến thứ nhất:
+ Kinh tế
  • Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh mẽ
  • Nông nghiệp lạc hậu.
+ Chính trị, xã hội: Phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân bùng lên mạnh mẽ như” phong trào bạo động lúa gạo”, bãi công của công nhân Cô-bê, Na-goi-a, Ô- xa-ca.
* Giai đoạn : Năm 1924 4 1929+ Sản xuất công nghiệpThời kì phát triểnThời gian ổn định tạm thời rất ngắn.

Thời kì ổn định tạm thờivươn lên đứng đầu châu Âu
+ Tham gia Hội Quốc liên
- Thời kì khủng hoảng kinh tế:
+ Đức lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế thừa.
+ Gánh lấy hậu quả nặng nề nhất.
“Hoàn kim “của Mỹ - Thời kì khủng hoảng kinh tế:
+ Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế thừa.
+ Gánh lấy hậu quả nặng nề nhất.
- Thời kì khủng hoảng kinh tế:
+ Đức lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế thừa.
+ Gánh lấy hậu quả nặng nề nhất.
* Giai đoạn : Năm 1929 4 1933
Thời kì tìm cách thoát khỏi khủng hoảng
+ Thiết lập chế độ độc tài phát xít do Hit-le đứng đầu.
+ Tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung , mệnh lệnh, nhằm phục vụ cho nhu cầu quân sự.
+ Chạy đua vũ trang chuẩn bị cuộc chiến tranh thế giới mới:
  • Rút khỏi Hội Quốc liên.
  • Ban hành lệnh tổng động viên với đội quân 1.500.000 người & tiến hành kế hoạch gây chiến
+ Thực hiện chính sách mới của Ru-dơ- ven &đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng, duy trì được nến dân chủ đại nghị.
+ Quan hệ “láng giềng thân thiện” với Mỹ Latinh, quan hệ ngoại giao với Liên Xô và thi hành chính sách trung lập với các nước phát xít.
  • Để thoát khỏi khủng hoảng giới cầm quyền Nhật chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.
  • Song song với quá trình quân phiệt hóa Nhật đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa.
+ Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biển Đông thành bàn đạp để tấn công châu Á.

Lịch sử lớp 11

Bài 3 trang 75 SBT sử 11

Quảng cáo

Đề bài

Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản diễn ra như thế nào?So sánh với quá trình phát xít hóa ở Đức.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại mục2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nướcvà Bài 12. Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

Lời giải chi tiết

* Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản diễn ra như sau:

- Nhiều công ty độc quyền xuất hiện như Mít-xưi và Mít-su-bi-si... giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.

- Bước sang thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật Bản đã thi hành một số chính sách xâm lược và bành trướng mạnh mẽ. Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) kết thúc với sự thất bại của đế quốc Nga.

- Tuy tiến lên chủ nghĩa tư bản, nhưng Nhật Bản vẫn duy trì thế lực của giới võ sĩ Samurai. Đây nhân tố quan trọng khiến cho chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản mang tính chất “phong kiến quân phiệt”.

* So sánh với quá trình phát xít hóa ở Đức:

- Ở Đức, quá trình phát xít hóa diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị chuyển sang chế độ độ tài phát xít. Ở Nhật Bản, do tồn tại sẵn chế độ Thiên Hoàng, quá trình phát xít hóa chính ra quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.

-Quá trình phát xít hóa ở Đức diễn ra trong thời gian ngắn hơn. Ở NhậtBản quá trình quân phiệt hóa kéo dài trong suốt thập kỉ 30 thông qua những cuộc đảo chính giữa các tập đoàn tư bản và các thế lực quân phiệt của những người lao động diễn ra quyết liệt.

Loigiaihay.com

  • Bài 2 trang 74 SBT sử 11

    Giải bài 2 trang 74 sách bài tập Lịch sử 11. Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng (1929 - 1933), giới cầm quyền Nhật Bản đã

  • Bài 1 trang 73 SBT sử 11

    Giải bài 1 trang 73 sách bài tập Lịch sử 11. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng

Quảng cáo
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay
Báo lỗi - Góp ý

NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.55 KB, 7 trang )

NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918 – 1939)
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Học sinh nắm được tình hình nước Nhật giữa hai cuộc
chiến tranh. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và quá trình quân phiệt
hóa bộ máy nhà nước của giới quân phiệt Nhật đưa nước Nhật trở thành một
lò lữa chiến tranh ở châu Á.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Hiểu rõ bản chất phản động, tàn bạo
của phát xít Nhật. Bồi dưỡng tinh thần chống chủ nghĩa phát xít.
3. Về kĩ năng: Rèn luyện khả năng sử dụng tài liệu, tranh ảnh lịch sử.
Tăng cường khả năng so sánh, liên hệ lịch sử dân tộc với lịch sử khu vực và
thế giới.
II. Thiết bị, tài liệu dạy – học.
Lước đồ châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Tranh ảnh, tư liệu về
Nhật Bản trong những năm 1918 – 1939.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1.Kiểm tra bài cũ.
Trình bày những nội dung chủ yếu của chính sách mới của Mĩ ?
2.Dẫn dắt vào bài mới.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ đến nước Nhật, để
thoát khỏi cuộc khủng hoảng giới quân phiệt Nhật đã phát xít hóa bộ máy
nhà nước biến nước Nhật trở thành lò lữa chiến tranh ở châu Á. Tình hình
nước Nhật sẽ diễn ra như thế nào….?
3.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp.
Hoạt động của Thầy – trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm

I. NHẬT BẢN TRONG NHỮNG
NĂM 1918 - 1929
1. Nhật Bản trong những năm đầu
sau chiến tranh (1918-1923).
- Kinh tế.


+ Sau chiến tranh Nhật Bản là nước
thu nhiều lợi nhuận đứng thứ hai sau
Mĩ.
+ Trong vòng 6 năm kinh tế Nhật
phát triển vượt bậc CN tăng 5 lần,
xuất khẩu tăng 4 lần, dự trữ vàng
tăng 6 lần.
+ Nông nghiệp không phát triển, giá
lương thực đắt đỏ.
- Chính trị - xã hội.
+ Đời sống người lao động không
được cải thiện, phong trào đấu tranh
của công – nông phát triển mạnh mẽ.
+ Phong trào đấu tranh của nhân dân
nổ ra mạnh mẽ.
+ Tháng 7 năm 1922 Đảng cộng sản
Nhật Bản thành lập
2. Nhật Bản trong những năm ổn
định (1924 – 1929)
- Kinh tế.
+ Năm 1926 công nghiệp phục hồi
và vượt trước chiến tranh.
+ Năm 1927 khủng hoảng tài chính ở
Tôkiô làm gần 30 ngân hàng phá sản.

+ Nền công nghiệp ngày càng gặp
nhiều khó khăn.
- Chính trị.
+ Trước 1927, chính phủ Nhật Bản
thi hành một số cải cách chính trị tiến

bộ.
+ Sau 1927, chính phủ của tướng Ta-
na-ca thực hiện chính sách đối nội,
đối ngoại hiếu chiến
II. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
(1929-1933) VÀ QUÁ TRÌNH
QUÂN PHIỆT HÓA BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC Ở NHẬT.
1. Khủng hoảng kinh tế (1929 –
1933) ở Nhật Bản.
- Năm 1929 tác động của cuộc khủng
hoảng ở Mĩ đã làm cho kinh tế Nhật
Bản giảm sút trầm trọng.
- Sản xuất công, nông nghiệp và
thương nghiệp đều đình đốn.
- Khủng hoảng kinh tế đã gây hậu
quả nghiêm trọng về xã hội: nông
dân phá sản, công nhân thất nghiệp,
mâu thuẫn xã hội diến ra quyết liệt.
2. Quá trình quân phiệt hóa bộ
máy nhà nước.
- Để khắc phục hậu quả của cuộc
khủng hoảng giới cầm quyền Nhật
Bản đã chủ trương quân phiệt hóa bộ
máy nhà nước.
- Đặc điểm của quá trình quân phiệt
hóa ở Nhật Bản là:
+ Nhật Bản đã có sẵn chế độ chuyên
chế Thiên Hoàng nên quá trình diễn
ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ

máy nhà nước.
+ Quá trình quân phiệt hóa kéo dài
suốt thập niên 30 và gắn liền với các
cuộc chiến tranh xâm lược.
- Cùng với việc quân phiệt hóa bộ
máy nhà nước Nhật Bản tăng cường
chạy đua vũ trang và đẩy mạnh xâm
lược Trung Quốc.
3. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
quân phiệt của nhân dân Nhật
Bản.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
quân phiệt diễn ra sôi nổi.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật
Bản góp phần làm chậm lại quá trình
quân phiệt hóa bộ máy nhà nước
- Phong trào diễn ra mạnh mẽ với
nhiều hình thức và lôi cuốn đông đảo
binh lính, sĩ quan Nhật tham gia.





4. Sơ kết bài học.
- Cũng cố: Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 đã tác động đến nước Nhật
như thế nào?
Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản có gì khác với
quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Đức ?

- Dặn dò: Học bài cũ, trả lời câu hỏi sách giáo khoa và nghiên cứ bài
15.
- Ra bài tập: So sánh tình hình các nước Đức, Mĩ, Nhật Bản trong
những năm 1918 – 1939?