Soạn văn lớp 7 bài ý nghĩa văn chương

Bài soạn môn Ngữ văn lớp 7 học kì 2 dưới đây với bài: Ý nghĩa văn chương do Hoài Thanh sáng tác được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.

Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG (Hoài Thanh)

I. VỀ TÁC GIẢ

Hoài Thanh (1909 - 1982) là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Sức hấp dẫn trong những bài phê bình của Hoài Thanh không phải ở chiều sâu của hệ thống lập luận hay ở các thuật ngữ được sử dụng một cách chính xác mà ở khả năng cảm thụ tinh tế, ở cách trình bày vấn đề rất giản dị mà dí dỏm, sâu sắc. Ông tạo được một phong cách phê bình riêng, thể hiện nổi bật trong cuốn Thi nhân Việt Nam - trong đó ông giới thiệu, phê bình và tuyển chọn những tác giả ưu tú, những tác phẩm đặc sắc nhất của phong trào Thơ mới (1932-1945).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

2. Hoài Thanh viết: "Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống".

Văn chương là hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú. Văn chương phản ánh cuộc sống. Cuộc sống đa dạng cho nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng. Qua văn chương, ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt Nam xưa kia, ta cũng biết cuộc sống của các dân tộc khác nhau trên thế giới.

Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Qua tác phẩm văn chương, ta biết một cuộc sống trong mơ ước của con người. Đó là ước mơ con người có sức mạnh, lớn nhanh như Phù Đổng để đánh giặc; con người có sức mạnh để chống thiên tai lũ lụt như Sơn Tinh; con người có khả năng kì diệu như Mã Lương sáng tạo ra vật dụng và phương tiện trừng trị kẻ thù.

3. Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Văn chương luyện những tình cảm gia đình, anh em, bè bạn, tình yêu quê hương đất nước. Văn chương gây cho ta tình cảm vị tha, tình cảm với những người tốt, người cùng chí hướng, những người lao động trong cộng đồng và trên thế giới nói chung. Ví dụ đọc truyện Cây bút thần, ta yêu mến nhân vật Mã Lương, căm ghét tên địa chủ và tên vua tham lam.

4. a) Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận văn chương, vì nội dung bàn đến là ý nghĩa, công dụng của văn chương.

  1. Bài văn có nét đặc sắc về nghệ thuật là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh. Ví dụ đoạn mở đầu, hay đoạn nói về mãnh lực của văn chương.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và văn chương sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

2. Cách đọc

Trong văn bản, Hoài Thanh đã sử dụng một lối viết rất sinh động: dùng một câu chuyện để mở đầu, lấy những ví dụ (dẫn chứng) gần gũi với tất cả mọi người, từ ngữ giản dị, trang nhã nhưng không kém phần sâu sắc.

Với một bài văn như vậy, giọng đọc cần nhẹ nhàng, chậm rãi, rõ từng câu, từng chữ.

3. Xem lại kiến thức trong bài và phần nghe giảng trên lớp để giải thích lại câu nói của Hoài Thanh. Hãy lấy ví dụ chứng minh trong những bài văn, bài thơ đã được học trong chương trình lớp 6 và lớp 7.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Dưới đây là bài soạn Ý nghĩa của văn chương bản rút gọn nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 7: Ý nghĩa của văn chương

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 2 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Bài 23: Ý nghĩa văn chương Ngữ Văn lớp 7 tập 2 VNEN được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Hoạt động khởi động Bài 23: Ý nghĩa văn chương

1. Mỗi nhóm một trong các luận điểm sau và mỗi bạn trong nhóm hãy nói một câu để tạo nên một đoạn văn chứng minh.

• Học văn rất khó

• Học văn rất cần thiết

• Học văn không khó

Trả lời:

VD: Luận điểm: Học văn rất cần thiết

• Học văn tức là học cách làm người.

• Có hiểu văn mới hiểu người.

• Văn học bắt nguồn từ hiện thực và phản ánh hiện thực.

• Khơi dậy tính chân- thiện – mỹ trong mỗi con người....

Hoạt động hình thành kiến thức Bài 23: Ý nghĩa văn chương

1. Đọc văn bản sau: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG

2. Tìm hiểu văn bản.

  1. Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Việc đưa câu chuyện về một thi sĩ Ấn Độ thể hiện dụng ý gì của tác giả?
  1. Trong văn bản, tác giả còn đề cập tới công dụng của văn chương. Công dụng đó là gì?
  1. Tác giả đã lập luận như thế nào để thể hiện quan điểm về nguồn gốc, công dụng của văn chương? Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của văn bản.

Trả lời:

  1. Theo tác giả , nguồn gốc cốt yếu của ý nghĩa văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật.

- Việc đưa câu chuyện về một thi sĩ Ấn Độ thể hiện dụng ý:

• Cách mở bài độc đáo như trên đã thu hút sự chú ý của người đọc.

• Để cắt nghĩa nguồn gốc của văn chương.

• Văn chương thực sự chỉ xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước một con người hoặc một hiện tượng nào đó trong cuộc sống.

  1. Công dụng đó là: Hình dung sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.
  1. Tác giả đã lập luận 1 cách chặt chẽ, để thể hiện quan điểm về nguồn gốc, công dụng của văn chương. Đặc sắc nghệ thuật của văn bản : vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.

Hoạt động luyện tập Bài 23: Ý nghĩa văn chương

1. Các nhóm chuẩn bị bài nói (khoảng 5 phút) và trình bày miệng về một trong hai yêu cầu sau:

  1. Nói về nhiệm vụ của văn chương, tác giả Hoài Thanh cho rằng:" Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng". Hãy tạo lập một đoạn văn khoảng 6-8 câu để làm sáng tỏ nhận định này.
  1. Chứng minh những đặc sắc nghệ thuât trong bài nghị luận của Hoài Thanh dựa trên những gợi ý sau:

Đặc sắc nghệ thuật:

• Lí lẽ thuyết phục

• Lối văn giàu hình ảnh, cảm xúc

• Bố cục mạch lạc, rõ ràng

• Hình ảnh gợi tả...

Trả lời:

  1. Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Thông qua cái nhìn của nhà văn, qua cách cảm nhận và đánh giá riêng của người nghệ sĩ, qua hư cấu sáng tạo của nhà văn, hiện thực khách quan sẽ được phản ánh vào trong văn chương. Do đó, những tác phẩm văn chương sẽ là kết quả của cuộc sống con người, của xã hội vốn phong phú và đa dạng. Ví dụ như thông qua các bài ca dao, chúng ta thấy rõ thân phận của người nông dân thấp cổ bé họng trong xã hội cũ. Hay những tác phẩm văn chương sẽ giúp ta cảm nhận được non sông, đất nước thật tươi đẹp qua các văn bản Sông nước Cà Mau hay Cô Tô,… Đó chính là những hiện thực khách quan đã được các nhà văn phản ánh vào trong thơ văn thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ.
  1. Đặc sắc nghệ thuật:

- Lí lẽ thuyết phục: đưa câu chuyện của người thi sĩ Ấn Độ vào bài viết.

- Lối văn giàu hình ảnh, cảm xúc.

- Bố cục mạch lạc, rõ ràng

- Hình ảnh gợi tả...

2. Luyện tập viết đoạn văn chứng minh.

  1. Chọn một trong những chủ đề sau để viết thành đoạn văn chứng minh ( khoảng 6-8 câu)

(1) Văn chương "gây cho ta những tình cảm ta không có"

(2) Văn chương "luyện những tình cảm ta sẵn có"

(3) Trên con đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng.

(4) Về câu nói của người xưa:" Giàu hai con mắt..."

(5) Những người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi.

(6) Tôi vẫn còn ích kỉ

Trả lời:

  1. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có. Trong cuộc sống đời thường, con người hay sống vì bản thân mình nhiều hơn là nghĩ đến người khác, song những tác phẩm văn chương đã tác động vào thế giới tình cảm của họ, giúp cho con người có những tình cảm vị tha, độ lượng. Chẳng hạn khi đọc tác phẩm “Bánh trôi nước” của tác giả Hồ Xuân Hương, chúng ta thấy những nỗi khổ đau, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, dù cuộc đời còn đầy những bấp bênh, trôi nổi song họ luôn giữ vững tấm lòng thủy chung, sắt son. Từ đó làm khơi dậy trong lòng người đọc sự cảm thông, trân trọng đối với những người phụ nữ trong xã hội xưa và lại càng nâng niu, giữ gìn cuộc sống bình đẳng của bản thân trong xã hội ngày nay.

Hoạt động vận dụng Bài 23: Ý nghĩa văn chương

1. Tìm hiểu và ghi chép về những con người hoặc những sự việc, cảnh vật,... ở địa phương em sinh sống đã được thể hiện trong các loại hình nghệ thuật (văn, thơ, nhạc, họa,..) đúng như lời nhận xét của Hoài Thanh: Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay

Trả lời:

Bài thơ: Thu vịnh

Tác giả: Nguyễn Khuyến

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

2. Chứng minh là phương pháp được vận dụng nhiều để giải quyết các tình huống thực trong thực tiễn. Em hãy ghi lại từ 3 đến 4 tình huống cho thấy nếu sử dung tốt phương pháp lập luận chứng minh thì ta có thể giải quyết vấn đề hiệu quả.

Trả lời:

1. Chứng minh “Thất bại là mẹ thành công”.

- Trong cuộc sống, tất cả mọi người đều mong muốn đạt được thành công, nhưng thực tế trước khi đến với thành công ta thường phải trải qua khó khăn, thậm chí thất bại.

- Thất bại là nguồn gốc, động lực của thành công. Nói cách khác, có thất bại mới thành công.

- Thất bại giúp cho ta có được những kinh nghiệm quý giá cho lần sau, thất bại khiến cho ta hiểu được nguyên nhân vì sao ta chưa thành công, từ đó tìm cách khắc phục.

- Thất bại là động lực để con người cố gắng, nỗ lực cho lần sau: Thất bại khiến cho con người càng khao khát thành công hơn, càng cố gắng nghiên cứu tìm tòi.

2. Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người.

- Thiên nhiên bao giờ cũng gắn bó và có vai trò rất quan trọng đối với con người. Do đó, ta cần phải bảo vệ môi trường thiên nhiên.

- Thiên nhiên đem đến cho con người nhiều lợi ích, vì thế bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống con người.

- Thiên nhiên cung cấp điều kiện sống và phát triển của con người.

- Thiên nhiên đẹp gợi nhiều cảm xúc lành mạnh trong thế giới tinh thần của con người.

- Con người phải bảo vệ thiên nhiên.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Ngữ văn lớp 7 sách VNEN Bài 23: Ý nghĩa văn chương file PDF hoàn toàn miễn phí.