Sự chuyển biến từ loài vượn cổ thành người tối cổ diễn ra cách ngày nay khoảng

Answers ( )

  1. Sự chuyển biến từ loài vượn cổ thành người tối cổ diễn ra cách ngày nay khoảng

    Ở chặng đầu của quá trình hình thành loài người, có một loài vượn cổ, sống khoảng 6 triệu năm trước đây, đã có thể đứng và đi bằng hai chân, dùng tay để cầm nắm, ăn hoa quả, lá và cả động vật nhỏ. Xương hoá thạch của chúng được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á và cả ở Việt Nam.

    – Trên đà tiến triển, vượn cổ chuyển biến thành người tối cổ, bắt đầu từ khoảng 4 triệu năm trước đây. Di cốt Người tối cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Gia-va (Inđônêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc) v.v… Ở Thanh Hoá (Việt Nam), tuy chưa thấy di cốt nhưng lại thấy công cụ đá của người cổ đó.

    Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi đứng bằng hai chân. Đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn. Cơ thể của họ đã có nhiều biến đối: tuy trán còn thấp và bợt ra sau, u mày còn nổi cao, nhưng hộp sọ đã lớn hơn của loài vượn cổ và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

    Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình, Người tối cổ đã là người. Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người.

    – Cuối thời kỳ này, khoảng 4 vạn năm trước đây, con người hoàn thành quá trình tự cải biến mình, đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người, trở thành Người tinh khôn hay còn gọi là Người hiện đại.

    Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như chúng ta ngày nay: xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ; bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt; hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng; cơ thể gọn và linh hoạt, tạo nên tư thế thích hợp với các hoạt động phức tạp của con người. Di cốt Người tinh khôn được tìm thấy ở khắp các châu lục.

    Đây là bước nhảy vọt thứ hai, sau bước nhảy từ vượn thành Người tối cổ. Cũng từ đấy, khi lớp lông mỏng trên người không còn nữa, ở Người tinh khôn lại xuất hiện những màu da khác nhau, chia thành da vàng, da đen và da trắng. Đó là ba chủng tộc lớn.

  2. Sự chuyển biến từ loài vượn cổ thành người tối cổ diễn ra cách ngày nay khoảng

    Ở chặng đầu của quá trình hình thành loài người, có một loài vượn cổ, sống khoảng 6 triệu năm trước đây, đã có thể đứng và đi bằng hai chân, dùng tay để cầm nắm, ăn hoa quả, lá và cả động vật nhỏ. Xương hoá thạch của chúng được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á và cả ở Việt Nam. Trên đà tiến triển, vượn cổ chuyển biến thành người tối cổ, bắt đầu từ khoảng 4 triệu năm trước đây.

    Cuộc sống của người tinh khôn khác cuộc sống của người tối cổ

    – Sống theo từng thị tộc, làm chung, ăn chung.

    – Biết chăn nuôi gia súc, trồng lúa, trồng rau, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức…, bước đầu đã biết sản xuất, chinh phục tự nhiên.

    – Công cụ sản xuất của người tinh khôn ở giai đoạn đầu được ghè đẽo bằng đá cuội, có hình thù rõ ràng hơn công cụ của người tối cổ.

    Đây là những phát minh quan trọng của người nguyên thủy. Từ công cụ sản xuất đến việc phát minh ra trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa to lớn:

    – Con người chủ động tạo ra lương thực, thực phẩm cần thiết, vượt qua thời kì hoàn toàn dựa vào thiên nhiên (hái lượm, săn bắt) để bước sang thời kì mới – chủ động sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống.

    – Là điều kiện cơ bản để định cư lâu dài.

    @Lengoc4646l

Loài vượn cổ chuyển biến thành Người tối cổ cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm?

A. Khoảng 4 triệu năm trước đây




Đáp án chính xác

B. Khoảng 5 triệu năm trước đây

C. Khoảng 6 triệu năm trước đây

D. Khoảng 8 triệu năm trước đây

Xem lời giải

1. Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy

* Loài vượn cổ(khoảng6 triệu năm trước)

- Loài người do một loài vượn giống Người (Hominid) chuyển biến thành.Vượn cổ sống khoảng 6 triệu năm trước đây, có thể đứng và đi bằng hai chân, 2 chi trước có thể cầm nắm.

=> Trải qua quá trình lao động và một chặng đường quá độ dài, có tính chất chuyển tiếp, Vượn cổ đã chuyển biến thành Người tối cổ.

* Người Tối cổ(4 triệu năm trước đây)

+Người ta tìm thấy dất vết của Người tối cổ sống cách nay 4 triệu năm ở một số nơi như Đông Phi, Gia-va (In-đô-nê-xia), Bắc Kinh (Trung Quốc), Thanh Hóa (Việt Nam).

+ Đặc điểm: đã là Người, hoàn toàn đi đứng bằng hai chân, đôi tay đã trở nên khéo léo, thể tích sọ não lớn và hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não. Tuy nhiên còn đi lom khom, trán thấp và bợt ra sau, u mày cao…

+ Biết chế tạo công cụ, làm ra lửa và kiếm sống bằng lao động tập thể với phương thức hái lượm và săn bắt.

Sự chuyển biến từ loài vượn cổ thành người tối cổ diễn ra cách ngày nay khoảng
Biết sử dụng lửa

+ Quan hệ quần thể của Người tối cổ được gọi là Bầy người nguyên thủy.

* Bầy người nguyên thủy

+ Đặc điểm: có người đứng đầu, phân công lao động nam và nữ, cùng chăm sóc con cái.

+ Đời sống vật chất và tổ chức xã hội: sống trong hang động, mái đá, theo quan hệ ruột thịt, gồm 5 – 7 gia đình.

=>Bầy người nguyên thủy sống trong tình trạng “ăn lông ở lỗ”, tự nhiên, bấp bênh trong hàng triệu năm.

* Động lực của quá trình chuyển biến từ vượn thành người:

+ Do vai trò của quy luật tiến hóa.

+ Vai trò của lao động đã tạo ra con người và xã hội loài người.

Sự chuyển biến từ loài vượn cổ thành người tối cổ diễn ra cách ngày nay khoảng
Công cụ đá của người nguyên thủy

Sự chuyển biến từ loài vượn cổ thành người tối cổ diễn ra cách ngày nay khoảng
Bức tranh mô tả cuộc sống bầy người nguyên thủy

Lịch sử lớp 10