Số vận đơn xem ở đâu

Đăng ngày: 28/05/20

Nội dung B/L cho biết các thông tin liên quan đến lô hàng như: Người gửi hàng (Shipper), Người nhận hàng (Consignee), Tên tàu (Vessel name & VOYAGE NO.), Mô tả hàng hóa (Descriptions of goods)…

Số vận đơn xem ở đâu

(1) Số vận đơn (Bill No. & LINES) do người phát hành B/L đặt theo quy định và sử dụng để tra cứu B/L, tra cứu lô hàng, khai báo hải quan. Phần thông tin về Hãng tàu (Lines)cho biết tên hãng tàu chở hàng và Logo của hãng để nhận biết dễ dàng.

(2) Người gửi hàng (Shipper) thể hiện “tên + địa chỉ của người xuất khẩu (nếu là House B/L) và thể hiện “tên + địa chỉ của người giao nhận (nếu là Master B/L).

(3) Người nhận hàng (Consignee) được thể hiện rất nhiều cách tùy thuộc vào loại B/L và theo phương thức thanh toán mà hợp đồng xuất nhập khẩu đã quy định. Mục này có thể ghi “tên + địa chỉ người nhập khẩu”; có thể ghi “To order of + tên + địa chỉ ngân hàng”; có thể chỉ ghi “To order” hoặc “To order of shipper”; hoặc cũng có thể “bỏ trống”.

(4) Bên được thông báo (NOTIFY PARTY) thường được ghi “Same as Consignee – Giống mục Người nhận hàng” hoặc ghi “tên + địa chỉ người nhập khẩu” hoặc ghi “tên + địa chỉ của bên thứ 3” theo yêu cầu của người nhập khẩu.

2.  VESSEL NAME/ VOYAGE NO./ PORT OF LOADING/ PORT OF DISCHARGE / PARTY TO CONTACT FOR CARGO RELEASE

Số vận đơn xem ở đâu

(5) Tên tàu (Vessel name & VOYAGE NO.) thể hiện tên riêng (Name) của con tàu chở hàng và mã hiệu của chuyến đi này (Voyage no.) sử dụng để tra cứu lô hàng và khai báo hải quan.

(6) Cảng xếp hàng (Port of loading – POL) thể hiện tên cảng bốc hàng lên tàu ở nước xuất khẩu, có thể ghi thêm Nơi nhận hàng để chở (Place of Receipt) nếu xảy ra việc nhận hàng trong nội địa.

(7) Cảng dỡ hàng (Port of discharge – POD) thể hiện tên cảng dỡ hàng xuống tàu ở nước nhập khẩu, có thể ghi thêm Nơi giao hàng (Place of Delivery) nếu xảy ra việc giao hàng trong nội địa.

(8) Bên liên hệ để giải phóng hàng (PARTY TO CONTACT FOR CARGO RELEASE) ghi rõ thông tin liên hệ của đại lý vận tải tại cảng đến. Người nhập khẩu sẽ liên hệ đại lý này để xuất trình B/L, lấy Lệnh giao hàng (D/O), nộp cước và phí vận tải (nếu có).

3. DESCRIPTIONS OF GOODS/ PACKAGES/ CONTAINERS NO./ SEAL NO./ GROSS WEIGHT/ MEASUREMENTS

Số vận đơn xem ở đâu

(9) Mô tả hàng hóa (Descriptions of goods) ghi tên chung chung của lô hàng và mã HS (nếu có).

(10) Số kiện và cách đóng gói (packages) ghi rõ số lượng kiện, thùng, số lượng container… của cả chuyến hàng.

(11) Số container, số chì (CONTAINERS NO. & SEAL NO.) ghĩ rõ số container (mã container) và số chì (mã niêm phong container) để thuận tiện cho công việc giao nhận hàng và khai báo hải quan.

(12) Khối lượng, thể tích (GROSS WEIGHT & MEASUREMENTS) thể hiện khối lượng cả bì của cả lô hàng và tổng thể tích của lô hàng để thuận tiện cho việc giao nhận và bốc dỡ.

4. FREIGHT & CHARGES/ ON BOARD DATE/ NUMBER OF ORIGINAL/ PLACE & DATE OF ISSUE/ CARRIER’S SIGNATURE

Số vận đơn xem ở đâu

(13) Cước vận tải và Phụ phí (FREIGHT AND CHARGES),trên B/L thường không đề cập rõ số tiền cước và phí mà chỉ ghi chung chung việc tiền cước đã trả (Prepaid) hoặc phải thu (Collect). Hoặc thể hiện thêm việc tiền cước và phí được thanh toán tại đâu (Freight payable at).

(14) Ngày hàng lên tàu (ON BOARD DATE) thể hiện ngày người xuất khẩu chính thức giao hàng. Ngày hàng lên tàu có thể giống, có thể khác với ngày phát hành B/L.

(15) Số bản vận đơn gốc (Number of Original), đa số B/L đều thể hiện rõ nó được phát hành mấy bản gốc do tính chất quan trọng của việc chuyển nhượng B/L. Thông thường B/L được phát hành 3 bản gốc, cũng có khi được phát hành 0 (Zero) bản gốc do sử dụng hình thức Telex Release.

(16) Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (Place and date of Issue) thể hiện tên thành phố và ngày phát hành B/L. Chỉ phát hành B/L cho khách hàng khi đã hàng xuất đã thông quan, container đã hạ bãi chờ xuất tàu (đối với hàng FCL) hoặc đã đóng vào kho CFS (đối với hàng LCL).

(17) Chữ ký của người vận tải (Carrier’s signature) thể hiện tên đầy đủ và chữ ký của người vận tải hoặc đại lý được ủy quyền phát hành.

5. ON THE BACK

Mặt sau của B/L (BACK) gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do hãng tàu in sẵn, người thuê tàu không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận nó.

Mặt sau thường gồm các nội dung như các định nghĩa, điều khoản chung, điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản miễn trách của người chuyên chở…

Nguồn: https://www.eximshark.com/blog/

HƯỚNG DẪN NHẬP THÔNG TIN VẬN ĐƠN

Nhập vào các thông tin về vận chuyển hàng hóa như số vận đơn, phương tiện vận chuyển, cảng địa điểm dỡ / xếp hàng.

Số vận đơn xem ở đâu

Thông tin vận đơn: Số vận đơn được nhập theo định dạng: Mã Scac code + số vận đơn, trong đó mã scac code là mã của nhà vận chuyển (bạn có thể tham khảo tại địa chỉ website www.customs.gov.vn) ví dụ số vận đơn: CMF902019. Nếu là vận đơn gom hàng hàng không thì có thể nhập tối đa 5 số vận đơn, trên phần mềm mặc định ô số vận đơn đầu được hiển thị để bạn có thể  nhập liệu, sau khi nhập vào ô đầu tiên các ô tiếp theo sẽ tự động hiện ra cho phép nhập tiếp theo tuần tự tránh được tình trạng bạn nhập sai thứ tự cần thiết, cách thức hiển thị này cũng sẽ được áp dụng cho tất cả các chỉ tiêu khác mà có nhiều hơn 1 ô nhập liệu. Để khai chi tiết danh sách container và số Seal, người khai phải thực hiện khai đính kèm bằng nghiệp vụ HYS (tại menu "Nghiệp vụ khác / Đăng ký file đính kèm HYS") sau đó nhập vào tờ khai tại mục "Thông tin đính kèm" trên tab "Thông tin chung 2" của tờ khai nhập khẩu.

Tổng trọng lượng hàng hóa: Nhập vào tổng trọng lượng hàng và đơn vị tính trọng lượng theo đơn vị Kilogame – KGM, Tấn – TNE hoặc Pound – LBR, tổng trọng lượng có thể nhập vào tối đa 06 ký tự cho phần nguyên và 03 ký tự cho phần lẻ thập phân, ví dụ: 950000.525 , nếu là hàng vận chuyển theo đường hàng không phần lẻ thập phân chỉ được nhập tối đa 01 ký tự, ví dụ 950000.5. Nếu bạn nhập vào đợn vị trọng lượng là LBR thì sau khi khai báo IDA, hệ thống sẽ tự động quy đổi và trả về đơn vị là KGM.

Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến: Nhập vào mã địa điểm lưu kho dự kiến cho hàng hóa chờ thông quan, mã địa điểm lưu kho có thể là địa điểm chịu sự giám sát của hải quan, các kho hàng, các công ty dịch vụ kho bãi hoặc kho công ty đã được đăng ký vào hệ thống, ví dụ hàng hóa được lưu kho chờ thông quan tại địa điểm 'CTY CP DVHH NOI BAI' chịu sự giám sát của Hải quan nội bài bạn chọn mã là '01ABA02'.

Phương tiện vận chuyển: Nhập vào phương tiện vận chuyển tùy theo phương thức vận chuyển bạn đã chọn ở trên, ví dụ với phương thức là đường không thì phương tiện vận chuyển bạn nhập vào theo định dạng như sau:

  • Ô mã để trống

  • Ô tên gồm 12 ký tự, trong đó nhập mã hãng hàng không (02 kí tự), số chuyến bay (04 kí tự), 1 gạch chéo, ngày/tháng (ngày: 02 kí tự, tháng 03 kí tự viết tắt của các tháng bằng tiếng Anh) ví dụ: VN1234/31MAR

Địa điểm dỡ hàng: Nhập vào cảng địa điểm dỡ hàng , có thể chọn từ danh mục bằng cách nhấn vào nút có dấu 3 chấm. Mã địa điểm dỡ hàng bạn chọn phải phù hợp với loại Phương thức vận chuyển đã chọn ở mục trên (phương thức vận chuyển là đường biển, đường không, đường sắt.. thì phải chọn mã địa điểm thuộc cảng biển, đường không, đường sắt tương ứng), ví dụ chọn mã địa điểm dỡ hàng cho phương thức vận chuyển đường biển là Cảng Hải Phòng thì bạn chọn mã là 'VNHPH - CANG HAI PHONG'. Trường hợp cảng địa điểm không xác định cụ thể thì người khai chọn mã địa điểm của mã nước kèm theo 'ZZZ' ví dụ VNZZZ – UNKNOW

Mã kết quả kiểm tra nội dung: Trường hợp người khai xem hàng trước khi đăng ký tờ khai thì nhập vào chỉ tiêu này với các lựa chọn trong danh mục, lưu ý: khi người khai hải quan có yêu cầu cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra thực tế lô hàng đối với một số trường hợp yêu cầu phải kiểm tra thực tế hàng hóa thì tờ khai mới được hoàn thuế, không thu thuế, thanh khoản… (VD: nhập hàng đã xuất khẩu bị trả lại) thì nhập vào lựa chọn là 'C'.

Lưu ý về việc khai số định danh hàng hóa đối với Cảng biển và Sân bay quốc tế:

  1. ĐỐI VỚI CẢNG BIỂN:Theo đề án quản lý giám sát hàng hóa cảng biển, định danh hàng hóa tờ khai nhập khẩu sẽ được khai vào chỉ tiêu Số vận đơn với cấu trúc: MMDDYYSOVANDON, trong đó:

  2. DD = Ngày, MM = Tháng, YY = Năm, SOVANDON = Số vận đơn

    Nếu tờ khai có PTVT là đường biển, đường biển (không cont), đường bộ phần mềm sẽ tự động đánh dấu tích chọn vào mục "Khai báo số định danh theo đề án quản lý giám sát hải quan tự động tại cảng biển", khi đó doanh nghiệp nhập thông tin số vận đơn bình thường, đồng thời nhập thêm ngày vận đơn vào chỉ tiêu bên cạnh:

    Số vận đơn xem ở đâu

    Lúc ghi tờ khai phần mềm sẽ tự động nối số định danh theo cấu trúc đã quy định:

    Số vận đơn xem ở đâu

    Nhấn đồng ý, kết quả chỉ tiêu số vận đơn sẽ được cập nhật lại như sau:

    Số vận đơn xem ở đâu
  3. ĐỐI VỚI CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ: Khi mở tờ khai nhập khẩu có hàng hóa đưa vào Cảng hàng không quốc tế thì doanh nghiệp cần tích chọn "Khai báo số định danh theo chuẩn quản lý, giám sát Hải quan tự động tại Cảng hàng không" và thực hiện nhập vào chỉ tiêu "số vận đơn" theo các trường hợp sau:

  4. Số vận đơn xem ở đâu

  • Trường hợp gửi hàng qua forwarder (có phát hành HAWB)

  • Trên tờ khai nhập khẩu, số định danh hàng hóa được nhập theo cú pháp sau:

    Số định danh hàng hóa = ##XYYYYNNNNNNNNNNN##.

    Mỗi vận đơn chủ khai cách nhau   dấu ";" được khai tại ô ký hiệu và số hiệu bao bì

    Trong đó:

    • ##: Là ký hiệu bắt đầu cho 1 thông tin Vận đơn chủ

    • X: Là số thứ tự tương ứng với thứ tự của Số vận đơn thứ cấp (số HAWB - House Airway Bill) là số hiệu quy định trên vận đơn do đại lý vận tải , giao nhận phát hành (forwarder) trong đó tên người nhận hàng trên vận đơn là người nhập khẩu trên tờ khai.

    • YYYY: Là năm phát hành Vận đơn chủ

    • NNNNNNNNNNN: Số của Vận đơn chủ (Số MAWB - Master Airway Bill) là số hiệu quy định trên vận đơn hàng không do hãng vận chuyển hàng không quốc tế phát hành để chuyên chở hàng hóa.

    • ##: Là ký hiệu kết thúc cho 1 thông tin Vận đơn chủ

    Ví dụ trong trường hợp lô hàng có 2 vận đơn chủ, 2 vận đơn thứ cấp

    •  Số vận đơn chủ 1: MAWB1: 98899457223

    • Năm phát hành MAWB1: 2021

    • Số vận đơn thứ cấp 1: HAWB: SCRS1474

    • Số vận đơn chủ 2: MAWB2: 7881223023

    • Năm phát hành MAWB2: 2021

    • Số vận đơn thứ cấp 2: EGLX5568

    Lúc làm tờ khai, người khai hải quan sẽ tiến hành nhập liệu vào phần mềm ECUS5VNACCS như sau

    Số vận đơn xem ở đâu

    Sau khi nhập liệu thông tin tờ khai, người khai hải quan nhấn nút "Ghi" thì phần mềm Ecus5Vnaccs sẽ đưa ra thông báo về việc khai số định danh đối với tờ khai nhập

    Số vận đơn xem ở đâu

    Tiếp theo, người khai hải quan chọn "Đồng ý" để chương trình tự động chuyển dữ liệu về thông tin vận đơn chủ MAWB xuống chỉ tiêu "Ký hiệu và số hiệu bao bì" để khai báo tới hải quan theo đúng cấu trúc quy định:  ##XYYYYNNNNNNNNNNN##.

    Số vận đơn xem ở đâu

  • Trường hợp gửi hàng trực tiếp hãng HK (không phát hành HAWB)

  • Trên tờ khai nhập khẩu, số định danh hàng hóa được nhập theo cú pháp sau:

    Số định danh hàng hóa =  ##XYYYY##. Mỗi vận đơn chủ khai cách nhau dấu ";" được khai tại ô ký hiệu và số hiệu bao bì

    Trong đó:

    •  ##: Là ký hiệu bắt đầu cho 1 thông tin Vận đơn chủ

    • X: Là số thứ tự của Vận đơn chủ (tương ứng với số thứ tự của Vận đơn  chủ đã nhập ở ô "1.26 số vận đơn")

    • YYYY: Là năm phát hành Vận đơn chủ

    • ##: Là ký hiệu kết thúc cho 1 thông tin Vận đơn chủ

    Ví dụ trong trường hợp lô hàng có 2 vận đơn chủ

    • Số vận đơn chủ 1: MAWB1: 98899457223

    • Năm phát hành MAWB1: 2021

    • Số vận đơn chủ 2: MAWB2: 78812230231

    • Năm phát hành MAWB2: 2021

    Lúc làm tờ khai, trên phần mềm ECUS5VNACCS người khai hải quan sẽ  tích chọn "Chỉ có Master Bill"  và tiến hành nhập liệu vào như sau:

    Số vận đơn xem ở đâu

    Sau khi nhập liệu thông tin tờ khai, người khai hải quan nhấn nút "Ghi" thì phần mềm sẽ đưa ra thông báo về việc khai số định danh đối với tờ khai nhập

    Số vận đơn xem ở đâu

    Tiếp theo, người khai hải quan chọn "Đồng ý" để chương trình tự động chuyển dữ liệu về thông tin vận đơn chủ MAWB xuống chỉ tiêu "Ký hiệu và số hiệu bao bì" để khai báo tới hải quan theo đúng cấu trúc quy định:  ##XYYYY##.

    Số vận đơn xem ở đâu


Bản quyền © thuộc về Công ty TNHH Phát triển công nghệ Thái Sơn