So sánh sự xâm lược của pháp và mỹ năm 2024

Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha gồm 16 tàu chiến được trang bị vũ khí thuộc loại hiện đại nhất, các khẩu đại bác đều là loại có sức công phá lớn và khả năng sát thương cao, mở đầu cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Chỉ trong ngày đầu nổ súng, hầu hết những đồn phòng thủ của ta ở phía đông sông Hàn đều bị hạ. Sáng hôm sau (2-9-1858), địch tiếp tục pháo kích tấn công thành Điện Hải và đổ quân đánh chiếm khu vực phía tây. Lực lượng quân triều đình vừa đánh, vừa lui dần, lập phòng tuyến phía tây nam Hòa Vang để ngăn địch. Diễn biến của trận đánh cho thấy địch không thể phát huy được sức mạnh của binh khí kỹ thuật để tấn công ồ ạt, mà đã bị chặn ngay ở cửa biển Đà Nẵng. Đây là kết quả của sức kháng cự quyết liệt của lực lượng đồn trú dưới sự chỉ huy của một triều đình lúc đó còn toàn vẹn sinh lực, với quyết tâm cao và khối đoàn kết toàn dân. Ngoài quân chủ lực thuộc triều đình, còn có sự tham gia của lực lượng biền binh và dân binh sở tại.

So sánh sự xâm lược của pháp và mỹ năm 2024

Liên quân tấn công Đà Nẵng năm 1858

Sau khi Tổng đốc Lê Đình Lý bị trúng đạn trọng thương, rồi hy sinh, Tự Đức đã cử Thống chế Chu Phúc Minh lên làm Tổng đốc quân vụ thay Lê Đình Lý. Sau đó, Tự Đức điều Nguyễn Tri Phương, võ tướng số một của ta, đang làm Kinh lược sứ Nam Kỳ ra chỉ huy mặt trận Đà Nẵng, thay cho Chu Phúc Minh. Là một võ quan có tài thao lược, ngay từ đầu Nguyễn Tri Phương đã đánh giá tình hình một cách đúng đắn và đề ra một phương lược phòng thủ và đánh địch năng động, thích hợp. Ông chủ trương không tiến công địch chính diện để tránh sức mạnh hỏa lực của địch, mà bao vây chặn địch ngoài mé biển, tăng cường phục kích địch, không cho chúng tiếp xúc với dân, thực hiện “vườn không, nhà trống”, cô lập và triệt đường tiếp tế, cung cấp lương thực tại chỗ.

Cho đến hết năm 1858, quân địch vẫn không sao mở rộng được địa bàn chiếm đóng, phá vỡ thế phòng thủ của ta, để thực hiện chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh.

So sánh sự xâm lược của pháp và mỹ năm 2024

Thành Điện Hải sau những đợt oanh tạc bằng đại bác vào sáng 1-9-1858 - Ảnh tư liệu

Tiến thoái đều không được, Rigault de Genouilly, lúc này được phong làm Đô đốc, bèn quyết định chuyển hướng tấn công vào Gia Định. Đầu tháng 2-1859, quân Pháp chỉ để lại ở Đà Nẵng một lực lượng chiếm đóng gồm một đại đội và vài chiếc chiến hạm nhỏ do đại tá Toyou chỉ huy. Tương quan lực lượng tại Đà Nẵng lúc này đã thay đổi, tạo thế thuận lợi cho ta. Lại thêm yếu tố thời tiết và khí hậu khắc nghiệt ở nơi đây làm cho quân địch khốn đốn, gần như bị tước mất sức chiến đấu. Một chỉ huy quân Pháp ở đây đã thú nhận: “trên mảnh đất nóng cháy này, các binh sĩ của ta gục ngã, cầm không nổi khí giới”. Những toán viện binh sau đó cũng bị tiếp tục hao mòn vì bệnh dịch và khí hậu oi bức, cộng thêm sự căng thẳng thần kinh do các cuộc tập kích hàng đêm vào các cứ điểm của quân triều đình và dân binh.

Kết cục, sau 18 tháng đánh chiếm Đà Nẵng (từ 1-9-1858 đến 23-3-1860), Page - thiếu tướng Tổng chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha - được lệnh của Chính phủ Pháp rút hết quân ra khỏi Đà Nẵng để đưa sang hỗ trợ cho chiến trường Trung Quốc. Trước khi rút quân, Page ra lệnh đốt hết các đồn trại ở Sơn Trà, An Hải, Điện Hải, Trà Úc và đành phải để lại một nghĩa địa và hàng trăm nấm mồ quân xâm lược nằm rải rác trên bán đảo Sơn Trà. Đây là nghĩa địa quân xâm lược duy nhất còn tồn tại đến ngày nay ở nước ta.

Có thể coi đây là thắng lợi lớn và duy nhất của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng trong hơn một phần tư thế kỷ chống xâm lược từ 1858 đến 1884.

Đánh giá về thắng lợi này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12-1976) cho rằng: "Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của Nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc"2.

Trải qua 21 năm chiến đấu, Nhân dân ta đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới có quy mô lớn, dài ngày nhất, ác liệt và dã man nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Âm mưu của đế quốc Mỹ biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và chia cắt lâu dài đất nước ta đã bị đập tan.

Thắng lợi của Nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước kết thúc quá trình 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giải phóng dân tộc và thống nhất nước nhà, mở ra bước ngoặt vĩ đại thiết lập quyền làm chủ của nhân dân trên toàn bộ đất nước, đưa cả nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Với thắng lợi này, Nhân dân Việt Nam chứng minh trước toàn thế giới sự phá sản không thể tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân mới. Cũng như trước đây, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược năm 1954 đã chứng minh với thế giới sự sụp đổ tất yếu của chủ nghĩa thực dân cũ. Quân ngụy Sài Gòn - đội quân tay sai mạnh nhất được Mỹ dồn sức lực, tiền của nuôi dưỡng và bảo vệ bị tiêu diệt đã làm cho các đồng minh Mỹ ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La tinh bắt đầu mất lòng tin vào khả năng của Mỹ. Niềm tin về “tính bất khả chiến bại” của đế quốc Mỹ đã bị lung lay.

Thắng lợi của Nhân dân Việt Nam đã đẩy lùi và làm suy yếu trận địa của chủ nghĩa đế quốc, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của đế quốc Mỹ ở Đông Nam Á, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, làm lung lay vị trí chính trị của Mỹ trên trường quốc tế làm phá sản "thần tượng Mỹ” và tâm lý phục Mỹ, sợ Mỹ - tên đế quốc hùng mạnh nhất và tên sen đầm quốc tế hung ác nhất.

Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã mở rộng trận địa của chủ nghĩa xã hội, tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của ba dòng thác cách mạng của thời đại đem lại lòng tin và niềm phấn khởi của hàng triệu người dân trên thế giới đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Trong toàn bộ lịch sử 200 năm của Hoa Kỳ, đây là thất bại lớn nhất. Đế quốc Mỹ bị suy yếu nghiêm trọng về quân sự, chính trị, kinh tế và còn phải tiếp tục gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề và lâu dài. Vết thương nhức nhối mà đế quốc Mỹ gọi là "hội chứng Việt Nam" đã dằn vặt giai cấp thống trị và cả nhân dân Mỹ trong nhiều năm cho đến nay vẫn chưa lành. Chiến tranh Việt Nam làm cho nhân dân Mỹ hiểu thêm những bệnh hoạn và mâu thuẫn vốn có của xã hội tư bản.

Thời kỳ sau Việt Nam, đế quốc Mỹ buộc phải điều chỉnh chiến lược toàn cầu, chuyển sang chiến lược "diễn biến hòa bình" gây đủ mọi sức ép nhằm phá hoại phong trào giải phóng dân tộc, phá hoại Liên Xô, Đông Âu, hệ thống xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản quốc tế từ trong lòng các phong trào và các nước đó.

Tất cả những điều đó nói lên tầm quan trọng quốc tế và tính thời đại của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược mà cả loài người tiến bộ, những ai có lương tri đều thừa nhận, dù Nhà Trắng và Lầu Năm Góc có tìm trăm phương nghìn kế để xóa bỏ cũng uổng công, dù năm tháng đã trôi qua nhưng sự thật lịch sử vẫn là sự thật.

Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đã để lại những bài học quý giá trong lịch sử giữ nước:

Một là, toàn dân đánh Mỹ, cả nước đánh Mỹ, đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng nhằm mục tiêu chủ yếu là giải phóng miền Nam.

Hai là, chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, tạo ra sức mạnh tổng hợp của chiến tranh.

Ba là, lựa chọn phương thức chiến tranh thích hợp.

Bốn là, ba tầng mặt trận thống nhất chống Mỹ: ở trong nước, giữa ba nước Đông Dương và trên thế giới.