So sánh phát hiện với sáng chế năm 2024

Chắc hẳn đã có nhiều người từng nghĩ “ sáng chế “ và “ phát minh” là vốn là hai từ đồng nghĩa, bởi trong cuộc sống đời thường chúng ta đã sử dụng hai từ này một cách lẫn lộn, không rõ ràng. Tuy nhiên thực tế nó hoàn toàn là hai từ khác nhau , vậy khi nào là “sáng chế” , khi nào là “phát minh” ?

So sánh phát hiện với sáng chế năm 2024
Sáng chế và phát minh là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau

1. Về ” Sáng chế”

Tại Khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định : “Sáng chế “ là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Ví dụ như Roger Bacon người Anh sáng chế ra kính lúp, Alexander Graham Bell người Mỹ sáng chế ra điện thoại. Như vậy, “sáng chế” là giải pháp kỹ thuật mà phải nhờ quá trình đầu tư về tài chính, nhân lực mới có thể tạo ra, nó không tồn tại có sẵn trong tự nhiên.

“Sáng chế” là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và được bảo hộ độc quyền về nội dung. Để được bảo hộ sáng chế cần phải đáp ứng 3 tiêu chí được quy định tại Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ bao gồm:

+ Có tính mới (so với thế giới)

+ Có trình độ sáng tạo

+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.

2. Về “Phát minh”

“Phát minh” là việc phát hiện ra các quy luật, hiện tượng và sự vật trong tự nhiên mà trước đó con người chưa biết tới. Ví dụ một ngày đẹp trời, Newton phát hiện quả táo rơi xuống đất, ông mới phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn. Định luật này đã tồn tại trong tự nhiên rồi, tuy nhiên, trước Newton, do nhận thực của con người hạn chế, vì vậy chưa ai phát hiện ra. Phát minh tồn tại trong khoa học tự nhiên, không tồn tại trong khoa học xã hội, con người áp dụng phát minh để giải thích thế giới khách quan, nhưng phát minh không thể trực tiếp vào quá trình sản xuất.

Ý nghĩa của phát minh chính là ở chỗ nó nâng cao hiểu biết của cong người đối với thế giới vật chất, từ đó chế ngự nó để phục vụ cho lợi ích của loài người. Phát minh khi thỏa mãn các điều kiện được pháp luật quy định tại Điều 13 và Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ về chủ thể và các loại hình tác phẩm được bảo hộ. Phát minh là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, không được bảo hộ về nội dung mà chỉ được bảo hộ hình thức.

So sánh phát hiện với sáng chế năm 2024

3. Sự khác nhau giữa ” Sáng chế ” với ” Phát minh “

Sự khác nhau giữa ” Sáng chế ” và ” Phát minh ” là rất cơ bản, phát minh không phải là sáng chếbởi do không có tính mới và không được bảo hộ là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.

Tuy nhiên, ” Sáng chế ” và ” Phát minh ” cũng có những mối quan hệ với nhau:

− Những phát minh là tiền đề cho nhiều sáng chế: phát hiện ra tia X-Quang đã làm nảy sinh những sáng chế về thiết bị sử dụng tia X-Quang để chẩn đoán và chữa bệnh

− Trong nhiều trường hợp, sáng chế lại làm xuất hiện phát minh : Kính thiên văn được sáng chế năm 1608 và đã được Galileo Galilei sử dụng để quan sát bầu trời xa thẳm và nhờ đó đã phát hiện ra những dãy núi trên mặt trăng. Trong trường hợp này, Galileo không sáng chế ra những dãy núi, ông đã phát hiện ra chúng nhờ kính thiên văn!

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

So sánh phát hiện với sáng chế năm 2024

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: [email protected]
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì phát minh và sáng chế có những điểm khác nhau như sau:

Phát minh

Sáng chế

Hình thức bảo hộ

Là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, không được bảo hộ về nội dung mà chỉ được bảo hộ hình thức.

Là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và được bảo hộ độc quyền về nội dung.

Chỉ có trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, đã tồn tại khách quan (không có tính mới).

Không tồn tại sẵn có trong tự nhiên mà phải nhờ quá trình đầu tư về tài chính, nhân lực mới có thể tạo ra có khả năng áp dụng trực tiếp vào sản xuất và đời sống.

Giá trị thương mại

Có khả năng áp dụng để giải thích thế giới, nhưng chưa thể áp dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc đời sống mà phải thông qua các giải pháp kỹ thuật, nó không có giá trị thương mại.

Sáng chế có ý nghĩa thương mại, trong thực tế người ta có thể mua, bán sáng chế (chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế) hoặc chuyển quyền sử dụng sáng chế.

Điều kiện bảo hộ

Theo quy định tại Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.

Theo quy định tại Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ 2005 về điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ.

Trên đây là nội dung về những điểm khác nhau giữa phát minh và sáng chế. Để biết thêm thông tin về vấn đề này ban tham khảo ở Luật sở hữu trí tuệ 2005.