So sánh gió mùa gió đất, gió biển

Sự phân bố khí áp

Câu 6: Trình bày và giải thích hoạt động của gió biển, gió đất và gió Phơn.

Lời giải

– Gió biển: Ban ngày ở lục địa, ven bờ hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước biển, nên ven bờ trên đất liền hình thành áp thấp; ở ven bờ trên mặt biển mát hơn, hình thành cao áp. Gió thổi từ cao áp (ven biển) vào tới áp thấp (ven đất liền) gọi là gió biển.

– Gió đất: Ban đêm, đất toả nhiệt nhanh mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất liền; còn vùng nước biển ven bờ toả nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp. Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (ven biển) nên gọi là gió đất.

– Gió phơn: Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,6°c. Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió. Khi không khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình là 100m tăng l°C nên gió trở nên khô và rất nóng.

Đề thi học kỳ I lớp 10 THPT chuyên Thái Nguyên năm 2012 - 2013 môn Địa lý (Có đáp án) _ nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.3 KB, 4 trang )

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TN KỲ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013
Môn thi: Địa lý- Lớp 10-Chương trình Nâng cao
Thời gian làm bài: 45 phút
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Câu 1 (4 điểm): Cho bảng số liệu về nhiệt độ và biên độ nhiệt ở bán cầu Bắc
Đơn vị :
0
C
Vĩ độ Nhiệt độ trung bình năm Biên độ nhiệt
0 24,5 1,8
20 25,0 7,4
30 20,4 13,3
40 14,0 17,7
50 5,4 23,8
60 -0,6 29,0
70 -10,4 32,2
80 -17,2 35,2
90 -19,0 36,0
a. Nhận xét sự phân bố nhiệt độ và biên độ nhiệt theo vĩ độ.
b. Giải thích tại sao?
Câu 2 (3 điểm): So sánh gió mùa và gió Bri (gió đất, gió biển).
Câu 3 (3 điểm):
a. Trình bày sự phân hóa của độ mặn nước biển theo vĩ độ. Tại sao độ mặn nước
biển có sự thay đổi theo độ vĩ?
b. Phân tích vai trò của con người đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.
………………hết……………
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh:………………………. Chữ ký của giám thị………………………
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TN KỲ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013
Môn thi: Địa lý- Lớp 10-Chương trình Nâng cao
ĐÁP ÁN Thời gian làm bài: 45 phút


Câu 1: 4 điểm
CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂ
M
Câu 1
(4 điểm)
a Nhận xét sự phân bố nhiệt độ và biên độ nhiệt theo vĩ độ.
Nhận xét: 2,0
- Nhiệt độ trung bình năm có sự khác nhau theo vĩ độ và có xu
hướng giảm dần từ Xích đạo về cực (dẫn chứng).
- Nhiệt độ cao nhất tại 20
0
B (dẫn chứng).
- Nhiệt độ thấp nhất tại cực (dẫn chứng.
- Biên độ nhiệt tăng dần từ Xích đạo về cực (dẫn chứng).
0,5
0,5
0,5
0,5
b Giải thích: 2,0
- Nhiệt độ giảm dần từ XĐ về cực là do góc nhập xạ giảm dần.
- Nhiệt độ cao nhất tại 20
0
B là do có 2 lần MT lên thiên đỉnh
trong năm, góc nhập quanh năm cao. Diện tích lục địa rộng lớn
và khối khí chí tuyến thống trị…
- Nhiệt độ thấp nhất tại cực là do góc nhập xạ quanh năm nhỏ.
Có đêm địa cực.
- Biên độ nhiệt tăng dần là do sự chênh lệch về góc nhập xạ và
thời gian chiếu sáng giữa 2 mùa ngày càng lớn từ XĐ về cực.
0,5

0,5
0,5
0.5
Câu 2
(3 điểm)
So sánh gió mùa và gió Bri( gió đất, gió biển)
Đặc điểm giống nhau: 1,0
- Cả hai loại gió đều thổi đều đặn theo chu kỳ, có hướng trái
ngược nhau.
- Nguyên nhân đều do sự chênh lệch về nhiệt độ dẫn đến sự
chênh lệch về khí áp.
0,5
0,5
Đặc điểm khác nhau: 2,0
- Về chu kỳ: Gió mùa có chu kỳ dài hơn - theo mùa.
Gió Bri chu kỳ ngắn hơn theo ngày đêm.
- Về đặc điểm hoạt động: gió mùa đổi tính chất rõ rệt theo
mùa và có ảnh hưởng lớn đến thời tiết khí hậu của khu vực.
0,5
0,5
Gió Bri tính chất ít thay đổi, ít ảnh hưởng đến thời tiết và
khí hậu của khu vực.
- Về phạm vi hoạt động: Gió mùa có phạm vi hoạt động rộng
lớn ven các lục địa có biển và đại dương bao bọc như Đông Á,
Đông Nam Á, Nam Á…. Gió Bri có phạm vi hoạt động hẹp
hơn ven biển và hồ lớn.
- Nguyên nhân: nguyên nhân hình thành gió mùa phức tạp,
chủ yếu là do sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa lục địa và
đại dương dẫn đến sự chênh lệch về khí áp giữa lục địa và đại
dương theo mùa.

Nguyên nhân hình thành gió Bri do sự nóng lên và lạnh đi
không đều giữa mặt đất và mặt nước dẫn đến sự chênh lệch về
khí áp theo ngày đêm giữa mặt đất và mặt nước.
0,5
0,5
Câu 3
(3 điểm)
a Trình bày sự phân hóa của độ mặn nước biển. Tại sao độ
mặn nước biển có sự thay đổi theo độ vĩ?
2,0
Trình bày sự phân hóa của độ mặn nước biển: 1,0
- Độ mặn nước biển trung bình là 35‰
- Độ mặn nước biển thay đổi theo độ vĩ:
+ Xích đạo: 34,5‰
+ Vùng chí tuyến: 36,8‰
+ Vùng gần cực: 34‰
0,25
0,25
0,25
0,25
Tại sao độ mặn nước biển có sự thay đổi theo độ vĩ? 1,0
- Độ mặn của nước biển phụ thuộc vào tương quan giữa độ bốc
hơi với lượng mưa và lượng nước sông đổ từ các lục địa ra
biển.
- Vùng Xích đạo lượng mưa lớn nên độ mặn giảm hơn so với
mức trung bình.
- Vùng chí tuyến: khí hậu nóng độ bốc hơi lớn, lượng mưa ít
nên độ mặn cao.
- Vùng gần cực: nhiệt độ lạnh, độ bốc hơi kém, đồng thời có
băng tan nên độ mặn giảm thấp thất.

0,25
0,25
0,25
0,25
b Phân tích vai trò của con người đến sự phát triển và phân 1,0
bố của sinh vật.
- Vai trò tích cực: Tăng số lượng và mở rộng phạm vi phân bố
của các sinh vật (dẫn chứng).
0,5
- Tiêu cực: con người thu hẹp phạm vi phân bố và làm tuyệt
chủng một số loài sinh vật (dẫn chứng).
0,5

Một số loại gió chính

II.Một số loại gió chính

1. Gió Tây ôn đới

- Phạm vi hoạt động: 300- 600ở mỗi bán cầu.

- Thời gian: Gần như quanh năm.

- Hướng thổi: Chủ yếu là hướng Tây.

- Nguyên nhân: Do sự chênh lêch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.

- Tính chất: ẩm, mang nhiều mưa.

2. Gió Mậu dịch

- Phạm vi hoạt động: 30 độvề xích đạo.

- Thời gian: quanh năm.

- Hướng thổi: Chủ yếu hướng Đông.

- Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.

- Tính chất: khô, ít mưa.

3. Gió mùa

- Khái niệm: Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.

- Nguyên nhân: Khá phức tạp chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

- Thời gian và hướng thổi: Theo từng khu vực có gió mùa.

- Phạm vi hoạt động:

+ Đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrâylia.

+ Vĩ độ trung bình: đông Trung Quốc, đông Nam Liên Bang Nga, đông nam Hoa Kì.

So sánh gió mùa gió đất, gió biển

So sánh gió mùa gió đất, gió biển

4. Gió địa phương

a. Gió biển, gió đất

- Khái niệm: Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm.

- Đặc điểm: Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển.

- Nguyên nhân: Do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương (chênh lệch nhiệt độ và khí áp).

- Tính chất: Gió biển ẩm mát, gió đất khô.

So sánh gió mùa gió đất, gió biển

b. Gió fơn

- Khái niệm: Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở lên khô và nóng.

- Đặc điểm:

+ Sườn đón gió có mưa lớn.

+ Sườn khuất gió khô và rất nóng.

- Nguyên nhân: Chủ yếu là do sự tăng giảm của hơi nước trong không khí.

- Phạm vi hoạt động: Thường xuất hiện ở các dãy núi đón gió.

So sánh gió mùa gió đất, gió biển

Loigiaihay.com

  • So sánh gió mùa gió đất, gió biển

    Quan sát hình 14.1 (SGK trang 53), hãy kể tên một số khu vực ở một châu lục có chế độ gió mùa.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 45 SGK Địa lí 10

  • So sánh gió mùa gió đất, gió biển

    Dựa vào hình 12.4 (SGK trang 47) và kiến thức đã học, hãy trình bày sự hình thành và hoạt động, của gió biển và gió đất.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 47 SGK Địa lí 10

  • So sánh gió mùa gió đất, gió biển

    Dựa vào hình 12.5 (SGK trang 47), hãy cho biết ảnh hưởng của gió ở sườn tây khác với gió khi sang sườn đông như thế nào? Khi gió lên cao nhiệt độ không khí giảm bao nhiêu/1000m, khi xuống thấp nhiệt độ không khí tăng bao nhiêu độ/1000m?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 48 SGK Địa lí 10

  • So sánh gió mùa gió đất, gió biển

    Bài 1 trang 48 SGK Địa lí 10

    Em hãy nêu những nguyên nhân làm thay đổi khí áp.

  • So sánh gió mùa gió đất, gió biển

    Bài 2 trang 48 SGK Địa lí 10

    Dựa vào bình 12.1. hãy trình bày hoạt động của gió Tây ôn đới và gió Mậu dịch.

  • So sánh gió mùa gió đất, gió biển

    Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

    Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm nhiều ngành khác nhau, đa dạng về sản phẩm và phức tạp về trình độ kĩ thuật, trong đó phải kể đến công nghiệp dệt - may.

  • So sánh gió mùa gió đất, gió biển

    Công nghiệp điện tử- tin học

    Công nghiệp điện tử - tin học là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tố mũi nhọn của nhiều nước

  • So sánh gió mùa gió đất, gió biển

    Hãy phân tích và cho ví dụ về ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự phân bố công nghiệp?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 120 SGK Địa lí 10

  • So sánh gió mùa gió đất, gió biển

    Công nghiệp thực phẩm

    Công nghiệp thực phẩm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu hằng ngày của con người về ăn, uống. Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.