So sánh tôi yêu em và tương tư

So sánh bài thơ Tôi yêu em và Bài thơ số 28

Trang trước Trang sau

Câu hỏi: So sánh bài thơ “Tôi yêu em” và “Bài thơ số 28”.

Trả lời:

Quảng cáo

Hai bài thơ tình nổi tiếng kia đề cập đến những khía cạnh khác nhau của tình yêu đôi lứa, mỗi bài lại mang một đặc trưng riêng:

"Tôi yêu em" của Puskin giống như lời giãi bày của một chàng trai trẻ, anh tha thiết yêu, đến mức thậm chí không cần được đáp lại tình yêu

Có thể nói, đây là một thứ tình yêu hết sức lí tưởng, cùng với những biểu hiện thường thấy trong tình yêu

Tuy có tình cảm thiết tha sâu đậm với cô gái nhưng chàng trai quyết định chấp nhận giữ trong mình tình cảm đơn phương đó mà không đòi hỏi điều gì, thậm chí còn cầu chúc cho cô có hạnh phúc riêng!

Bài thơ tình số "28" của Tagor thì ca ngợi tình yêu đẹp, gần như hoàn hảo, nếu như lời thơ trong " Tôi yêu em" của Puskin rất chân thành giản dị thì ngược lại, từng câu từng chữ ở đây đều được Tagor "chăm sóc" kĩ càng, rất mượt mà bóng bẩy. Từng cung bậc của tình yêu cũng được thể hiện rất xuất sắc, giàu hình tượng và đầy sức gợi.

Nét nổi bật nhất trong "28" là nhà thơ đã diễn tả cái khao khát tìm hiểu trong tình yêu như một biểu hiện nổi bật , sống động và rất đặc trưng

Tóm lại, "hy sinh cao thượng "là nét nổi bật của bài một, "khao khát tìm hiểu" là đặc trưng của bài thứ hai. Nếu bài đầu tư tưởng chủ đề tập trung ở câu cuối thì bài hai lại ở câu đầu.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi về các tác phẩm Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Trang trước Trang sau

Bài 2: Bình giảng bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính.

Thanh Giang Send an email

0 10 9 phút

So sánh tôi yêu em và tương tư

Bình giảng bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính

THPT Lê Thánh Tôn Send an email

0 0 20 phút

Có thể bạn quan tâm đến bàimẫuphân tích bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính, qua đó cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu đôi lứa, những cung bậc cảm xúc ngọt ngào của tình yêu từ đó viết được cho mình những bài văn hay hơn.

Đề bài

Bình giảng bài thơ Tương tư của nhà thơ Nguyễn Bính

Bạn đang xem: Bình giảng bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính

Xem nhanh nội dung

Bài viết gần đây

  • So sánh tôi yêu em và tương tư

    Trắc nghiệm bài Vào phủ chúa Trịnh

  • So sánh tôi yêu em và tương tư

    Trắc nghiệm bài Tự Tình II

  • So sánh tôi yêu em và tương tư

    Trắc nghiệm bài Câu cá mùa thu

  • So sánh tôi yêu em và tương tư

    Trắc nghiệm bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

  • 1 Dàn ý bình giảng bài thơ Tương tư
  • 2 Bài của học sinh giỏi văn bình giảng bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính
  • 3 Bài văn mẫu hay bình giảng bài thơ Tương tư – Nguyễn Bính

Dàn ý bình giảng bài thơ Tương tư

1. Mở bài:

  • Nguyễn Bính là một nhà thơ nổi tiếng, ôngcó rất nhiều tác phẩm hay, trong đó Tương Tư là một trong những bài thơ như thế, với ngôn ngữ nhẹ nhàng, tinh tế, tác phẩm đã để lại cho người đọc nhiều xúc cảm sâu sắc.

2. Thân bài:

Bài thơ đã mang những dòng cảm xúc, nỗi nhớ thương sâu sắc của tác giả được thể hiện trong tác phẩm, đó là những cung bậc, cảm xúc, ngập tràn những nỗi nhớ mong, những lời trách móc nhẹ nhàng và ước nguyện xa xôi của người thi sĩ.

  • Tương tư là tác phẩm thể hiện những cảm xúc sâu sắc của người thi sĩ trong tình yêu, đó là cảm xúc nhẹ nhàng, những nỗi nhớ và cung bậc trong tình yêu, sự tương tư, những cảm xúc rất đỗi thân thương trong tình yêu.
  • Sự tương tư của nhân vật trong tình yêu nhẹ nhàng và vô cùng sâu lắng, cung bậc trong tình yêu đó là những lời trách móc nhẹ nhàng của đôi lứa: Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này? – Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?
  • Hơn nữa tác giả cũng thể hiện những cảm xúc đợi chờ, mong mỏi của đôi lứa, những cảm xúc ngày càng được biểu hiện rõ ràng, nỗi nhớ, sự chờ mong thể hiện sự đợi chờ, mong mỏi của đôi lứa khi đến với tình yêu, cảm xúc đó vô cùng da diết và thể hiện sự chân thành trong tình yêu lứa đôi.
  • Những khát khao, mơ ước đến với tình yêu, sự khát khao, mơ tưởng về tình yêu chân thành, trong sáng: Bao giờ bến mới gặp đò?/ Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau? Mơ ước được gặp nhau, được đến bên nhau trong tình yêu, những nỗi niềm đó đã thể hiện những khao khát, ước vọng về một tương lai tươi sáng…
  • Những nỗi nhớ, cảm xúc trong tình yêu lứa đôi đó thể hiện những khát vọng được thể hiện trong tác phẩm, nỗi nhớ da diết cùng với sự tương tư trong cảm xúc của chính tác giả về tình yêu.
  • Với cách bày tỏ sâu sắc, cùng với giọng điệu thơ nhẹ nhàng, cách ví von trong bài thơ cũng mang những nỗi nhớ da diết và sự chân thành sâu sắc, ở đó con người được tận hưởng những khoảng không gian nhẹ nhàng, sâu lắng.
  • Cách bày tỏ đầy tế nhị, tự nhiên và mang những ý nghĩ chân thành, mộc mạc trong tâm hồn người con trai.

3. Kết Luận:

  • Với lời thơ nhẹ nhàng, tác giả đã thể hiện những xúc cảm sâu sắc trong tâm hồn người con trai, con gái. Đó là cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng, ngập tràn tình yêu thương và mang nhiều xúc cảm tới con người. Ở đó con người được sống trong những tình cảm riêng và nhiều giá trị to lớn đối với người đọc.

Tham khảo thêm dàn ý phân tích bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính để có cái nhìn khách quan và chi tiết hơn khi viết bài văn phân tích và văn cảm nhận

Bài của học sinh giỏi văn bình giảng bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính

Nếu như phong trào thơ lãng mạn 1930 – 1945 đã từng có một Huy Thông hùng tráng, một Lưu Trọng Lư mơ màng… và đặc biệt là một Xuân Diệu sôi nổi, táo bạo “mới nhất trong các nhà thơ mới” thì cũng đã từng có một Nguyễn Bính “Chân quê”. Thơ Nguyễn Bính như một bông hoa đồng nội nhẹ nhàng, giản dị, mộc mạc, kín đáo len vào hồn ta, giữa một vườn hoa sắc màu rực rỡ.“Tương tư” của Nguyễn Bính cũng là một bông hoa như vậy, một bài thơ bộc lộ nỗi niềm của những ai biết yêu và biết thế nào là “tương tư”.

“Tương tư”, nói một cách đơn giản là người ta nhớ về nhau khi yêu, thông thường là tình cảm đơn phương. Nhưng cũng như nhiều phạm trù tình cảm khác, khó mà định nghĩa cho rõ ràng, ví như Nguyễn Công Trứ đã từng băn khoăn:

Tương tư không biết cái làm sao

Muốn vẽ mà chơi, vẽ được nào?

Ở Nguyễn Bính, người ta bắt gặp một cách nói khác:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người

Với cách nói hoán dụ “thôn Đoài, thôn Đông” hoặc xưng hô vô định “một người”, Nguyễn Bính đã kín đáo giải thích cho sự “không biết cái làm sao ấy”: Tương tư, ấy chính là “chín nhớ mười mong” – một thành ngữ dân dã, giản dị đã đủ sức bao quát một nỗi nhớ vừa chân thật, vừa là cái dài dằng dặc của thời gian chờ đợi:

Nắng mưa là bệnh của giời

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

“Nắng” và “mưa” là những hiện tượng đơn thuần của thiên nhiên, song ở đây, những từ ngữ này đã nhẹ nhàng, duyên dáng đậu xuống câu lục để làm nổi bật lên sự liên tưởng, ví von ý nhị và kín đáo của câu hát:Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

Như vậy, tương tư không còn chỉ là nỗi nhớ mà đã trở thành một chứng “bệnh” nan y của thi sĩ đa tình – một thứ “bệnh tinh thần” đặt tự nhiên trong sự so sánh với “bệnh nắng mưa” của đất trời.

Chỉ bằng bốn câu đầu, Nguyễn Bính đã định nghĩa khái quát sự tương tư: đó là nỗi nhớ nhung và cả đau buồn, sầu não của kẻ đang yêu một cách đơn phương. Ở những câu sau, tác giả tiếp tục diễn giải những tình cảm, suy nghĩ của kẻ mắc “bệnh nắng mưa” đó:

Hai thôn chung lại một làng

Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?

Ngày qua ngày lại qua ngày

Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.

Khi yêu, người ta vẫn thường anh hay nghi ngờ, băn khoăn, cũng như chàng trai trong bài thơ thắc mắc: “Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?”. Rõ ràng toàn bài thơ là lời một mình anh độc thoại và câu hỏi kia đáng lí ra anh tự hỏi mình. Tuy nhiên, ta có thể rõ ràng nhận thấy đó là câu hỏi dành cho cô gái mà anh yêu thầm nhớ trộm, dù rằng ở đây thi sĩ chỉ xưng hô “bên ấy” với “bên này”. Cách gọi kín đáo và dân dã ấy quả thật rất gần gũi với ca dao, tục ngữ, song tình cảm yêu thương và nhớ nhung của chàng trai được bộc lộ ở đây không kém phần tha thiết, nồng nàn. Với người đang yêu, đang tương tư, thời gian thật dài đằng đẵng, có cảm tưởng như “Ba thu dọn lại một ngày dài ghê” (Nguyễn Du).

Nguyễn Bính cũng diễn tả cảm giác đó bằng câu thơ : “Ngày qua ngày lại qua ngày”. Có đến ba từ “ngày” được dùng trong câu thơ chỉ có sáu chữ, song sự lặp lại ấy không hề gây ấn tượng dài dòng, buồn chán mà ngược lại, nó có tác dụng không nhỏ đối với ý thơ. Những từ “ngày” lần lượt đi qua câu thơ như thời gian vô tình cứ trôi thật chậm trước mắt chàng trai đang tương tư, kéo dài thêm mãi nỗi buồn và nỗi nhớ trong anh. Đó là thời gian của tâm lí chờ mong đến mòn mỏi. Nỗi buồn nhớ ở đây còn được khắc họa qua sự đổi thay của sắc lá: “lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”. Yêu và tương tư, nghĩa là đồng nghĩa với buồn thương, nhớ nhung và thấp thỏm chờ mong.

Chàng trai buồn bã vì tình yêu chưa được đáp lại. Nỗi buồn và sự chờ mong trưởng chừng như vô vọng ấy tất yếu sẽ dẫn đến sự trách móc, dỗi hờn:

Bảo rằng cách trở đò giang

Không sang là chẳng đường sang đã đành

Nhưng đây cách một đầu đình

Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?

Những lí do mà chàng trai đưa ra để trách móc cô gái rất hợp lí, rất thực tế. Nào là không “cách trở đò giang”, nào là “Hai thôn chung lại một làng” và “cách có một điều đình”, vậy mà tình cảm của anh vẫn không được hồi âm. Khoảng cách địa lí thật gần mà sao khoảng cách lòng người lại xa xôi đến vậy! Chàng trai trách móc thật nhiều, nhưng phải chăng là để xoa dịu nỗi buồn thương, làm dịu đi căn bệnh tương tư của mình? Rõ ràng giọng điệu trong câu thơ vừa rồi là giận hờn, trách cứ, xong chàng phải hiểu rằng đó không là những lời buộc tội. Lời lẽ của chàng trai như ẩn chứa sự trìu mến, thân thương của một tình yêu nồng nàn, tha thiết. Và dù trách móc, anh vẫn thú nhận:

Tương tư thức mấy đêm rồi

Biết cho ai, hỏi ai người biết cho?

Vẫn là cách xưng hô vu vơ, kín đáo với “ai”, “người” nhưng luôn hướng tới một đối tượng cụ thể. Câu hỏi ở đây, cũng như những từ “bảo rằng”, “đã đành”, “nhưng”… đầy tính chất suy luận của kẻ đang yêu, cố tìm ra câu trả lời, cách giải quyết, nhưng cũng không thể nào hết băn khoăn, thắc mắc. Và chàng trai cũng chỉ có một cách chờ đợi:

Bao giờ bến mới gặp đò

Hoa khuê, các bướm giang hồ gặp nhau?

Ở đây lại bắt gặp những hình ảnh ẩn dụ “bến”, “đò” mang đầy tính chất ca dao, dân gian… Và bằng những cụm từ như “hoa khuê các”, “bướm giang hồ” thi sĩ dường như tế nhị cho người ta ngầm hiểu về những khó khăn, cản trở dẫn đến một mối tình ngang trái. Đến đây, người ta có thể suy luận rằng những dòng tiếp sau sẽ là nỗi buồn, sự đau khổ ở mức độ cao hơn của chàng trai. Song Nguyễn Bính lại đưa ý thơ rẽ sang một hướng khác hẳn với đau buồn, sầu não:

Nhà em có một giàn giầu

Nhà tôi có một hàng cau liên phòng

Từ câu chuyện trầu cau đến tập tục của người Việt Nam, hình ảnh “trầu cau” là biểu tượng cho hạnh phúc lứa đôi, miếng trầu vẫn là “đầu câu chuyện” trong các buổi cưới hỏi, bắt nguồn cho mối tơ duyên dài “răng long đầu bạc”. Nói đến trầu cau ở đây, Nguyễn Bính đã kín đáo để nhân vật trữ tình của mình bộc lộ những ước mơ sâu xa, thầm kín. Như ngày xưa, chàng trai trong ca dao từng mượn trầu cau để thổ lộ tình yêu trong sáng, nhiệt thành:

Giúp em quan tám tiền treo

Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau

Hình ảnh “trầu cau” được đưa vào đầy duyên dáng, ý nhị, hợp với mạch ngầm của ý thơ và tâm trạng của nhân vật trữ tình. Bởi khi yêu, người ta không mong ước gì hơn là được sống hạnh phúc bên người mình yêu. Chàng trai của bài thơ “Tương tư” đã gửi gắm trong hình tượng “trầu cau” một ước mơ trong sáng, một khát vọng hạnh phúc trong tình yêu, cuộc sống. Bài thơ kết thúc bằng câu:

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

Chàng trai vẫn thắc mắc, băn khoăn và nhớ nhung, song không đi theo chiều hướng tiêu cực mà lấp lánh sáng lên một mong chờ về cuộc sống lứa đôi hạnh phúc sau này – một khát vọng tốt đẹp của con người tự ngàn đời.

Bài thơ “Tương tư” của Nguyễn Bính đưa ta vào thế giới cảm xúc và tâm hồn của những người đang yêu và biết thế nào là “tương tư”. Bao trùm toàn bài là những tình cảm yêu thương chân thành, kín đáo, nhẹ nhàng, nhẹ nhàng từ cách thể hiện nỗi nhớ nhung, âu sầu đến cả khi hờn giận, trách móc của nhân vật trữ tình. Bổ sung và làm toàn vẹn cho bài thơ, Nguyễn Bính đã sử dụng tài tình thể thơ lục bát. Bên cạnh cách nói hiện đại khi tác giả viết “tôi” với “nàng”, “anh” và “em”, ta vẫn thấy phần lớn trong bài thơ là “bên ấy”, “bên này”, là “thôn Đoài” với “thôn Đông”… và biết bao cách nói ý nhị khác nữa mang đậm tính chất trữ tình dân gian. Do đó, “Tương tư” thầm đẫm hồn ca dao dân tộc, dân dã mà giàu sức gợi, giản dị mà vẫn đầy sự trân trọng, kín đáo mà vẫn rõ ràng. Điều đáng nói nữa là với lớp vỏ và phần hồn ca dao ấy, Nguyễn Bính đã lồng vào đó là tiếng nói của Thơ mới hiện đại với những tình cảm, suy nghĩ mang tính chất thời đại của dòng thơ lãng mạn.

Tuy nhiên, chất ca dao, dân ca trong “Tương tư” nói riêng và thơ Nguyễn Bính nói chung vẫn là đặc điểm rõ ràng nhất để phân biệt với thơ của các thi sĩ khác. Cái chất lãng mạn đồng quê ấy sẽ còn chảy hoài, chảy mãi trong sâu thẳm tâm hồn, hòa cùng mạch ngầm tâm trạng của con người Việt Nam, đúng như Hoài Thanh đã từng nhận định: “Thơ của Nguyễn Bính đã đánh thức con người nhà quê ẩn náu trong ta. Ta bỗng thấy vườn cau, bụi chuối là toàn cảnh tự nhiên của ta và những tính tình đơn giản của dân quê là những tính tình căn bản của ta”.

Đến với “Tương tư”, là ta đã đến với thế giới riêng tư của tâm hồn, đến với “cái tôi” khi yêu hết sức phức tạp, phong phú và tế nhị. Song điều quan trọng hơn, đến với thơ Nguyễn Bính là để gặp gỡ một tâm hồn nghệ sĩ tài hoa, lãng mạn, chan chứa yêu thương và cũng là trở về với mạch ngầm dân tộc, vẫn hằng ngày đập chảy trong ta.

Xem thêm: Bình giảng bốn câu cuối bài thơ Tương Tư – Nguyễn Bính

Bài văn mẫu hay bình giảng bài thơ Tương tư – Nguyễn Bính

Bài văn mẫu 1

Tương tư là một trong những bài thơ tiêu biểu cho tâm hồn và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Bính. Bài thơ viết về đề tài khá quen thuộc trong đời sống và văn chương: sự tương tư, tức một trạng thái tình cảm nam nữ khi yêu nhau, hoặc phải xa cách, hoặc không được đáp lại. Nhà thơ lại sáng tác bằng thể thơ cũng rất quen thuộc – lục bát.
Song, để bài thơ có thể sống dài lâu trong lòng bạn đọc không phải là chuyện dễ. Tương tư của Nguyễn Bính vừa có vẻ thân quen như một làn điệu dân ca khiến bao người thuộc lòng. Thậm chí trở thành một bài hát ru em, vừa mang tâm tình mới của thanh niên thời bấy giờ.

Nói cách khác, Tương tư cũng như rất nhiều bài thơ khác của Nguyễn Bính trước năm 1945, đậm đà chất dân tộc, trong điệu tâm hồn, cả trong lối diễn đạt, nhưng lại là tiếng thơ của một thời đại mới. Vì thế, khi bình giảng cần biết rằng Tương tư là nỗi nhớ, là tâm trạng của một chàng trai đối với một cô gái. Cô gái ấy vô tình, hay hữu ấy không biết nỗi lòng ấy. Tình cảm của chàng trai rất đỗi tha thiết. Tương tư là một thứ bệnh của tình yêu. Chàng trai ấy đang mang bệnh đó. Anh ta buồn, anh ta nhớ, anh ta thao thức và cả trách móc nữa. nhưng là sự trách móc của một người đang yêu nên cũng rất đáng yêu:

Bảo rằng cách trở đò giang

Không sang là chẳng đường sang đã đành

Nhưng đây cách một đầu đình

Có xa xôi mấy mà tình xa xôi

Nhà em có một giàn giầu

Nhà anh có một hàng cau liên phòng

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

Khi bình giảng lại lần theo tâm trạng đó. Tuy nhiên, không phải là sự diễn xuôi, kể lại (vì có gì đáng kể đâu) mà để thấy từng cung bậc tình cảm trong trái tim chàng trai đang tương tư.

Tương tư là bài thơ tình yêu, bài thơ diễn tả nỗi tương tư. Thành công của nó ở chỗ bao tâm hồn đã tìm thấy ở đó sự đồng điệu, tiếng thơ. Điều này tưởng chừng bình thường, đơn giản, song thật ra không phải ai cũng làm được. Nhiều bài thơ tuy rất hay, rất nổi tiếng, nhưng người ta nhận ra trước hết đó là nỗi lòng rất đơn chiếc của một người, và nếu có chỉ là tiếng lòng rất người, một bộ phận tương đối hẹp nào đó. Chẳng hạn:

Ai bảo em là giai nhân

Cho đời anh sầu khổ

Ai bảo em ngồi bên cửa sổ

Cho vướng víu nợ thi nhân.

(Lưu Trọng Lư – Một mùa đông)

Hoặc:

Chửa biết tên nàng, biết tuổi nàng

Mà sầu trong dạ đã mang mang

Tình yêu như bóng trắng hiu quạnh

Lạnh lẽo đêm trường, giãi gió sương.

(Lưu Trọng Lư – Một chút tình)

Thơ Nguyễn Bính, ở Tương tư, cũng như nhiều bài thơ khác, không phải vậy. Rất đông thanh niên, nhất là những người bình thường, thời bây giờ và sau đó nữa, tìm thấy sự đồng điệu ở thơ ông. Có được như vậy, trước hết là do thơ Nguyễn Bính có nhiều hình ảnh quen thuộc của thế giới ruộng đồng, dân dã (ở bài thơ này là bướm, hoa, thôn Đoài, thôn Đông, đình làng, bến đò, hàng cau, giàn trầu…) Dường như tiếng nói trong thơ Nguyễn Bính được cất lên từ chính thế giới thân thuộc đó, là một phần của thế giới ấy, chứ không là sự vay mượn. Thành ra lối diễn đạt cũng thế. Nó mang dáng vẻ mộc mạc, chân thành, bình dị (Ngày qua ngày lại qua ngày/ Bao giờ bến mới gặp đò?/ Nhà em có một giàn giầu..) Và dĩ nhiên, đây là hình thức thể hiện của một ai khác, sâu xa hơn, ở thơ Nguyễn Bính, đó chính là chân quê, hồn quê thấm đẫm trong tâm hồn nhà thơ. Chính cái tình, cái hồn ấy làm nên sự quen thuộc, gần gũi và thân thiết của thơ Nguyễn Bính đối với bao người Việt Nam, dù ở bất cứ thời đại nào.

Bài văn mẫu 2

Tình yêu thật khó định nghĩa, không ai có thể định nghĩa được tường tận về tình yêu. Và trong tình yêu có rất nhiều những cung bậc và trạng thái khác nhau. Có thể thấy được rằng trong khi yêu ai ai chẳng có sự nhớ thương lưu luyến, cảm giác nhớ mong đêm ngày được gọi tên đó chính là tương tư. Nhà thơ Nguyễn Bính đã có” thơ thật hay khi nói về cảm xúc, trạng thái này đó chính là thi phẩm “Tương tư

Và ta như thấy được chính khổ thơ đầu nói lên nỗi “nhớ”, nỗi “mong” của kẻ đang yêu, nỗi nhớ mong đầy ắp trong lòng, đã thành “bệnh” bởi lẽ “tôi yêu nàng”:

“Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,

Một người chín nhớ mười mong một người.

“Gió mưa là bệnh của giời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”.

Thật đặc sắc biết bao nhiêu khi chữ “tôi” xuất hiện trong bài thơ thật đáng yêu. Thôn Đoài với thôn Đông đó dường như cũng chính là nơi nhà “Nàng” và nhà Tôi” đang ở. Có lẽ rằng chính cách sử dụng hoán dụ – nhân hóa kết hợp với thành ngữ và nghệ thuật phân hợp số từ – vị ngữ đó như là câu “chín nhớ mười mong” làm cho lời thơ trở nên hình dị mà hồn nhiên, đằm thắm. Qủa thực trong tình yêu thì khi xa cách thì nỗi “chín nhớ mười mong một người” không chỉ đầy ắp, da diết trong lòng chàng trai đa tình yêu tha thiết này mà còn tràn ngập cả xóm thôn, cả thôn Đông lẫn thôn Đoài. Và chàng trai đã yêu nàng tôi tương tư đã thành “bệnh”, thật đáng thương,… thật độc đáo khi căn bệnh này cũng như bệnh nắng mưa của trời vậy. Ta dường như thấy được chính cách so sánh “bệnh giời” với bệnh “tương tư “của tôi yêu nàng”, nhà thơ Nguyễn Bính thật tài tình khi đã diễn tả một cách hồn nhiên, cũng như thật là thi vị về nỗi buồn tương tư trong tình yêu là lẽ tự nhiên, là tất yếu. Và ta như thấy được yêu thì mong được gần nhau, mà xa nhau thì nhớ; yêu lắm nên nhớ nhiều, và có thể nói ta như càng nhớ mong thì càng tương tư. Tương tư được biết đến đó chính là một nét đẹp của tình yêu nên khác gì “Nắng mưa là bệnh của giời”…

Không dừng lại ở đó ta như thấy được mười hai câu tiếp theo nói lên tâm trạng tương tư “bệnh của tôi yêu nàng”. Đầu tiên đó cũng chính là những nỗi băn khoăn thắc mắc. Tuy nhiên nó như chẳng được ở gần nhau “bên giậu mùng tơi”, “bên giàn thiên lí”, nhưng dường như khi mà tôi với nàng gần gũi biết bao “Hai thôn chung lại một làng”. Tình yêu đó chính là có mong có nhớ… có đi mà không có lại, nên băn khoăn thắc mắc biết ngỏ cùng ai bây giờ? Ta dường như thấy được đó chính là một câu hỏi cất lên nghe thật là thương, thật là buồn:

“Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?”.

Dường như cũng đã bao lâu rồi chưa được gặp nàng, nỗi buồn tương tư càng da diết, nôn nao:

“Ngày qua ngày lại qua ngày,

Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”.

Ta như thấy được chính ba chữ “ngày” kết hợp với chữ, “qua” một chữ “lại” diễn tả nỗi buồn triền miên dằng dặc. Và cũng chính từ mùa xuân, khi lá xanh nay đã cuối thu “cây lá vàng”, thế mà “bên ấy” chẳng sang bên này cơ chứ? Và phải làm sao chẳng mỏi mòn mong nhớ? Làm sao có thể chẳng tàn úa như lá vàng mùa thu? Nguyễn Bính thật tài tình khi ông cũng đã học tập cách nói của dân gian lấy cây cỏ sắc màu để diễn tả thời gian li cách. Và chính thời gian tâm lí, thời gian tâm trạng: dằng dặc mong nhớ, triền miên buồn trông – được nói lên một cách rất thơ, rất đậm đà, ý vị biết bao nhiêu.

Tình yêu là vậy cứ thắc mắc rồi trách móc, rồi hờn tủi. Băn khoăn tự hỏi, tự giày vò mình đó chính là những câu theo mô-tip “Bao rằng”, “không… là chăng… đã đành”, “nhưng”, “có xa xôi mấy…”, và ta như thấy được hỏi để rồi lại băn khoăn, hờn dỗi. Và dường như điều đó chỉ biết hỏi mình mà thôi, càng hỏi càng cô đơn lẻ loi, hờn tủi:

” Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?”.

“Biết cho ai, hỏi ai người biết cho?”.

Ta như thấy được để có thể mà trải qua những “chín nhớ mười mong”, hết trách móc hờn dỗi rồi lại trông đợi cầu mong. Thật chân tình, thật chân thành, tha thiết:

“Bao giờ bến mới gặp đò,

Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?”.

Tác giả dường như cũng đã vận dụng lối nói ước lệ ẩn dụ trong ca dao (bến, đò) trong thơ văn truyền thống đó chính là “hoa khuê các, bướm giang hồ”. Như cũng đã để thể hiện một nỗi ước mong, một khao khát về tình yêu hạnh phúc của lứa đôi rất thiết tha. Có thể thấy được rằng chính cái tôi trữ tình của chàng trai đa tình, nỗi buồn tương tư, nỗi khát khao ước mong về hạnh phúc “của tôi yêu nàng “, trở thành “cái chung” của nhiều chàng trai, cô gái khác. Và bài thơ như đã nói được nỗi lòng của chàng trai và những người đang yêu, đang mắc căn bệnh “tương tư”.

Và khi đến với phần hai bài thơ, chàng trai dường như lúc thì trách móc, lúc thì nhắn hỏi liên tiếp mà “nàng” vẫn hững hờ, biệt tăm. Ta như cảm thấy được kẻ thì đa tình mơ mộng… mà đay buồn đó chính là đối tượng lại mơ hồ, vô định, nhớ thương mong đợi, có đi mà chẳng bao giờ có lại. Qủa thật đây cũng chỉ là chuyện hão huyền, vô vọng vì đó đều mơ hồ, vu vơ. Ta dường như thấy được ở đời vẫn có những mối tình yêu như thế, lãng mạn như thế

“Nhớ mình ra ngẩn vào ngơ

Trông mây trông nước, nay chờ mai mong”.

Qua đó, ta giới có thể cảm nhận được tình tương tư “một người chín nhớ mười mong một người” trong thơ Nguyễn Bính. Và đó chỉ là yêu vụng dấu thầm mà thôi.

Bốn câu thơ cuối bài nói lên niềm mơ ước muôn đời của lứa đôi. Và ở đây là của “anh”. Yêu nhau đâu chỉ có “chín nhớ mười mong”, đâu chỉ có tương tư mà còn ước mơ hạnh phúc:

“Nhà em có một giàn giầu,

Nhà anh có một hàng cau liên phong.

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,

Cau thân Đoài nhớ giầu không thôn nào”.

Hình ảnh “Có một giàn giầu”, “có một hàng cau liên phòng”, nhà anh, nhà em mới đều chỉ có “một” nghĩa là còn lẻ loi, đơn chiếc. Và hơn hết đó chính là Anh và em vẫn đôi nơi đó là Anh ở thôn Đoài, em vẫn ở thôn Đông, vẫn còn xa cách quá chừng, vẫn là một trời mong nhớ, nhớ thương biết bao nhiêu đó chính là “Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông”. Anh nhớ em, tưởng như: “Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”.

Người đọc cũng có thể ngầm hiểu hình ảnh ẩn dụ “giầu – cau” dường như cũng đã lộ niềm mơ ước: duyên trầu cau cũng là duyên đôi lứa sắt son, bền chặt. Chính với cấu trúc song hành gợi tả mối quan hệ gắn bó của đôi trai gái trong một tình yêu đẹp biết bao nhiêu.

Thi phẩm “Tương tư” vượt lên thời gian, đã sống trong lòng người, trong trái tim, tâm hồn bao chàng trai, cô gái. Ta như thấy được ngôn ngữ và chất thơ dung dị, hồn nhiên, dân dã và không kém phần lãng mạn thơ mộng. Đó chính là một hệ thống ẩn dụ – ước lệ đó chính là thôn Đoài, thôn Đông, bến – đò, hoa – bướm, cau – trầu… -. Ta dường như có thể thấy được với cách nói ví von bình dị đã tạo nên một không gian nghệ thuật gần gũi, thân quen là làng xóm, quê nhà, là “hồn xưa đất nước“. Có lẽ rằng chính cái mới trong thơ lục bát của Nguyễn Bính là chất biểu cảm nồng nàn, như đồng thời cũng chính là niềm khao khát về tình yêu hạnh phúc, là cái tôi trữ tình, là “của tôi yêu nàng”, đồng thời cũng nói lên được cảm xúc của tuổi trẻ bấy lâu nay.

Tương tư” dường như có cảm giác mong nhớ và buồn, có trách móc và giận hờn, nhưng chủ yếu là vươn tới, là mơ ước, đó như chính là những khát khao để anh và em, để cau thôn Đoài và giầu không thôn Đông thắm lại, như thêm được cả sự son sắt, thủy chung. Tất nhiên là mọi mơ ước đều đẹp. Đặc biệt là khi con người đã mơ ước về tình duyên hạnh phúc lại càng đẹp. “Tương tư” thể hiện hồn thơ Nguyễn Bính đó chính là sự lãng mạn mà chân quê, man mác hương đồng gió nội một thời quá vãng.

———–

Trên đây là bài văn mẫu 11 bình giảng bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính mà THPT Lê Thánh Tôn đã biên soạn, hy vọng với những tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong việc bộ môn văn mẫu lớp 11 được tốt hơn.

Văn mẫu 11 bình giảng bài thơ Tương tư của nhà thơ Nguyễn Bính, những bài văn mẫu hay bình giảng về bài thơ Tương tư…

Đăng bởi: THPT Lê Thánh Tôn

Chuyên mục: Lớp 11

Tags

Ngữ Văn lớp 11 Tương tư (Nguyễn Bính) Văn mẫu 11

THPT Lê Thánh Tôn Send an email

0 0 20 phút

Tôi yêu em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.27 KB, 4 trang )

Trường: THPT Trần Phú Giáo án Văn 11 NC
Tiết 125, 126: TÔI YÊU EM
- Pu-skin -
Ngày soạn: 20/3/2013
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của một tình yêu chân thành, cao thượng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Thấy một số nét nổi bật trong nghệ thuật thơ cổ điển Pu-skin: giản dị, tinh tế, hàm súc.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Một tình yêu đơn phương nhưng nồng nàn, chân thành và cao thượng.
- Đặc sắc của thiên tài nghệ thuật Pu-skin.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ: cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ.
C. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, giáo án…
- Cách thức: tích hợp, hỏi đáp, phân tích, thảo luận…
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ: Hãy trình bày ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh cái bao? Phân tích những đặc sắc
nghệ thuật của tác phẩm Người trong bao?
III. Bài mới: Tình yêu là đề tài cũ nhưng luôn mới mẻ. Mỗi thi nhân khi đến với đề tài huyền diệu này
đều có những phát hiện riêng. Những bài thơ tình hay nhất không hẳn là những bài thơ có hình thức đẹp
đẽ, ngôn từ bóng bẩy… mà điều quan trọng là tiếng nói chân thành nơi trái tim yêu đã làm rung động bao
trái tim khác khi họ đến với tình yêu tạo nên một sự cộng hưởng sâu xa trong tâm hồn nhân loại. Tôi yêu
em của Puskin là một bài thơ như thế. Bằng cách nói giản dị, chân thành, Puskin đã dạy cho con người
biết yêu, yêu một cách cao thượng và văn hoá.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung:
TT1: Tìm hiểu về tác giả:
? Hãy nêu những hiểu biết khái quát về


tác giả Pu-skin?
TT2: Tìm hiểu về tác phẩm:
? Xuất xứ?
? Cảm hứng sáng tác?
HĐ2: Hướng dẫn đọc – hiểu:
TT1: Tìm hiểu nhan đề.
? Em có nhận xét gì về cách dịch nhan
đề của bài thơ? Cách dịch đó cho biết gì
về mối quan hệ giữa tôi và em?
TT2: Đọc hiểu bốn câu đầu:
? Hãy chỉ ra điều thầm kín được nhân vật
trữ tình thổ lộ khi mở đầu cuộc giãi bày
tâm sự với người yêu? Phân tích giá trị
biểu cảm của nó?
? Qua bức màn ngôn ngữ vừa khám phá,
em hãy xác định xem nhân vật trữ tình
đang ở trong trạng thái tình cảm nào?
- Lời lẽ, ý tứ khi bày tỏ có vẻ bình tĩnh
nhưng từ trong sâu thẳm thì không hề có
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: (1799 - 1837)
Là nhà thơ vĩ đại, “mặt trời của thi ca Nga”; có ý nghĩa to
lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà trong cả lịch sử
thức tỉnh của dân tộc Nga.
2. Tác phẩm:
- Viết năm 1829, in trong tập Những bông hoa phương bắc,
không có nhan đề (nhan đề “Tôi yêu em” do người dịch đặt).
- Là bài thơ tình nổi tiếng khơi nguồn từ mối tình có thật
nhưng không thành của nhà thơ với Ô-lê-nhi-na, con gái vị
Chủ tịch Viện hàn lâm nghệ thuật Nga, được coi là viên ngọc


vô giá trong kho tàng thi ca Nga.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Nhan đề:
- Tôi yêu chị, cô, bà: trang trọng, khách khí và xa cách.
- Anh yêu em: quan hệ quá thân mật.
- Tôi yêu em: nêu bật quan hệ vừa gần vừa xa, vừa đằm
thắm vừa dang dở giữa nhân vật trữ tình với em.
2. Bốn câu đầu:
- Tôi yêu em: + Điều thầm kín sâu thẳm trong tâm hồn.
+ Lời thú nhận, tự nhủ.
+ Giọng điệu chủ đạo của bài thơ.
- “Đến nay” → đã được thử thách theo thời gian → chín
muồi
- Có thể, chưa hẳn: khẳng định nhưng pha chút ngại ngần, e
dè.
Giáo viên: Phạm Huỳnh Hồng Diễm
Trường: THPT Trần Phú Giáo án Văn 11 NC
sự yên tĩnh.
? Giọng điệu trữ tình chuyển biến ntn từ
C1-2 sang C3-4?
? Nhân vật trữ tình đã cư xử với em ntn?
? Nói lên điều đó phải chăng “tôi” có ý
định dừng bước trong quan hệ với em?
- Không muốn em bận lòng hay buồn rầu
tốt nhất nên dừng bước, đến đây chúng
ta thấy có sự mâu thuẫn giữa lí trí và
tình cảm, ý thức thì nhún nhường nhưng
con tim có lí lẽ riêng nên bướng bỉnh.
? Mâu thuẫn ấy xuất phát từ quan niệm
nào của Pu-skin về tình yêu?


- Quan niệm về tình yêu: tình yêu phải
xuất phát từ sự tự nguyện của hai phía,
không thể ép buộc và cần tôn trọng cảm
xúc người mình yêu.
TT3: Đọc hiểu bốn câu sau:
? Sau khi dùng lí trí chế ngự tình cảm, tại
sao chủ thể vẫn nhắc lại điệp khúc “tôi
(đã) yêu em”?
? Nhân vật trữ tình đã bộc lộ các cung
bậc tình yêu nào?
? Hãy phân tích trạng thái ghen của “tôi”
trong bài thơ?
- Biểu hiện tình yêu ở mức độ cao, mãnh
liệt nhưng vẫn cố nén lòng mình để tránh
những cử chỉ không đẹp như si tình mù
quáng. Đó là tình yêu của người văn
hóa.
? Tác giả dựa vào đâu để thể hiện các
cung bậc tình yêu ấy?
? Nhận xét về diễn biến tâm trạng phức
tạp của Puskin qua C7-8?
? Tại sao có thể nói câu kết là bất ngờ,
hàm chứa nhiều ý vị?
? Bài thơ cho ta những cảm nghĩ gì về
tâm hồn thi nhân?
HĐ3: Tổng kết:
TT1: Nêu khái quát giá trị nghệ thuật.
TT2: Nêu ý nghĩa văn bản.
- Ngọn lửa tình → ẩn dụ (do dịch giả thêm vào) → tình yêu
mãnh liệt thiết tha và khó dập tắt được.


→ Lời giãi bày tình yêu chân thực, giản dị, sâu sắc của nhân
vật “tôi”.
- “Nhưng” → mạch thơ đứt gãy → sự thay đổi trong nhận
thức: phải chối bỏ tình yêu để nó không làm phiền em nữa.
- Không để em bận lòng, hồn gợn bóng u hoài
→ Phủ định triệt để khát vọng của mình và mong muốn
người yêu được bình yên, hạnh phúc.
→ Nghĩ về người yêu không tầm thường, ích kỉ
→ Giọng thơ dứt khoát, mạnh mẽ: dằn lòng, chế ngự, vượt
lên, vụt sáng một tình yêu cao thượng, tình yêu càng thăng
hoa.
 Một tình yêu say đắm, mãnh liệt, biết là đơn phương
nhưng vẫn yêu; và tuy rất yêu nhưng luôn biết tự kiềm chế.
3. Bốn câu sau:
- “Tôi (đã) yêu em” → cảm xúc yêu lại trào dâng mãnh liệt
không thể kìm nén.
- Các cung bậc tình yêu: âm thầm, cuồng nhiệt trong vô
vọng, rụt rè lẫn hậm hực, ghen tuông.
- Cấu trúc câu “lúc… khi…” → thể hiện những biến động
dồn dập trong các cung bậc tình yêu.
- Diễn biến tâm trạng phức tạp:
+ C7: khẳng định vẫn còn yêu chân thành và đằm thắm
><
+ C8: cầu nguyện em có người tình như tôi đã yêu em
- C8 → ước nguyện cho em được hạnh phúc → cao thượng.
→ sẽ không có ai yêu em chân thành, mãnh liệt như
anh → tự hào, thách thức.
→ em hãy đi tìm tình yêu của mình và tôi sẽ chờ đợi
em → khẳng định đầy chua xót.
 Một tình yêu cũng với nhiều cung bậc nhưng tỉnh táo, biết


là vô vọng nên ứng xử cao thượng → xu hướng vươn tới sự
cao cả trong tư tưởng và tình cảm.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, hàm súc.
- Giọng điệu thơ chân thực, sinh động, lúc phân vân, ngập
ngừng, khi kiên quyết, day dứt,…
2. Ý nghĩa văn bản: Dù trong hoàn cảnh và tình yêu thế nào,
con người cần phải sống chân thành, mãnh liêt, cao thượng
và vị tha.
Giáo viên: Phạm Huỳnh Hồng Diễm
Trường: THPT Trần Phú Giáo án Văn 11 NC
IV. Củng cố:
- Tìm những nét tương đồng trong tình yêu ở “Tôi yêu em” (Pu-skin) và “Tương tư” (Nguyễn Bính).
- Thảo luận nhóm: Pu-skin đã vận dụng những biện pháp nghệ thuật gì trong bài thơ “Tôi yêu em”? Phân
tích hiệu quả nghệ thuật của chúng trong việc thể hiện tình cảm của nhân vật trữ tình.
V. Dặn dò: Nắm kĩ nội dung bài học.
Chuẩn bị bài đọc thêm: “Bài thơ số 28” (Ta-go).

Đọc thêm: BÀI THƠ SỐ 28
- Ta-go -
Ngày soạn: 20/3/2013
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được quan niệm của nhân vật trữ tình về tình yêu: tình yêu là sự hiểu biết, hòa điệu giữa hai
con người, là sự hiến dâng và tự nguyện.
- Thấy được kiểu cấu trúc của câu thơ sóng đôi.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Tình yêu là sự hiểu biết hòa điệu giữa hai người, là sự hiến dâng tự nguyện.
- Cấu trúc câu thơ sóng đôi và sử dụng hình ảnh.


2. Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
C. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, giáo án…
- Cách thức: tích hợp, hỏi đáp, phân tích, thảo luận…
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ: Không
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung:
TT1: Tìm hiểu về tác giả:
? Hãy nêu những hiểu biết khái quát về
tác giả Ta-go?
TT2: Tìm hiểu về tác phẩm:
? Xuất xứ?
HĐ2: Hướng dẫn đọc thêm:
TT1: Hình ảnh đôi mắt:
? Hình ảnh so sánh trong câu mở đầu thể
hiện niềm khao khát gì trong tình yêu?
TT2: Nghịch lí trong tình yêu:
? Cấu trúc giả định được sử dụng trùng
điệp trong bài nhằm mục đích gì?
? Cách nêu nghịch lí trong bài thơ thể
hiện điều kì diệu gì trong tình yêu?
HĐ3: Tổng kết:
TT1: Nêu khái quát giá trị nghệ thuật.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: SGK
2. Tác phẩm:
- Rút trong tập Người làm vườn (gồm 35 bài, viết bằng tiếng


Ben – gan).
II. Hướng dẫn đọc thêm:
1. Hình ảnh đôi mắt: lặp nhiều lần + so sánh
- Mắt = trăng; tâm = biển cả
- Mức độ so sánh: nhìn sâu, vào sâu
→ Tình yêu chân thành, dạt dào, những sắc thái, cung bậc,
hương vị của tình yêu làm tâm hồn, trái tim trở nên lung linh,
huyền ảo
→ Thể hiện sự khát khao, muốn thấu hiểu, hòa hợp tâm hồn
với người yêu.
2. Nghịch lí trong tình yêu:
- Cấu trúc giả định:
Nếu đời anh là viên ngọc } nhưng là trái tim
đóa hoa
Nếu trái tim là lạc thú } nhưng tình yêu
khổ đau
→ Dâng hiến cho tình yêu sâu sắc, thể hiện một tình cảm
mãnh liệt.
- Tình yêu hàm chứa nhiều nghịch lí và bí ẩn; phải luôn tìm
hiểu nhưng chẳng bao giờ hiểu được một cách trọn vẹn.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật: Kiểu cấu trúc sóng đôi, thơ giàu tính trí tuệ,
Giáo viên: Phạm Huỳnh Hồng Diễm
Trường: THPT Trần Phú Giáo án Văn 11 NC
TT2: Nêu ý nghĩa văn bản.
sử dụng nhiều hình ảnh.
2. Ý nghĩa văn bản: Khẳng định mối quan hệ giữa tình yêu
và đời sống con người, sự huyền diệu, bí ẩn và đòi hỏi khám
phá.
IV. Củng cố: Cảm nhận về tình yêu trong bài thơ.


V. Dặn dò: Nắm kĩ nội dung bài học.
Chuẩn bị Ôn tập Làm văn.
Giáo viên: Phạm Huỳnh Hồng Diễm