So sánh kinh tế việt nam và singapore

Theo dự báo mới nhất của IMF, năm 2023, Việt Nam sẽ vươn lên đứng thứ ba Đông Nam Á về quy mô kinh tế với GDP 469,62 tỷ USD. Xếp sau Indonesia (1.390 tỷ USD) và Thái Lan (580,69 tỷ USD) và vượt qua Malaysia (467,46 tỷ USD), Singapore (447,16 tỷ USD), Philippines (425,66 tỷ USD).

So sánh kinh tế việt nam và singapore

Nguồn: IMF

Dự báo trước đó của IMF cho rằng phải đến năm 2025, Việt Nam mới có thể đứng thứ ba Đông Nam Á với GDP 571,12 tỷ USD, xếp sau Indonesia (1630 tỷ USD) và Thái Lan (632,45 tỷ USD) và vượt qua Malaysia (556 tỷ USD), Philippines (523,53 tỷ USD), Singapore (496,81 tỷ USD). Còn giai đoạn 2023-2024, Việt Nam vẫn xếp sau Malaysia.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2022, GDP Việt Nam tăng 8,02% (quý I tăng 5,05%; quý II tăng 7,83%; quý III tăng 13,71%; quý IV tăng 5,92%) so với năm trước do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Theo đó, quy mô GDP cả nước năm 2022 đã đạt khoảng 9.513 nghìn tỷ đồng (tương đương 403,53 tỷ USD). Trong đó, ngành có đóng góp lớn nhất vào quy mô GDP cả nước là công nghiệp chế biến, chế tạo; đạt 2.355 nghìn tỷ đồng trong năm 2022.

Quốc gia Đông Nam Á thứ hai công bố kết quả tăng trưởng kinh tế là Singapore. Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp (MTI) Singapore, nhờ dỡ bỏ các hạn chế do đại dịch Covid-19, GDP của Singapore đã tăng trưởng 3,8% trong năm 2022, thấp hơn so với con số tăng trưởng 7,6% của năm 2021. Lý do là xuất khẩu suy giảm trong bối cảnh nhu cầu bên ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc suy yếu.

Riêng trong quý IV/2022, tăng trưởng GDP của Singapore đạt 2,2%, thấp hơn so với mức 4,2% của quý III/2022. Cụ thể, tất cả các lĩnh vực đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái, ngoại trừ lĩnh vực sản xuất giảm 3%. Bên cạnh đó, lĩnh vực xây dựng tăng trưởng 10,4% trong quý IV/2022; khu vực dịch vụ tăng 4,1%.

Với những cơn gió ngược đang hình thành như nhu cầu xuất khẩu tiếp tục suy yếu, đặc biệt là đối với hàng điện tử và những lo ngại về khả năng suy thoái ở các nền kinh tế tiên tiến, các chuyên gia dự đoán tăng trưởng kinh tế của Singapore sẽ chậm lại trong năm 2023, ở mức từ 0,5% - 2,5%.

Báo cáo mới nhất của HSBC dự báo, ASEAN có thể sẽ chứng kiến mức tăng trưởng giảm nhẹ vào năm 2023 (dự kiến), ngoại trừ Thái Lan, quốc gia sẽ được hưởng lợi chính từ cú hích trong du lịch. Điều này sẽ có tác động lớn tới thời điểm các ngân hàng trung ương sẽ ngừng chu kỳ thắt chặt hiện tại.

Trong quý 1/2023, Việt Nam được dự báo có tốc độ tăng trưởng cao nhất khối ASEAN-6, đạt 5%. Xếp thứ 2 là Malaysia với tốc độ tăng trưởng đạt 4,9%. Tiếp theo Indonesia, Philippines, Thái Lan và Singapore được dự báo tăng trưởng GDP đạt lần lượt là 4,1%; 3,9%; 3,4% và 1,4%.

Cùng với đó, dự báo tăng trưởng khối ASEAN-6 trong năm 2023 đạt 4,1%. Trong đó, Việt Nam là nước có tăng trưởng cao nhất, đạt 5,8%. Đứng thứ h là Philippines với mức tăng trưởng đạt 4,4%. Sau đó là Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Singapore có dự báo tăng trưởng GDP đạt lần lượt là 4,3%; 4%; 3,8% và 2,1%.

Mới đây, tờ Business Times (Singapore) đã có bài viết "Tiếng gầm của một con hổ châu Á mới - Roar of a new Asian tiger", nói về Việt Nam. Trong đó nhận định Việt Nam có cơ hội trở thành "con hổ châu Á mới" và đưa ra 6 dẫn chứng. Thứ nhất là sự bùng nổ của tầng lớp giàu có. Thứ hai là việc tài trợ cho khởi nghiệp. Thứ ba là sự bùng nổ của năng lượng tái tạo. Thứ tư là sự "khát" lao động. Thứ năm là sự phát triển của thị trường bất động sản và cuối cùng là nhu cầu cơ sở hạ tầng lớn.

Các chuyên gia của ngân hàng DBS Bank từng cho rằng, phải đến năm 2029, nền kinh tế Việt Nam mới có quy mô lớn hơn kinh tế Singapore.

So sánh kinh tế việt nam và singapore

Năm 2019, Bloomberg dẫn một báo cáo của ngân hàng DBS Bank cho hay: "Kinh tế Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng khoảng 6-6,5% trong thập kỷ tới, nhờ nguồn vốn đầu tư nước ngoài mạnh và tăng trưởng năng suất trong những năm sắp tới. Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng này, nền kinh tế Việt Nam sẽ lớn hơn quy mô nền kinh tế Singapore sau 10 năm nữa".

Ở thời điểm đó, dự báo kinh tế Việt Nam có thể bắt kịp Singapore vào năm 2029 của DBS dựa trên một số giả định.

- Việt Nam có thể tăng trưởng bình quân 5,5% trong những năm tới và trung bình khoảng 6-6,5% trong trung hạn khoảng 10 năm.

- Tỷ lệ tăng trưởng dân số ngắn hạn trong độ tuổi lao động của Việt Nam là 1% rồi giảm dần xuống 0,5%.

- Các nền kinh tế khu vực cũng giữ mức tăng trưởng bình quân vốn có, với Singapore là 2,5%.

Nhưng bất ngờ cho các chuyên gia này, là Việt Nam đã vượt qua Singapore về mặt quy mô kinh tế ngay một năm sau đó.

Tháng 10/2020, IMF dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 của các quốc gia Đông Nam Á hầu hết âm. Philippines được dự báo sẽ tăng trưởng -8,3%, trở thành quốc gia có mức sụt giảm GDP dự kiến sâu nhất năm nay trong số các nước ASEAN-5. Theo sau là Thái Lan với -7,1%; Malaysia với -6% và Indonesia với -1,5%. Đặc biệt, IMF dự báo cụ thể quy mô GDP của Việt Nam năm 2020 sẽ ở mức 340,6 tỷ USD, trong khi Singapore 337,4 tỷ USD, Malaysia 336,3 tỷ USD...

Với sự suy giảm của các nền kinh tế trong khu vực do tác động của Covid-19, cùng với nỗ lực duy trì tăng trưởng dương của Việt Nam, kết quả, đến cuối năm 2020, Việt Nam đã vượt qua Singapore (337,5 tỷ USD) và Malaysia (336,3 tỷ USD), thực sự trở thành nền kinh tế lớn thứ tư ở Đông Nam Á (sau Indonesia 1.088,8 tỷ USD; Thái Lan 509,2 tỷ USD và Philippines 367,4 tỷ USD).

Nikkei Asia nhận định: Đây chính là khoảnh khắc bứt phá của Việt Nam. Nhờ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã đạt được một cột mốc mới. Tờ báo Nhật Bản lý giải: "Gần như tất cả các nhà cung cấp lớn của Apple trong khu vực đã đặt nhà máy tại Việt Nam hoặc có dự định làm như vậy, theo xu hướng "Trung Quốc +1". Lĩnh vực điện tử đã trở thành ngành xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng chủ yếu vẫn còn là sản xuất và lắp ráp cơ bản. Các quan chức cho biết họ sẽ chọn lọc các khoản đầu tư công nghệ cao và thân thiện với môi trường với nhiều giá trị gia tăng hơn".

"Nếu Đài Loan và Hàn Quốc có thể đảm nhận những vai trò quan trọng đối với chuỗi cung ứng công nghệ, tại sao không phải là Việt Nam?" - một lãnh đạo của Công ty Cổ phần Công nghệ Xelex nói với Nikkei.

Năm nay, theo dự báo mới nhất tính đến thời điểm hiện tại của IMF, thậm chí nhiều khả năng Singapore sẽ tụt xuống vị trí 6 về quy mô kinh tế trong khu vực Đông Nam Á. Còn dự báo ADB thì cho rằng quy mô kinh tế Singapore trong năm nay dự kiến vẫn sẽ nhỉnh hơn khoảng 1 tỷ USD so với Malaysia, nhưng hai quốc gia này đều sẽ tiếp tục xếp sau Việt Nam trong năm 2021 này.

So sánh kinh tế việt nam và singapore

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn nắm giữ mức tăng trưởng kinh tế an toàn, đủ để duy trì vị trí thứ 4 về quy mô kinh tế trong khối ASEAN, sau Indonesia, Thái Lan và Philippines. Chỉ có thứ hạng của Singapore đang có nhiều khả năng lung lay, tụt một bậc và đứng sau Malaysia.

Mặt khác, đến năm 2020, GDP theo ngang giá sức mua của Việt Nam đã vượt qua mức 10.000 USD, đạt 10.869 USD/người/năm. Theo dự báo, đến năm 2021, con số này sẽ đạt 11.677 USD và đến 2022 thì vượt qua 12.000 USD. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn chưa đủ mạnh để Việt Nam có thể thăng hạng trong nhóm ASEAN-6 mà chỉ xếp trên Philippines, vẫn đứng sau Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan.

Nền kinh tế Việt Nam đứng thứ mấy thế giới 2023?

Chiều tối ngày 27/9/2023 theo giờ Việt Nam, tại Thụy Sĩ, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023 (Global Innovation Index 2023- GII 2023). Theo đó, Việt Nam được xếp hạng 46/132 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2022.

Singapore có nền kinh tế đứng thứ mấy?

Quy mô nền kinh tế tính theo GDP danh nghĩa của Singapore lớn thứ 39 trên thế giới với dân số chỉ khoảng hơn 5 triệu người (2020).

Kinh tế Singapore đứng thứ mấy Đông Nam Á?

Nền kinh tế Singapore lớn thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á, lần lượt xếp hạng 14 châu Á và 34 toàn cầu theo GDP danh nghĩa. 103,181 US$ (PPP, ước tính 2019.)

Singapore có nền kinh tế như thế nào?

Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Kinh tế Singapore từ cuối những năm 1980 đạt tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới: 1994 đạt 10%, 1995 là 8,9%. Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.