So sánh văn hóa phương Đông và phương Tây cổ đại

4.5/5 - (17 bình chọn)

Khi nhắc đến 2 cụm từ phương Đông và phương Tây, chúng ta đều đồng ý rằng đây là 2 cụm từ nghe thôi cũng thấy nhiều sự khác nhau từ lịch sử hình thành, nền tảng văn minh, văn hóa, chính trị, ẩm thực, con người, khí hậuvà cả quan điểm về kiến trúc. Trong bài viết sau, hãy cùng khacnhaugiua.vn đi tìm hiểu sâu hơn về sự khác biệt của hai nền kiến trúc cổ đại phương Đông và phương Tây.

I. Một số nét đặc trưng của kiến trúc cổ đại phương Đông và phương Tây

So sánh văn hóa phương Đông và phương Tây cổ đại
Kiến trúc cổ đại phương Tây (bên trái) và kiến trúc cổ đại phương Đông (bên phải)

Nhắc đến phương Đông, ai cũng sẽ biết đến những nền văn minh như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Ai Cập hay Lưỡng Hà (khu vực Iran Iraq). Đây là những nền văn minh được hình thành trong khoảng niên đại từ cuối thiên niên kỷ IV đến đầu thiên niên kỷ III TCN. Các nền văn minh này hình thành trên các khu vực đồng bằng hoặc khu vực ven biển tại châu Á và châu Phi, nơi có điều kiện thổ nhưỡng màu mỡ. Do hình thành trên điều kiện như vậy nên trong mọi kiến trúc của người phương Đông đều mang những tầng lớp ý nghĩa riêng, đại diện cho văn hóa, tôn giáo, sự phát triểncủa nền văn minh đó.

Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, kiến trúc phương Tây cũng tự xoay mình và phát triển với hàng loạt sáng kiến độc đáo và những công trình có giá trị. Các nhà nghiên cứu về kiến trúc nhận định, bất kỳ phong cách nào cũng đều có mối liên hệ với bối cảnh lịch sử thời đại và truyền cảm hứng nghệ thuật cho sau này.

Dưới đây là bảng tổng hợp sự khác nhau giữa 2 nền kiến trúc phương Đông và phương Tây.

Tiêu chíKiến trúc cổ đại phương ĐôngKiến trúc cổ đại phương Tây
Ý nghĩaBiểu tượng cho quá trình hình thành, phát triển vững mạnh của các quốc gia phong kiến phương Đông.Thể hiện rõ quyền lực của tầng lớp vua chúa và sức ảnh hưởng đối với các nước trong khu vực.Thể hiện rõ nét văn hóa, tôn giáo trong đời sống nhân dân.Minh chứng cho sức sáng tạo của con người, với nhiều công trình kiến trúc có thiết kế độc đáo, cầu kỳ.Sức mạnh trong lao động của người phương Đông, có thể xây dựng những công trình có quy mô hùng vĩ vào thời điểm đó.Mang tính tôn giáo cao. Dùng để tôn thờ đồi núi, các tinh tú trên trời và các vị vua
Đặc trưngKhoảng 3500 năm trước Công Nguyên: các công trình chủ yếu là các đền đài tôn giáo. Vật liệu xây dựng là gạch và bùn dạng hình lồi. Trong đó, gạch lồi được làm từ đất sét ở vùng Lưỡng Hà, sau đó được nung lên hoặc phơi khô dưới ánh sáng mặt trời. Đa phần các viên gạch đều có hình dạng phẳng phía dưới, phía trên có dạng chỏm cầu.Sau này, đặc trưng chung của các công trình là sự đồ sộ về quy mô, thiết kế theo hình tháp, chóp nhọn.Thiên về những công trình đền thờ hình chữ nhật và hình tròn, hình vòm. Một trong số đó là bộ phận thuộc di chỉ khảo cổ đền Delphi hay đấu trường La Mã. Loại đền có hình tròn được gọi là Tholo. Có vành ngoài gồm những cây cột lớn bao quanh kiến trúc trung tâmMang đậm tính chất tôn giáo, đề cao sức mạnh và tài năng con người. Đặc biệt, phong cách này nhấn mạnh đến tính đối xứng, sự hài hòa của không gian sống.Tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc cổ điển và chuẩn mực.Đối với những đền cổ hình chữ nhật thì có đặc trưng xây dựng bao gồm một lối đi ở chính giữa, kéo dài từ cổng tới điện thờ hoặc tượng thần. Cổng vào nằm ở cạnh ngắn của nền nhà hình chữ nhật. Điểm khác nhau giữa những loại đền thờ này là cách sắp xếp các cây cột.
Công trình tiêu biểuVạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc mang ý nghĩa xác lập lãnh thổ của nhà nước Trung Hoa cổ đại, ngăn chặn các tộc người phương Bắc xâm lược. Bên cạnh đó, việc xây dựng một kiến trúc đồ sộ với chiều dài lên tới 6.259 km cho thấy quyền lực, sức mạnh của bộ máy cai trị nhà nước khi có thể huy động lượng người lớn tham gia xây dựng.Quần thể Angkor, mà nổi tiếng nhất là đền Angkor Wat di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, giúp cho hàng triệu người dân Campuchia ngày nay hiểu và trân trọng những giá trị tốt đẹp của Ấn Độ giáo, cũng như phong tục thờ phụng các vị thần tại quốc gia này.Tu viện Paro Taktsang Bhutan tọa lạc ở một vách đá với độ cao 900 mét phía trên thung lũng Paro (khoảng 3.000 mét so với mực nước biển).Chùa vàng Shwedagon Nyaung U Myanmar đã có cách đây 2.500 năm, trước khi Đức Phật qua đời.Kiến trúc Hy Lạp, La Mã cổ đại là những công trình được nhắc đến đầu tiên.. Hai trong những quần thể kiến trúc công cộng phổ biến của Hy Lạp cổ đại là Agora và Acropol. Thông thường, kiến trúc Agora sở hữu dạng hình học nhất định với những hàng cột thức hai tầng bao vây xung quanh, ở giữa công trình là vị trí của bàn thờ và tượng thần.
Kiến trúc cổ đại phương Tây còn được chia thành những giai đoạn với những công trình tiêu biểu như
Loại thứ nhất, cột nằm ở cạnh ngắn hình chữ nhật, đối xứng với nhau ở hai bên lối đi.Kiểu thứ 2 có 4 cây cột nằm ở cạnh ngắn, hai bên là hai cột đối xứng nhau.Kiểu 3 thì có thêm 2 cột nằm ở cạnh ngắn phía sau.Loại 4 là sự kết hợp của loại 2 và loại 3, có 4 cột ở cạnh ngắn phía trước và 4 cột ở cạnh ngắn phía sau.Dạng thứ 5 bao gồm 1 hàng cột ở ngoài cùng.Loại đền thờ còn lại có 2 hàng cột bao quanh chu vi đền thờ
So sánh văn hóa phương Đông và phương Tây cổ đại
Công trình kiến trúc cổ đại phương Đông: Ziggurat

So sánh văn hóa phương Đông và phương Tây cổ đại
Thành cổ Babylon kiến trúc cổ đại phương Đông

So sánh văn hóa phương Đông và phương Tây cổ đại
Thành cổ Acropolis tại Athens biểu tượng của kiến trúc cổ đại phương Tây

So sánh văn hóa phương Đông và phương Tây cổ đại
Bên ngoài cổng khải hoàn môn Constantinus biểu tượng của kiến trúc cổ đại phương Tây

Như vậy, khacnhaugiua.vn đã cùng bạn tìm hiểu những điểm khác biệt giữa kiến trúc cổ đại phương Đông và phương Tây ấn tượng nhất và vẫn còn được bảo tồn cho đến hiện tại. Có thể thấy người xưa đã rất tài tình trong việc tạo nên những công trình tuyệt mỹ để cho thế hệ chúng ta trầm trồ thán phục. Hãy thường xuyên đón đọc các bài viết của khacnhuagiua.vn để cập nhật những tin tức độc đáo và mới lạ xoay quanh chủ đề kiến trúc nhé.