So sánh thời hiệu và thời hạn

“Thời hạn” và “Thời hiệu” là hai chế định cơ bản và quan trọng trong pháp luật dân sự, tố tụng dân sự, tố tụng hình sự; đồng thời là hai vấn đề có ý nghĩa vô cùng thiết thực, quan trọng trong các mối quan hệ xã hội. Chúng ta thường bắt gặp các khái niệm thời hạn và thời hiệu trong các hợp đồng như “thời hạn giao hàng”, “thời hạn thanh toán”, “thời hạn thông báo”…hoặc trong các quy định pháp luật như “thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự”, “thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự”, “thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại”,…. Có được nhận thức đúng về thời hạn và thời hiệu giúp quá trình tiếp nhận, giải quyết các vụ việc, vụ án dân sự, vụ án hình sự một cách hiệu quả; mặt khác việc xác định đúng thời hạn, thời hiệu giúp các bên trong các mối quan hệ xã hội đảm bảo về mặt thời gian thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nhưng không phải ai cũng phân biệt được một cách rõ ràng sự khác nhau giữa hai khái niệm này và biết cách xác định thời hạn, thời hiệu. Trong bài viết này, Nhu Y Law Firm sẽ giúp bạn phân biệt được sự khác nhau giữa thời hạn và thời hiệu, cách xác định thời hạn, thời hiệu theo Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015).

Thời hạn

Thời hiệu

Khái niệm

Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác (khoản 1 Điều 144 BLDS 2015).

Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định (khoản 1 Điều 149 BLDS 2015).

Đơn vị tính

Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra (khoản 2 Điều 155 BLDS 2015).

Không có điều khoản quy định cụ thể trong BLDS 2015; thường được tính bằng ngày, tháng, năm tùy theo quy định của pháp luật.

Thời điểm bắt đầu

Điều 147 BLDS 2015:

- Khi được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn bắt đầu từ thời điểm đã xác định.

- Khi được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm, một sư kiện thì thời hạn tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định hoặc ngày xảy ra sự kiện; ngày đầu tiên của thời hạn, ngày xảy ra sự kiện không được tính vào thời hạn.

Điều 151 BLDS 2015:

“Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu.”

  • Ngày bắt đầu thời hiệu được tính vào thời hiệu.

Thời điểm kết thúc

Điều 148 BLDS 2015:

- Khi được tính bằng ngày, thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn.

- Khi được tính bằng tuần, tháng, năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần, tháng, năm cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó

- Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó.

- Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.

Điều 151 BLDS 2015:

Thời hiệu chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.

Ví dụ về cách xác định

Thời hạn 01 tháng từ ngày 30/01/2019 thì điểm bắt đầu tính từ 0h ngày 31/01/2019 và điểm kết thúc là 24h ngày 28/02/2019.

Thời hiệu là 01 năm kể từ ngày 14/02/2018 thì điểm bắt đầu tính từ 0h ngày 14/02/2018 và điểm kết thúc là 24h ngày 14/02/2019.

Chủ thể áp dụng

- Cơ quan nhà nước;

- Cá nhân, tổ chức.

Cơ quan nhà nước.

Hậu quả pháp lý

Khi kết thúc thời hạn mà chủ thể liên quan không thực hiện việc được quy định thì phải gánh chịu hậu quả bất lợi nào đó.

Khi kết thúc thời hiệu thì chủ thể liên quan được hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc không được quyền yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự hay khởi kiện.

 Qua bảng trên có thể thấy thời hiệu là một dạng cụ thể của thời hạn, phạm trù của thời hiệu hẹp hơn so với thời hạn. Cũng như thời hạn, thời hiệu phải tuân thủ các quy định của pháp luật về cách xác định và đơn vị. Tuy nhiên, ngoài thời hạn theo quy định của pháp luật,các bên có thể thỏa thuận thời hạn theo ý chí, nhưng thời hiệu chỉ do pháp luật quy định.

NHU Y LAW FIRM chuyên tư vấn thành lập doanh nghiệp, thay đổi thông tin doanh nghiệp, tư vấn khởi nghiệp. Nếu như đâu đó trong bạn đang nung nấu một ý tưởng kinh doanh, muốn thành lập một doanh nghiệp phù hợp nhất với ý tưởng đó, bạn cần một nhà tư vấn chuyên nghiệp, đảm bảo và nhanh chóng và hãy liên hệ cho chúng tôi, chúng tôi sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn vào bất cứ thời điểm nào.

NC.

So sánh thời hiệu và thời hạn

Phân biệt thời hạn và thời hiệu theo Bộ luật dân sự 2015: tiêu chí so sánh: a. Khái niệm: Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này ...

Kiến thức của bạn:

      Phân biệt thời hạn và thời hiệu theo Bộ luật dân sự 2015

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

     Bộ luật dân sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/11/2015, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017, thay thế Bộ luật dân sự năm 2005.

     Thời hạn, thời hiệu là hai vấn đề cơ bản nhưng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Mặt khác, việc xác định đúng thời hạn, thời hiệu có thể giúp các mối quan hệ xã hội diễn ra một cách rõ ràng, đảm bảo về mặt thời gian và nâng cao trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

     Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có rất nhiều người còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Dưới đây là một vài tiêu chí đánh giá sự khác nhau giữa thời hạn và thời hiệu.

1. Khái niệm thời hạn, thời hiệu trong Bộ luật dân sự 2015

     Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật dân sự 2015: “Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.”

    Theo quy định tại Điều 149 Bộ luật dân sự 2015: “Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.”

2. Quy định về thời điểm tính thời hạn, thời hiệu

a. Thời hạn:

     Có thể là phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể xảy ra; tùy vào sự thỏa thuận giữa các bên hoặc do pháp luật quy định.

*Thời điểm bắt đầu thời hạn

  • Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định.
  • Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định.
  • Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề của ngày xảy ra sự kiện đó.

So sánh thời hiệu và thời hạn

Phân biệt thời hạn và thời hiệu theo Bộ luật dân sự 2015

*Kết thúc thời hạn

  • Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn.
  • Khi thời hạn tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn.
  • Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó.
  • Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn.
  • Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó.
  • Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.

b. Thời hiệu:

    Điều 156 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu”.

3. Phân loại

a. Thời hạn

   Dựa vào chủ thể quy định có 3 loại:

  • Thời hạn do luật định;
  • Thời hạn thỏa thuận theo ý chí của các bên;
  • Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định khi xem xét, giải quyết các vụ việc cụ thể.

b. Thời hiệu

     Bao gồm 4 loại:

  • Thời hiệu hưởng quyền dân sự
  • Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự
  • Thời hiệu khởi kiện
  • Thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.

4. Vấn đề gia hạn

  • Thời hạn đã hết có thể gia hạn, kéo dài thời hạn.
  • Thời hiệu hết thì không được gia hạn, không được rút ngắn hoặc kéo dài (do thời hạn do pháp luật quy định).

     Bạn có thể tham khảo bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về Phân biệt thời hạn và thời hiệu theo Bộ luật dân sự 2015, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: . Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.