So sánh kết thúc hai dua tre

-Thạch lam ko đi sâu tố cáo xã hội tàn ác như nhũng tác phẩm cùng thời mà đi vào miêu tả cuộc sống những cảnh đời buồn tẻ nơi phố huyện -Nhà văn xót xa trước cuộc sống vô nghĩa quẩn quanh ko chỉ ở những con người nghèo khổ tối tăm mà ngay cả cuộc sống tẻ nhạt đơn điệu của 2 chị em Liên đồng thời gợi lên những khao khát đổi thay, khao khát về cuộc sống đẹp đẽ hơn dù chỉ là trong mong ước -Đánh thức niềm tin mong manh ở tương lai trong những con người tưởng đã bị bóng tối vùi lấp.

Show

IV. truyện ngắn "Hai đứa trẻ", Thạch Lam viết: "Chừng ấy người

trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng

ngày của họ".

Dựa vào cảm nhận của mình về tác phẩm, anh (chị) hãy bình

luận ý kiến trên.

1. Tóm tắt phần đầu của câu chuyện: Phố huyện chìm dần vào bóng tối

"Điểm nhìn trần thuật" của Hai đứa trẻ từ nhân vật chính là Liên,

một cô bé chưa thực sự là thiếu nữ, nhưng cũng không hoàn toàn vô tư và vô tâm

như những đứa trẻ khác.

Thông qua nhân vật Liên, nhà văn đã gợi không gian phố huyện

nghèo hiện lên theo nhịp điệu đều đặn của thời gian từ chiều tối đến đêm khuya.

Những đường nét đơn giản quen thuộc, những âm thanh cũng rất quen thuộc đối

với chị em Liên, và đặc biệt là sự ám ảnh của bóng tối nơi phố huyện.

- Bóng tối chiếm lĩnh không gian: Bóng tối lấn dần mọi thứ ánh

sáng. Bóng tối bao phủ không gian phố huyện làm mờ chìm mọi cảnh vật: từ cái

chợ, ga xép... đến con đường vào làng, cánh đồng mênh mang... Bóng tối được

nhắc đến nhiều lần trong truyện ngắn này: "Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra

sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa".

- Cuộc xung đột âm thầm nhưng khá quyết liệt giữa ánh sáng và

bóng tối. Đó cũng là một "tín hiệu nghệ thuật" trong cảm nhận về cuộc sống hiện

tại nơi phố huyện trong Hai đứa trẻ.

- Bóng tối xoá dần bóng dáng con người:

+ Những con người nơi phố huyện lần lượt xuất hiện qua cảm nhận

của Liên: Từ những đứa trẻ con nhà nghèo nhặt nhạnh vài thứ còn sót lại sau buổi

chợ vãn với dáng điệu "lom khom" miệt mài kiên nhẫn; mẹ con chị Tí, "thằng bé

xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng", "mẹ nó, theo sau, đội cái chõng

trên đầu và tay mang không biết bao nhiêu là đồ đạc..."cũng có mặt nơi phố huyện

cùng cái công việc, "chiều nào cũng thế", cứ dọn hàng ra rồi lại dọn về, dù "chẳng

ăn thua gì"; thêm một bà cụ Thi điên, uống cút rượu xong, "lảo đảo bước ra bên

ngoài và đi lần vào bóng tối"; một bác Siêu cùng gánh hàng phở được xem là "xa

xỉ" nơi phố huyện nghèo cũng chỉ để lại ấn tượng về một sự bất động, tẻ nhạt, vắng

lặng buồn bã. "Bóng bác mênh mang ngả xuống đất một vùng và kéo dài đến tận

hàng rào hai bên ngõ"; vợ chồng bác xẩm xuất hiện với mục đích mưu sinh đã góp

mặt thêm phần đầy đủ những "công dân phố huyện" với tiếng đàn bần bật, nhưng

cũng thật chóng vánh rơi ngay vào im lặng.

+ Thế giới nhân vật hiện lên trong phố huyện đều là những con

người nhỏ bé đang tìm kiếm sự sống trong cuộc mưu sinh thường nhật. Nhưng

"chẳng ăn thua gì" vì bán hàng mà không có khách, đi hát mà không có người

nghe. Những bóng dáng đang thu nhỏ mình lại, với vài cử chỉ đơn điệu gần như bất

động, với vài ba câu đối đáp rời rạc, lẫn những tiếng thở dài ngao ngán gần như

yên lặng. "Chừng ấy con người" đang ở "trong bóng tối" là một hiện thực mà nhà

văn mô tả, thông qua sự cảm nhận chính xác của Liên một cách tinh tế.

+ Việc tả và kể những người xuất hiện trong bóng tối nơi phố huyện nghèo

được Thạch Lam sử dụng bút pháp nghệ thuật hiện thực, và mang ý nghĩa phản

ánh hiện thực đang tồn tại một cách nhàm chán đơn điệu, đều đặn, lặp lại như một

điệp khúc. Đồng thời, ánh sáng và bóng tối trong truyện ngắn này đã trở thành một

"tín hiệu nghệ thuật", mang một sức ám ảnh đối với người đọc, gợi lên bao liên

tưởng cùng suy nghĩ về những điều có thể không hoàn toàn mới, nhưng thái độ của

nhà văn là rất trân trọng, quan tâm.

2. Bình luận

  • "Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi...". Có hoàn cảnh như

thế không? Người kể chuyện không miêu tả rõ rệt sự mong đợi ấy. Những đứa trẻ

con nhà nghèo không hề có một câu nói nào, đồng nghĩa với việc chúng chẳng bộc

lộ rõ suy nghĩ gì ngoài mục đích tìm kiếm một cái gì đó chưa hẳn đã còn lại ở phiên

chợ nghèo nàn. Chị Tí chỉ vài câu đối đáp rời rạc với Liên, với bác Siêu cũng chỉ có ý

nghĩa "vẩn vơ"; có chăng là tiếng thở dài, mệt mỏi và ít nhiều vô vọng. Gia đình

xẩm thì sau vài tiếng đàn bần bật là sự im lặng rơi vào sự lãng quên. Có thể nói

chừng ấy người không có biểu hiện nào thật sự thể hiện sự "mong đợi" cả. Đó là

cảm nhận của Liên?Hay đó chỉ là một phán đoán của nhà văn? Đến câu nói của chị

Tí, thì thậm chí là thở than chán ngán: "Ối chao, sớm với muộn mà có ăn thua

gì.".Làm sao có thể nói họ "mong đợi". Trái lại, họ đang nghĩ về một tương lai

"chẳng ăn thua gì" thì đó là một sự khước từ buồn nản.

Có thể nói tác giả không thể hiện rõ rệt cụ thể. Có thể họ đang có

mặt nơi phố huyện này đã là một sự mong đợi chăng?

  • Chị em Liên thì mong đợi đoàn tàu sẽ đến trong bóng tối, đó là

một sự thật. Chờ tàu, đối với chị em Liên không phải để bán hàng, "Liên và em cố

thức là vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyến tàu đó là sự hoạt động cuối cùng của

đêm khuya". Nhà văn đã thể hiện tâm trạng đợi tàu của chị em Liên một cách rất

thành công ở phần còn lại của tác phẩm này. Chờ đợi đoàn tàu là mong mỏi được

chứng kiến một sự hoạt động cuối cùng diến ra nơi phố huyện. Mong chờ "một thế

giới khác" sẽ đến, " khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh sáng lửa

của bác Siêu".

V. Nghê thuật tương phản:

  1. Nêu khái niệm nghệ thuật tương phản:

Là một bút pháp mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn. Các nhà văn thường vận dụng thủ pháp này để tô đậm sự đối lập gay gắt giữa các hiện tượng, sự vật, từ đó

làm nổi bật tư tưởng, chủ đề tác phẩm (0 điểm)

  1. Nghệ thuật tương phản trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
  2. Tương phản giữa bóng tối và ánh sáng (phân tích dẫn chứng) (1điểm)

Ánh sáng và bóng tối đã xuất hiện ngay từ đầu câu chuyện, ánh sáng yếu ớt của mặt trời “ như hòn than sắp tàn” và xen vào đó là những hình ảnh đầu tiên của bóng tối “

dãy tre làng trước mặt đen lại”.

Nhưng ám ảnh và có sự khơi gợi nhiều hơn cả là một không gian tối- sáng lúc phố huyện vào đêm: “ Liên ngồi lặng im bên mấy quả thuốc sơn đen, đôi mắt chị bóng tối

ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tam hồn ngây thơ của chị”.

Trong sự đối lặp sáng- tối đó, bóng tối là gam màu chủ yếu. Bóng tối dày đặc mênh mang khắp một vùng còn ánh sáng thì mờ nhạt, nhỏ nhoi, leo lét không đủ để

xua đi bóng tối.

Thạch Lam thường miêu tả bóng tối nhưng chỉ trong hai đứa trẻ, bóng tối mới đủ hình hài, cung bậc: “ đường phố và các ngõ chứa đầy bóng tối”, bóng người làm cong lung

lay nóng dài, bóng bác phổ Siêu mênh mang ngã xuống đất một vùng và kéo dài đến tận hàng rào hai bên ngõ”.Phố xá thì tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua

chợ về nhà, các ngõ vài làng lại càng sậm đen ơn nữa. Đêm ở phố huyện tĩnh mịch và đầy bóng tối”. Trong cái thế giới ngập tràn bóng đêm, dưới một bầu trời thăm thẳm bao la đầy

bí mật của phố huyện, ánh sáng lại quá yếu ớt, mà nhạt, nhỏ bé, leo lét. Ánh sáng của các cửa hiệu chỉ là những khe sáng, lọt ra ngoài, hắt xuống mặt đường gồ ghề khiến mặt đất

dường như nhấp nhô hơn vì những hòn đá nhỏ vẫn còn một bên sáng một bên tối. Ánh đèn của bác phở Siêu chỉ là những chấm nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối. Ánh sáng

ngọn đèn của chị em Liên thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa.....

Đặc biệt là hình ảnh ngọn đèn chị Tí, một quầng sáng nhỏ nhoi, chỉ chiếu sáng một

vùng đất nhỏ, xuất hiện ảy lần trong tác phẩm, tạo nên sức ám ảnh và khơi gợi về cảnh đời, những kiếp sống nhỏ bé, lay lắt trong đêm đen, trong bóng tối cuộc đời.

  • Tương phản giữa quá khứ và hiện tại (phân tích dẫn chứng) (0 điểm)

Chú ý : Quá khứ đẹp đẽ, sung túc của chị em Liên và An – Đối lập với cuộc sống đơn điệu, nghèo nàn, quẩn quanh của 2 chị em và của người dân nơi phố huyện

  • Nghệ thuật tương phản thể hiện tập trung nhất ở phần cuối câu chuyện: khi đoàn

tàu chạy qua phố huyện: bóng tối- ánh sáng, quá khứ-hiện tại, hiện tại-tương lai, âm thầm, lặng lẽ-ồn ào, náo nhiệt,.. (2 diểm)

  1. Tác dụng của nghệ thuật tương phản

→ Tất cả nhằm thể hiện cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, tẻ nhạt, tăm tối của những con người nơi phố huyện đang héo mòn vì bóng tối cuộc đời và niềm khao khát một cuộc

sống tươi sáng tốt đẹp hơn, từ đó thấy được tấm lòng chan chứa yêu thương của tác giả với những cuộc đời bé nhỏ nơi phố huyện (1 điểm)

-Tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, giàu chất thơ cho tác phẩm (0 điểm)

Nét đặc sắc trong truyện ngắn ” Hai đứa trẻ” Thạch Lam Ánh sáng từ đoàn tàu thì đã tới, nhưng ánh sáng thực sự, hạnh phúc thực sự của những con người nơi đây thì mãi vẫn tồn tại trong tâm tưởng mà không biết khi nào mới thành hiện thực. VI. ÁNH sáng+ bóng tối Trong văn chương, ánh sáng và bóng tối cũng được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nhằm tạo tình huống truyện, chuyển tải nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Với Chữ người tử tùcủa Nguyễn Tuân và Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ánh sáng và bóng tối được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nòng cốt "biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả"(1) của tác giả. Nguyễn Tuân và Thạch Lam tuy cùng thuộc dòng văn học lãng mạn nhưng mỗi người có một cách sử dụng các thủ pháp nghệ thuật hoàn toàn khác nhau, tạo nên những thế giới nghệ thuật riêng biệt và độc đáo, mang đậm phong cách cá nhân của tác giả. Miệt mài trong hành trình kiếm tìm cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, Nguyễn Tuân và Thạch Lam, trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ, ánh sáng và bóng tối được sử dụng không chỉ như một nguyên tắc tạo tình huống truyện mà còn vươn đến ý nghĩa biểu tượng về cái đẹp trong cuộc đời. Nguyễn Tuân viết Chữ người tử tù từ cảm hứng về một thú chơi tao nhã của người xưa, trong một tình huống đặc biệt mà người viết chữ và người chơi chữ là người tử tù và người quản ngục. Hai nhân vật này xuất hiện trong tác phẩm như một kiểu song trùng của sự tồn tại không thể thiếu nhau giữa hai khách thể đối cực, như ánh sáng và bóng tối, thậm chí là đối thủ trong một hoàn cảnh đặc biệt. Song chính vì là đối cực như ánh sáng với bóng tối nên bản thân sự khác nhau này cũng đã hàm chứa một sự tương liên, bổ sung cho nhau, thậm chí chuyển hóa từ tối ra sáng như một quy luật tất yếu. “Chữ” hiểu theo nghĩa của tác phẩm chính là Thư pháp, một “nghệ thuật thể hiện chữ viết và là phương tiện để biểu lộ tâm thức của con người... Thư pháp gắn với tính cách, tâm tư, tình cảm, quan niệm triết học, nhân sinh quan của người viết”(2). Từ nét chữ, người ta có thể đọc được tính tình, nhân cách, khí phách người viết, nó thể hiện thế giới

phút giây bừng sáng đó thành thiên thu vĩnh viễn ở đoạn kết – ở sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, trong "cảnh cho chữ", “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có". Về truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam có thể nói đây là một truyện ngắn "phi cốt truyện". Đó là điểm đặc biệt đồng thời cũng là một trong những nét làm nên phong cách riêng trong nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam. Ánh sáng và bóng tối trong Hai đứa trẻ được sử dụng như một thủ pháp chính trong nghệ thuật dựng truyện của Thạch Lam. Sở dĩ nói như vậy bởi ánh sáng và bóng tối được tác giả sử dụng trong cách xây dựng bối cảnh tác phẩm, nhân vật lẫn trong các chi tiết nhỏ nhằm biểu đạt chủ đề của tác phẩm. Bối cảnh của Hai đứa trẻ là không gian phố huyện buồn tẻ – một không gian nghệ thuật đặc trưng xuất hỉện khá nhiều trong truyện ngắn của ông. Đó là một không gian đan xen giữa làng quê và thành thị. Thời gian là một buổi chiều “êm ả như ru” đang sắp nhường chỗ cho bóng đêm, "dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời". Khung cảnh phố huyện trong bóng tối gợi không khí buồn buồn, hiu hắt, chậm chậm, đơn điệu của cuộc sống nơi đây. Bóng tối ngập đầy trong đôi mắt của Liên. Số phận của lũ trẻ bới rác và những người lao động nghèo ở đây cũng nhạt nhòa trong bóng tối. Bối cảnh phố huyện và tâm trạng nhân vật được tác giả xây dựng vào những thời điểm khác nhau: lúc hoàng hôn, khi đêm về và lúc đêm đã khuya. Trong ánh sáng của ngọn đèn leo lét trên chõng hàng chị Tý, trên bếp lửa của bác Siêu và những hột sáng lọt qua phên nứa từ ngọn đèn của chị em Liên, con người hiện lên như những cái bóng vật vờ không số phận, không tính cách. Ngoài cuộc sống mò cua bắt ốc ban ngày ra, tối đến họ tập trung ở đây như để bắt đầu một cuộc sống thứ hai trong bóng tối, nhưng là để hướng đến ánh sáng. Tất cả cùng chờ đợi một điều gì đó mới mẻ, khác lạ so với cảnh đời buồn tẻ, quẩn quanh, tù hãm của cái "ao đời bằng phẳng" hàng ngày họ nếm trải. Hình tượng ánh sáng ở đây được xây dựng như một hình tượng nghệ thuật độc đáo, gây nhiều ám ảnh. Những hột sáng ít ỏi, nhỏ nhoi lọt thỏm giữa không gian phố huyện ngập tràn bóng tối tăng thêm độ mênh mông tối tăm, không khí buồn lặng của khung cảnh phố huyện vào đêm. Nỗi buồn chán của hai đứa trẻ và những người dân phố huyện nếu khi chớm đêm mới chỉ ở mức độ mơ hồ thì càng về khuya nó càng rõ nét. Bầu trời đầy sao và vũ trụ bao la như tương phản, đối lập gay gắt với cuộc sống tù đọng đơn điệu ở phố huyện, hé mở tâm hồn khao khát hạnh phúc của chị em Liên. Lúc này nỗi buồn không còn nhòa nhạt mơ hồ nữa mà đã sắc nét, rõ rệt hơn khi cô nhớ về Hà Nội, một thứ "siêu cảm giác" bởi cô đang hồi tưởng về quá khứ, cảm thấy bằng tâm hồn về một thời khác với thời hiện tại Liên đang sống – "một vùng sáng rực và lấp lánh"(6). Ánh sáng từ đoàn tàu thì đã tới, nhưng ánh sáng thực sự, hạnh phúc thực sự của những con người nơi đây thì mãi vẫn tồn tại trong tâm tưởng mà không biết khi nào mới thành hiện thực. Hình tượng ánh sáng và bóng tối ở Hai đứa trẻ khi đặt vào diễn biến nội tâm tinh tế, phức tạp của Liên trong cảm nhận độ dày của bóng tối từ chiều đến đêm khuya mới thấy rõ giá trị của nó, thấy được độ "khát thèm được chiếu sáng và được đổi thay"(7) của hai đứa trẻ và những người dân nơi đây. Giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng của tác phẩm vì vậy được nâng lên một tầm khác hẳn khiến Hai đứa trẻ của Thạch Lam trở thành một trong những truyện ngắn hay, đặc sắc của văn học Việt Nam. Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối như một thủ pháp trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻvừa có điểm giống nhau lẫn khác nhau. Cả hai tác giả đều sử dụng ánh sáng và

bóng tối như một nguyên tắc đối lập, một thủ pháp nghệ thuật trong xây dựng tình huống truyện. Nhưng với Nguyễn Tuân ánh sáng và bóng tối vừa đối lập, vừa bổ sung, nâng đỡ nhau, đồng thời có sự chuyển hóa từ bóng tối ra ánh sáng. Nhân vật viên quản ngục khi được Huấn Cao “khai tâm” đã nghẹn ngào “xin bái lĩnh”, là một minh chứng cho sự chuyển hóa này. Ánh sáng và bóng tối ở đây từ nghĩa thực đã chuyển thành nghĩa tượng trưng.Đều hướng tới mục đích ngợi ca cái đẹp, nhưng cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân là cái đẹp thiêng liêng, sang trọng đã ổn định và có giá trị như một bảo vật văn hóa của dân tộc, như một kiểu chơi đẹp, thú uống trà, chơi chữ, một kiểu sống đẹp, một nhân cách đẹp... Chính vì vậy ánh sáng trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là ánh sáng của chân lý, của cái đẹp trong tài hoa, nhân cách, nên tác phẩm cũng được kết thúc đẹp bằng sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, của thiên lương con người với cái xấu cái ác. Bóng tối ở đây vừa là cuộc sống tù đọng, quẩn quanh mòn mỏi âm u – là nét giống với bóng tối trong Hai đứa trẻ – nhưng nó cũng vừa đại diện cho cái xấu cái ác trong cuộc sống cũng như trong bản chất con người, điểm khác với truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Với Thạch Lam, bóng tối vừa mang nghĩa biểu trưng cho cuộc sống tù đọng, quẩn quanh nơi phố huyện vừa được sử dụng như phông nền chính nhằm làm nổi bật ba loại ánh sáng: a) Ánh sáng nơi phố huyện – những quầng sáng giới hạn, nhỏ nhoi, leo lét, những hột sáng... tượng trưng cho số phận mòn mỏi của những con ngưòi nơi đây; b) Ánh sáng đô thị – vừa là quá khứ, vừa là tương lai, là miền mơ ước của hai đứa trẻ; c) Ánh sáng con tàu – ánh sáng thức tỉnh đời sống tỉnh lẻ, như một cầu nối từ hiện tại (ánh sáng phố huyện) về quá khứ (ánh sáng đô thị), rồi hướng tới tương lai (ánh sáng đô thị). Từ đây ánh sáng, bóng tối không còn mang nghĩa thực nữa mà mang nghĩa biểu tượng, biểu tượng của ước mơ, của khát khao hạnh phúc và những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Còn với Nguyễn Tuân, cảm hứng thẩm mỹ của ông bắt nguồn từ cái đẹp lớn lao, cái cao cả, bi hùng hoặc mô tả những nhân cách lớn... nên thủ pháp nghệ thuật cũng xây dựng dựa trên sự đối lập gay gắt, ánh sámg và bóng tối cũng được sử dụng nhằm miêu tả những tương phản mạnh mẽ, những chuyển biến bất ngờ, đột ngột. Đó vừa là một thủ pháp trong xây dựng tình huống truyện, vừa là sự dẫn dắt đi đến kết thúc của sự chiến thắng giữa chân lý, cái đẹp với cái xấu, cái ác. Thạch Lam do chỉ chú ý đến những cái bình thường, giản dị, nhỏ nhoi trong cuộc sống nên ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm của ông không có sự chuyển biến dữ dội, bất ngờ. Chính từ tính quy phạm của ánh sáng và bóng tối trong hội họa, vào văn chương nó đã vừa kế tục vừa phá vỡ tạo ra hiệu quả thẩm mỹ mới, góp phần đắc lực cho xây dựng tình huống truyện, được sử dụng như một tình tiết nghệ thuật đặc sắc. So sánh hai tác phẩm để thấy sự giống nhau và khác nhau trong nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối, lý giải nó từ quan niệm nghệ thuật, vốn văn hóa của tác giả để thấy tài năng của nhà văn và giá trị nghệ thuật to lớn của tác phẩm. Từ đó có thể khắc họa rõ hơn diện mạo của tác giả, tác phẩm, xác lập một cách thức tiếp cận văn bản không phải chỉ từ chính nó mà bằng liên văn bản. Điều này không nằm ngoài mục đích khám phá các vẻ đẹp tiềm ẩn của tác phẩm văn chương khiến nó luôn mới mẻ, lấp lánh nhiều giá trị VII. Tính nghệ thuật trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam – Phan Huy Dũng

“không” đã “bẫy” họ sa vào một không khí bất định, mông lung. Độc giả cứ ngỡ mình đang cùng nhà văn theo dõi nhân vật, nhưng thật sự họ đã bị lây nhiễm chính cảm giác của nhân vật và không thôi thao thức. Càng cố gắng hiểu những điều nhân vật “không hiểu” để phân biệt với nó, anh ta càng rơi sâu vào không khí của truyện đến nỗi mất cả đường ra, trong khi tác giả vẫn không ngừng tả, kể để trói anh ta chặt hơn vào câu chuyện mà ông “bịa” ra. Truyện tuy rất ít hành động nhưng vẫn thấp thoáng những lời đối thoại. Chúng được phân bố rất đều trong tác phẩm và xuất hiện giữa những đoạn miêu tả cảnh vật – một khung cảnh lặng lẽ, êm đềm, có phần hiu hắt, buồn bã. Chính không khí ấy quy định sắc điệu của lời đối thoại, trong khi bản thân lời đối thoại cũng mang tính chất lơ lửng, không gây nên sự đột biến nào của mạch truyện. Những câu hỏi nêu ra có thể trả lời cũng được mà không cũng được. Nó không nhằm mục đích tìm biết mà chỉ chờ đợi một sự phụ hoạ, xác nhận điều người nói nghĩ và thậm chí cả sự hiện tồn mờ nhạt của họ nữa : - Em thắp đèn lên chị Liên nhé! - Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ? - Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế? - Còn cô chưa dọn hàng à? - Có phải buổi trưa em bán cho bà Lực hai bánh xà phòng không? - A, cô bé làm gì thế? - Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ? - Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ? Trước những câu hỏi ấy người đối thoại thường là “mãi rồi mới chép miệng trả lời”, ngẫm nghĩ rồi đáp hoặc có đáp cũng “đáp vẩn vơ”, thậm chí “không đáp”, “không cần ngoảnh mặt ra”. Một số người khi muốn chứng minh luận điểm nói rằng cảnh đời được miêu tả trong truyện thật nghèo nàn buồn tẻ, đã viện đến các chi tiết như đám trẻ con nhặt nhạnh những thứ rơi vãi trên nền chợ, chị Tý dọn hàng đến khuya mà không bán được bao nhiêu, hai chị em Liên xem phở bác Siêu như một thứ quà xa xỉ, một người mua hàng đến nửa bánh xà phòng cũng phải mua chịu... Thật ra cần chú ý hơn đến những mấu đối thoại rời rạc đã nói ở trên. Dụng công của Thạch Lam cũng như hồn văn của truyện chính toát lên từ đấy. Nó đưa tới cho người đọc không phải chuyện này chuyện nọ mà là một ấn tuợng buồn nản, xót thương, thậm chí bực bội trước các câu hỏi tủn mủn , bâng quơ, không cần thiết phải trả lời và những lời đáp quá chừng nhạt nhẽo, phẳng lặng. Những ấn tưọng đó khó gây dựng hơn nhiều so với các nhận xét kết luận “đóng bao”sẵn thường thấy ở nhiều truyện thừa giọng giáo huấn mà thiếu tính nghệ thuật. Trong truyện cũng vài lần nổi lên tiếng reo chứa đựng niềm hân hoan mong đợi : - Kìa, hàng phở của bác Siêu đã đến kia rồi. - Đèn ghi đã ra kia rồi. Nhưng những tiếng reo đó đã nhanh chóng phô ra tính chất tội nghiệp của chúng, niềm vui mới nhóm lên đã bị triệt tiêu bởi lời kể nhẩn nha vô tình mà thật “ác nghiệt” : ” An và Liên ngửi thấy mùi phở thơm, nhưng ở cái huyện nhỏ này, quà bác Siêu bán là một thứ quà xa xỉ, nhiều tiền , hai chị em không bao giờ mua được ” và “chuyến tàu hôm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn”. Đúng là mong đợi chỉ để mà mong đợi, reo lên chỉ để rồi buồn tiếc và thất vọng hơn. Cảm giác thất vọng của nhân vật chắc chắn là sâu sắc. Nhưng đâu chỉ nhân vật, độc giả cũng thất vọng

không kém. Bị trói chặt bởi nhịp cầu lê thê của câu chuyện, họ đã chờ đợi bao nhiêu ở những tiếng reo kia. Thật ra, niềm thất vọng này chính là hiệu quả nghệ thuật của truyện. Sau sự hụt hẫng này, độc giả sẽ vỡ ra những ý nghĩa của đời sống mà truyện muốn hướng tới. Nghệ thuật không phải là nói thẳng mà nói vòng, còn độc giả thì có được cảm giác thật như người trong truyện. Cùng với nhân vật, họ tự nghiệm sinh các giá trị của đời. Hình ảnh thiên nhiên trong truyện đã gây cho người đọc những ấn tượng sâu đậm. Sự êm ả đượm buồn mà ta nhận thấy một phần là của thiên nhiên với tư cách là chất liệu, vật liệu, một phần là của văn. Những bức tranh nho nhỏ được gài xen kẽ với nhũng mẫu đối thoại rời rạc, không hoàn chỉnh. Chúng lấp đầy những khoảng trống của lời nói và cầm giữ nhịp điệu của thiên truyện. Giả sử tác giả viết khác đi, dồn hẳn những đoạn miêu tả thiên nhiên về một phía, và phía kia là hình ảnh sinh hoạt của con người, hẳn giọng điệu điều hoà của truyện sẽ biến mất và chủ đề của truyện sẽ khác đi. Ở đây thiên nhiên không thu hút toàn bộ thần trí con người để họ mê man trong đó. Nó gần gũi, vỗ về, khơi gợi những cảm xúc dịu dàng và bâng khuâng. Nó trổi lên đánh lạc hướng tâm trạng buồn chán của nhân vật ( và của độc giả) thông qua mùi âm ẩm của đất bụi, vẻ lung lay của bóng đèn, bóng người, ánh nhấp nháy của ngàn sao và đom đóm, tiếng động mơ hồ, khe khẽ của loạt hoa bàng rụng xuống vai.. nhiên, việc đánh lạc hướng kia chỉ diễn ra từng lúc một, và nhân vật của truyện lại trở về với thực tại túng thiếu, lam lũ, để tiếp đó rơi vào trạng thái chập chờn nửa mơ , nửa thức, khắc khoải chờ mong, hi vọng ( dẫu chẳng biết hi vọng ở cái gì). Truyện sở dĩ không rơi vào nhàm tẻ dù đối tượng hàm chứa sự tẻ nhàm, chính một phần nhờ lối tả, kể xen kẽ, chắp nối đó. Hai đứa trẻ là truyện ngắn giàu tính nghệ thuật. Tác giả đã rất ung dung, thoải mái khi xử lí chất liệu hiện thực. Tất cả chất liệu đã được tổ chức lại nhằm khơi dậy ở người đọc những cảm xúc nghệ thuật thuần khiết. Nhà văn đưa họ vào thế giới của ông, thôi miên họ, sau đó tự để họ ngẫm nghiệm và rút ra những bài học cần thiết. Ở trên có nhắc tới “khu vườn Thạch Lam”. Thực ra “khu vườn”ấy không chỉ có nghĩa là đề tài. Đó là “khu vườn” của nghệ thuật – một nghệ thuật biết vượt thoát khỏi sự trói buộc của đề tài để làm vang dậy tiếng nói riêng của nhà văn. VIII. Con tàu là sản phẩm của nền văn minh phương Tây, xuất hiện ở Việt Nam trong bối cảnh người Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương. Sự xuất hiện của nó không chỉ làm thay đổi đời sống kinh tế - xã hội, mà còn đem đến cho văn chương Việt Nam một nguồn thi liệu mới. Giờ đây, bên cạnh hình ảnh con thuyền - bến sông, trong văn chương nước nhà đã có thêm hình ảnh sân ga - con tàu. Giữa rất nhiều sáng tác trước 1945, chúng ta thấy truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam đã miêu tả thành công hình tượng con tàu - hình tượng mở ra nhiều khía cạnh khác nhau của hiện thực đời sống xã hội đương thời.

Trước hết, hình tượng con tàu được nhà văn miêu tả nhằm thể hiện tình trạng tàn lụi của cuộc sống. Cuộc sống "đang cùn đi, gỉ đi" (Nam Cao) vốn là một chủ đề phổ biến trong văn chương trước cách mạng tháng Tám. Với mỗi nhà văn, chủ đề này sẽ được thể hiện theo từng cách khác nhau. Trong Hai đứa trẻ, hiện thực cuộc sống được nhà văn Thạch Lam quan sát qua tình huống con tàu về ga. Như đã biết, bối cảnh câu chuyện Hai đứa trẻ là khu phố huyện nghèo. Ở đây có đường sắt chạy qua, có sân ga để con tàu theo lịch trình hằng đêm về đón và trả khách. Con tàu vô hình trung đã trở thành một phần