So sánh ung thư và tiểu đường

VTV.vn - Các nhà khoa học vừa phát hiện, bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn gấp 2,5 lần so với người bình thường.

So sánh ung thư và tiểu đường

Những người bị tiểu đường có nguy cơ mắc ung thư cao hơn. (Ảnh minh họa: Getty)

Các nhà nghiên cứu phát hiện, ADN ở bệnh nhân bị tiểu đường thường bị tổn thương nhiều hơn và không được sửa chữa thường xuyên so với những người có lượng đường huyết bình thường. Nguy cơ mắc ung thư tăng cao ở những bệnh nhân tiểu đường xuất phát từ hiện tượng rối loạn nội tiết tố ở những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2, lượng insulin tăng cao có thể kích thích tăng sinh tế bào, làm gia tăng nguy cơ ung thư.

Bệnh nhân ung thư phổi nếu mắc thêm tiểu đường thì ít bị di căn hơn và có thể sống lâu hơn những người chỉ mắc ung thư phổi.

So sánh ung thư và tiểu đường

Hình minh họa Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học khoa học công nghệ Na Uy và Đại học Trondheim (Na Uy) đã so sánh tuổi thọ của 1677 bệnh nhân ung thư phổi, trong đó 77 trường hợp mắc tiểu đường và thấy rằng trong số những bệnh nhân sống được 1 năm sau khi phát hiện mắc ung thư phổi, 43% mắc tiểu đường và 28% không bị tiểu đường.

Tỷ lệ này ở những bệnh nhân sống được 2 năm là 19% và 11%; ở những người sống được 3 năm là 3% và 1%.

Các số liệu trên cho thấy tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân ung thư phổi không mắc tiểu đường cao gấp hai lần số trường hợp mắc tiểu đường.

Bệnh nhân ung thư kèm theo bệnh lý đái tháo đường trước đó có nguy cơ tử vong cao hơn so với những người không mắc đái tháo đường, tỉ lệ tử vong cao nhất ở những người điều trị bằng insulin.

Đối với tất cả bệnh ung thư, các tác giả trong một nghiên cứu lớn của Đan Mạch đã nhận thấy những bệnh nhân mắc đái tháo đường trước đó 2 năm và những người bắt đầu được điều trị bằng insulin tại thời điểm được chẩn đoán bệnh ung thư có tỉ lệ tử vong cao gấp 4 lần so với những người không mắc đái tháo đường.

Ngược lại, những bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường đường uống có nguy cơ tử vong thấp hơn. Khi so sánh với nhóm không mắc bệnh đái tháo đường, những bệnh nhân này vẫn có nguy cơ tử vong tăng lên khoảng 10 % ở cả nam và nữ.

Tác giả nghiên cứu Marit Eika Jørgensen, tiến sĩ, giáo sư và giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Tiểu đường Steno, Gentofte, Đan Mạch nói rằng: “ở bệnh nhân mắc đái tháo đường, đặc biệt những bệnh nhân điều trị bằng insulin có mức độ tiến triển bệnh cao. Bệnh ung thư được chẩn đoán muộn, ở giai đoạn tiến xa, những bệnh nhân mắc đái tháo đường nhận được ít các phương pháp điều trị ung thư, và tỉ lệ tử vong do phẫu thuật tăng với bệnh nhân có điều trị insulin”. Tuy nhiên, cô cũng cho thấy rằng, các dữ liệu được thu thập từ đa quốc gia, những bệnh nhân được sử dụng insulin sau khoảng 6-12 tháng được chẩn đoán bệnh ung thư, có thể do bệnh lý ung thư hoặc do chính các phương pháp điều trị ung thư gây ra.

Sự kết hợp phức tạp và các kết quả

Sự kết hợp giữa đái tháo đường típ 2, ung thư và tử vong rất phức tạp, nhưng các tác giả lưu ý rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa đái tháo đường típ 2 và nguy có bị bệnh ung thư. Nhiều nghiên cứu cũng báo cáo người sẵn có đái tháo đường có ảnh hưởng tới tỉ lệ tử vong trong ung thư, nhưng các nghiên cứu đánh giá khả năng giữa điều trị đái tháo đường với tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong trong ung thư còn hạn chế. Tuy nhiên các nghiên cứu đều có điểm chung là hiểu biết về vai trò cụ thể của các phương pháp điều trị đái tháo đường còn ít.

Năm ngoái, một thử nghiêm lâm sàng ngẫu nhiên lớn tên là ORIGIN, gồm bệnh nhân tiền đái tháo đường hoặc bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị cơ bản bằng insulin trung bình khoảng 6 năm, không tăng nguy cơ mắc bất kỳ bệnh lý ung thư nào. Sauk hi điều chỉnh các yếu tố, cũng không có tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư với bệnh nhân điều trị bằng insulin garlagine so với nhóm được điều trị chuẩn. Nghiên cứu cũng chỉ ra không có sự tăng nguy cơ với từng loại bệnh ung thư như ung thư phổi, đại trực tràng, vú, tuyến tiền liệt. Nhưng một nghiên cứu khác cho thấy sự gia tăng gánh nặng chẩn đoán ung thư trong số bệnh nhân trưởng thành do gia tăng thời gian chẩn đoán đái tháo đường cũng như những người đang sử dụng insulin. Ước tính tỉ lệ ung thư ở người mắc đái tháo đường dùng insulin cao hơn 1,3 lần so với không dùng insulin, kết quả này như nhau giữa nam và nữ.

Tỉ lệ tử vong tăng đối với những bệnh nhân dùng insulin

Trong bài báo này, bác sĩ Jørgensen và đồng nghiệp nghiên cứu tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán bệnh ung thư tại Đan Mạch trong thời gian từ năm 1995 đến 2009. Tất cả bệnh nhân được phân thành 4 nhóm: không đái tháo đường, đái tháo đường chưa điều trị, đái tháo đường điều trị thuốc uống và nhóm bệnh nhân điều trị bằng insulin. Trong nghiên cứu của họ, trong số 426.129 bệnh nhân mắc ung thư, có 42.205 bệnh nhân mắc đái tháo đường trước khi được chẩn đoán ung thư.

Thời gian mắc bệnh đái tháo đường trung bình tính đến thời điểm được chẩn đoán ung thư là 1,28 năm với nhóm không điều trị gì, 1,74 năm với nhóm điều trị thuốc uống và 1,65 năm với nhóm điều trị bằng insulin.

Với bệnh ung thư nói chung và tại các vị trí ung thư phổ biến, bệnh nhân mắc đái tháo đường có tỉ lệ tử vong cao hơn so với nhóm bệnh nhân không mắc đái tháo đường. Tỉ lệ tử vong tăng là có ý nghĩa thống kê khi quan sát 3 nhóm bệnh nhân đái tháo đường mắc ung thư nói chung, mắc ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung và âm đạo và ung thư bang quang. Ngoài ra, các bệnh nhân dùng insulin có tỉ lệ tử vong tăng đáng kể với các bệnh ung thư nói trên cộng với ung thư trực tràng, ung thư phổi và ung thư tuyến tiền liệt.

Bảng 1: tỉ suất chênh giữa tỉ lệ tử vong và bệnh nhân đái tháo đường

Group

Cancer Overall

Breast (women)

Prostate

Colorectal

Lung

DM NoMed

1.10 (men) 1.11 (women)

1.18

1.05

1.10 (both sexes)

n/a

DM + OHA

1.23 (men) 1.22 (women)

1.42

1.29

1.17 (men) 1.22 (women)

1.08

DM + Insulin

1.49 (men) 1.46 (women)

1.68

1.46

1.44 (men) 1.29 (women)

1.13

DM NoMed = diabetics not using medication; DM + OHA = diabetics using oral agents; DM + insulin = diabetics using insulin

Các tác giả đưa ra một số giải thích về tiên lượng tồi với bệnh nhân ung thư mắc đái tháo đường như: mắc bệnh phối hợp, trì hoãn chẩn đoán và các tương tác với các phương pháp điều trị. Cuối cùng, các tác giả kết luận: trong bất kì trường hợp nào, điều quan trọng là bệnh nhân ung thư mắc đái tháo đường cần nhận được phương pháp điều trị đái tháo đường và điều trị ung thư tối ưu, việc điều trị cần phối hợp chặt chẽ giữa chuyên khoa nội tiết và ung thư.

Sự hạn chế và khác biệt

Run Yu, MD, PhD, đồng giám đốc của Chương trình khối u thần kinh nội tiết tại Viện Cedars-Sinai của Samuel Oschin Comprehensive Cancer, Los Angeles, California nhận xét rằng: báo cáo này quan trọng nhưng một số điểm quan trọng cần phải được làm rõ. Ông lưu ý rằng bài báo cáo không nói về tình trạng kiểm soát đường huyết và chỉ số Hba1c và chỉ số đường huyết không được nói đến, điều này có thể làm bác sĩ và bệnh nhân hiểu sai là điều trị insulin làm tăng nguy cơ tử vong ung thư. Mặc dù có nhiều tranh luận về liệu insulin có kích thích tế bào ung thư phát triển hay không, nhưng hầu hết các bằng chứng cho thấy kiểm soát đường huyết trong mục tiêu điều trị bằng insulin an toàn và có lợi cho bệnh nhân ung thư. Ông cũng rất tin tưởng vào quan điểm kiểm soát đường huyết với mục tiêu mong muốn là có lợi cho bệnh nhân ung thư, dù bằng bất kỳ phương pháp nào: chế độ ăn uống, tập thể dục, thuốc uống hoặc insulin.