So sánh vietgap và globalgap

Hiện nay, khi vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng thì các nhãn hiệu như Organic, Vietgap, Gmo Free...đã ngày càng trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ về các nhãn hiệu này. Để giúp khách hàng có thể phân biệt được sự khác nhau giữa tiêu chuẩn Globalgap và Vietgap, Organic...chúng tôi xin giới thiệu dưới bài viết sau. 

Những điều cần biết về nhãn Organic

Nhãn Organic là tiêu chuẩn được ban hành cho các sản phẩm nông sản không chứa các chất độc hại như thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp hay là công nghệ sinh học. Bộ Nông Nghiệp Mỹ đã đưa ra các quy định nghiêm ngặt cho việc dán nhãn organic. 

Sản phẩm chứa hoàn toàn chất hữu cơ được dán nhãn “100% Organic”.
Sản phẩm chứa ít nhất 95% thành phần hữu cơ được dán nhãn “Organic”.
Sản phẩm chứa ít nhất 70% thành phần hữu cơ được dán nhãn “Made with organic ingredients”.
So sánh vietgap và globalgap

Phân biệt sự khác nhau giữa Organic, GMO Free và Non GMO

GMO là tên gọi dành cho các sinh vật biến đổi gen với tên đầy đủ là Genetically Modified Organisms. Những sinh vật biến đổi gen này được tạo ra bằng kỹ thuật di truyền trong các phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, gần đây, tại Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới, người tiêu dùng đang đòi hỏi thực phẩm không biến đổi gen. Bởi GMO Free được chỉ ra có tác động xấu tới môi trường cũng như hệ sinh thái và môi trường.

Ngược lại thực phẩm không biến đổi gen tương đối an toàn với sức khỏe người sử dụng. Dù trong quá trình nuôi, động vật không biến đổi gen vẫn được ăn thức ăn tổng hợp từ thực phẩm biến đổi gen, nhưng tất cả đều được kiểm soát chặt chẽ. Để phân biệt hai nhãn hiệu này, khách hàng có thể sử dụng mã code sản phẩm. Thực phẩm GMO luôn có mã code bắt đầu bằng số 8. Còn thực phẩm không biến đổi gen bắt đầu từ số 3 và 4. Còn nếu trên mã code bắt đầu bằng số 9 thì đó là thực phẩm Organic. 

Phân biệt sự khác nhau giữa tiêu chuẩn Globalgap và Vietgap

Globalgap với tên gọi đầy đủ là Global Good Agricultural Practice, là tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt. Globalgap được áp dụng cho tất cả các quá trình từ sản xuất, thu hoạch cho đến sau thu hoạch các mặt hàng nông sản. Hiện nay, tiêu chuẩn Globalgap được áp dụng phổ biến, mang phạm vi toàn cầu.

Còn Vietgap là tiêu chuẩn quy định về các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông sản Việt Nam. So với GlobalGap, Vietgap có phạm vi nhỏ hơn, chỉ áp dụng tại Việt Nam. Tiêu chuẩn này bao gồm các quy tắc, trình tự cùng các thủ tục hướng dẫn liên quan đến sơ chế, sản xuất sản phẩm. Thông qua tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm được đảm bảo hơn. Từ đó bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng cũng như môi trường. 

So sánh vietgap và globalgap

Trên đây là cách phân biệt sự khác nhau giữa nhãn Organic và tiêu chuẩn Globalgap, Vietgap, GMO Free...Hy vọng với những thông tin này có thể giúp ích cho các bạn. Nếu muốn được hỗ trợ, tư vấn các vấn đề liên quan đến các nhãn dán này thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Liên hệ đào tạo tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn :

AHEAD VIỆT NAM

Hà Nội : Số 31/487, phố Kim Ngưu, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

Hồ Chí Minh : 8/29 Hoàng Hoa Thám, P.7, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

ĐT : 028 22268288

Hotline : 0933096426 – 0931796188 – Ms. Vân

Email :

Từ hàng ngàn năm trước, con người đã bắt đầu trồng trọt. Cuộc cách mạng nông nghiệp đầu tiên là một bước ngoặt lớn trong lịch sử nhân loại, giúp loài người bắt đầu biết tới nuôi trồng và kiến tạo. Nông nghiệp là cái nôi tạo ra sự tồn tại của nền văn minh nhân loại. Tuy nhiên, trải qua quá trình phát triển, chúng ta nhận ra rằng con người không thể tiếp tục mở rộng diện tích nông nghiệp của mình vì điều đó sẽ làm suy yếu các điều kiện môi trường. Thay vào đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào để tăng sản lượng trên diện tích đất nông nghiệp đã có để phát triển lâu dài, hướng tới bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn nước và giảm ô nhiễm và lượng phát thải khí nhà kính. 

Thực tế là, ngày nay, sự thiếu tin tưởng ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với sự an toàn của thực phẩm được ghi nhận rộng rãi ở cả các nền kinh tế phát triển và chuyển đổi. Điều này có liên quan đến việc tăng cường hoặc thậm chí công nghiệp hóa sản xuất và chế biến thực phẩm cũng như khoảng cách ngày càng tăng giữa các địa điểm sản xuất thực phẩm và tiêu thụ thực phẩm. Ngoài ra, nông dân thường phàn nàn về sức mạnh tiếp thị ngày càng tăng của hệ thống phân phối hiện đại, đôi khi áp đặt các điều khoản trao đổi bất lợi và không khuyến khích nỗ lực đảm bảo chất lượng.

Sản phẩm nông nghiệp được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hoặc các tiêu chuẩn tương đương sẽ được công nhận rộng rãi, dễ dàng được các nhà phân phối lớn và các thị trường khó tính chấp nhận.

Là tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất, thu hoạch và chế biến sau thu hoạch.

- Tiêu chuẩn GLOBALGAP là tiêu chuẩn tập trung vào quản lý chất lượng, an toàn và truy xuất nguồn gốc trong lĩnh vực trồng cây, rau, củ, quả, gia cầm, gia súc, thủy sản… nói chung, lĩnh vực nông nghiệp.

Các sản phẩm được chứng nhận GlobalGAP sẽ được nhận dạng thông qua hệ tọa độ địa lý toàn cầu, tham gia vào hệ thống dữ liệu toàn cầu, đảm bảo truy xuất nguồn gốc để có thể trở thành đối tượng của thương mại điện tử.

Là tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi. Tiêu chuẩn kế thừa các mô hình sản xuất GAP ở các nước trên thế giới.

Tiêu chuẩn này cho phép xác định các vấn đề từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, xác định rõ các yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệp như đánh giá, lựa chọn vùng sản xuất; hạt giống và gốc ghép; đất đai và quản lý phân bón và chất phụ gia; nước tưới; hóa chất (kể cả thuốc bảo vệ thực vật); thu hoạch và xử lý sau thu hoạch; quản lý và xử lý chất thải; an toàn lao động; ghi chép, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm; kiểm tra nội bộ; khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP là bằng chứng khẳng định tên tuổi của các sản phẩm thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi của Việt Nam, nâng cao xuất khẩu nhờ vượt qua các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định và yêu cầu của nước nhập khẩu.

Chứng nhận hữu cơ là một tiêu chuẩn góp phần đảm bảo tính giá trị cho các sản phẩm hữu cơ, đặc biệt là cho thị trường nội địa. Chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam đang có nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn và cần nhiều giải pháp hỗ trợ của nhà nước. Nguyên tắc chung của sản xuất theo nông nghiệp hữu cơ là phải có đầu vào sạch gồm đất, nước, không khí, các loại con/cây giống phải thuần không được sử dụng giống biến đổi gen (GMO), các chất sử dụng trong sản xuất phải hoàn toàn hữu cơ và được cho phép (nghĩa là phân bón và thuốc trừ sâu phải là chế phẩm sinh học hữu cơ), cuối cùng là sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn về dinh dưỡng. Các loại hóa chất độc hại đều bị cấm trong canh tác hữu cơ. 

LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN CHO NÔNG NGHIỆP CỦA ISOCERT

  • Nhận được nhiều giá trị gia tăng hơn sau mỗi lần đánh giá;
  • Nâng cao năng lực, uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước;
  • Tạo niềm tin cho khách hàng sử dụng dịch vụ và sản phẩm của công ty;
  • Giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa các điều kiện sản xuất;
  • Giảm thiểu đánh giá của khách hàng. Nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Tạo niềm tin với khách hàng;
  • Đẩy mạnh nhiều hoạt động cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng hợp lý các nguồn lực;
  • Giảm thiểu đánh giá của bên thứ hai;
  • Chứng chỉ có giá trị toàn cầu;

Kể từ khi những hạt giống đầu tiên được gieo cấy và phát triển trở thành những cây trồng khỏe mạnh để chờ thu hoạch, các tiêu chuẩn nông nghiệp đã tồn tại trong từng bước để giúp con người trồng trọt thực phẩm giúp chúng ta tồn tại. 

Chúng giúp người nông dân khắp thế giới tiếp cận các thị trường mới, đáp ứng được những quy định và điều kiện khó khăn. Và với vai trò là tiêu chuẩn hàng đầu trên thế giới cho nông nghiệp an toàn và bền vững, hướng dẫn của chúng tôi giúp các nhà sản xuất trong mọi giai đoạn trên thế giới cung cấp sản phẩm chất lượng cho các nhà bán lẻ và người tiêu dùng trong một thế giới bị giới hạn về nguồn lực. 

ISOCERT là người bạn đồng hành cho nông nghiệp an toàn và bền vững.