Sử giống nhau và khác nhau giữa tiểu đường type 1 2 3

Có lẽ nhắc tới căn bệnh tiểu đường, chúng ta chỉ biết đến hai dạng là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2, trong đó tiểu đường type 2 chiếm phổ biến hơn cả. Tuy nhiên gần đây, các nhà khoa học đã xác nhận có loại tiểu đường type 3 có khá nhiều người mắc song thường bị nhầm lẫn với các dạng khác nên điều trị gặp nhiều khó khăn.

1. Tiểu đường type 3 là gì?

Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa glucose trong máu, khiến đường huyết tăng cao không kiểm soát được và gây nhiều hệ lụy tới sức khỏe. 3 dạng tiểu đường được xác nhận gồm:

1.1. Tiểu đường type 1

Tiểu đường type 1 xảy ra khi hệ thống miễn dịch gặp vấn đề, các tế bào sản xuất insulin bị phá hủy, không thể đảm nhiệm nhiệm vụ chuyển hóa glucose trong máu. Do đó đường huyết trong máu tăng cao không thể kiểm soát. Tiểu đường type 1 là bệnh di truyền khá hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 10% các trường hợp tiểu đường.

Ít người biết về dạng tiểu đường type 3

1.2. Tiểu đường type 2

Đây là dạng thường gặp nhất, xảy ra khi cơ thể không sản sinh đủ lượng insulin hoặc insulin hoạt động không đúng chức năng. Đôi khi hệ miễn dịch cơ thể tưởng nhầm insulin là vật lạ và tấn công phá hủy chung, còn gọi là kháng insulin. Kết quả dẫn tới đường huyết không được chuyển hóa, tích tụ tăng cao. Tiểu đường type 2 liên quan đến yếu tố di truyền và môi trường.

Dạng tiểu đường thai kỳ xảy ra ở phụ nữ mang thai, là tình trạng bệnh tạm thời liên quan đến đề kháng insulin nên nó không được xếp vào dạng tiểu đường riêng biệt.

Tiểu đường type 3 liên quan đến tổn thương não

1.3. Tiểu đường type 3

Trước đó nhiều người cho rằng, hormone chuyển hóa glucose - insulin chỉ được sản xuất ở tuyến tụy. Tuy nhiên theo Bác sĩ Suzanne M. de la Monte - Chuyên khoa thần kinh bệnh viện Rhode Island thì Insulin còn được sản xuất ở não.

Tiểu đường type 1 và 2 xảy ra chủ yếu do tổn thương tụy nhưng không ảnh hưởng tới não. Tiểu đường type 3, còn gọi là bệnh tiểu đường não vừa xảy ra tổn thương tụy, vừa do viêm mãn tính, vùng não tổn thương là vùng điều hành sản xuất insulin. Như vậy thực tế, tiểu đường type 3 chỉ xảy ra ở người bệnh mắc tiểu đường type 1 hoặc type 2, bệnh nặng hơn và khó điều trị hơn.

Các nhà khoa học đã chứng minh, hormone insulin mà não sản xuất có mối quan hệ với việc hình thành kí ức mới. Vì thế bệnh nhân tiểu đường type 3 cũng thường gặp vấn đề về trí nhớ, trong đó có bệnh thoái hóa thần kinh Alzheimer.

2. Triệu chứng tiểu đường type 3

Bệnh nhân tiểu đường type 3 có những triệu chứng điển hình có thể phân biệt với tiểu đường type 1 và type 2 như:

- Lượng đường huyết tăng cao.

- Sút cân.

- Xuất hiện tình trạng mất trí nhớ, lú lẫn.

- Không có khả năng hình thành những kí ức mới.

Có thể thấy, triệu chứng tiểu đường tuýp 3 khá giống với biểu hiện của người bệnh Alzheimer bên cạnh những triệu chứng tiểu đường điển hình. Vì thế trong chẩn đoán bệnh cần sử dụng phương pháp quét hình ảnh cộng hưởng từ MRI để phân biệt tiểu đường tuýp 3 và bệnh Alzheimer.

Có mối liên hệ giữa tiểu đường type 3 và bệnh Alzheimer

Vì không phổ biến nên số trường hợp tiểu đường type được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh chỉ khoảng 3% (số liệu của Tạp chí Diabetes Care). Trong khi đó, bác sĩ Andrew McGovern từ Đại học Surrey cho biết: Khoảng 5 - 10% trường hợp tiểu đường ở Châu Mỹ mắc tiểu đường tuýp 3 nhưng không được chẩn đoán chính xác. Như vậy thế giới có hàng triệu người mắc căn bệnh này.

3. Điều trị tiểu đường type 3

Loại tiểu đường này không những khó phát hiện mà việc điều trị cũng không hề dễ dàng bởi căn bệnh vừa do giảm khả năng sản xuất và chức năng insulin của tụy mà nó còn ngăn cản việc sản xuất những enzyme và hormone quan trọng khác.

Bác sĩ Mcgovern cho biết, những người bệnh tiểu đường type 3 có khả năng kiểm soát đường huyết thấp gấp đôi so với người bệnh Tiểu đường type 2. Lượng insulin cần bổ sung cũng nhiều gấp 5 - 10 lần tùy theo mức độ tổn thương tụy.

Bệnh nhân tiểu đường type 3 cần bổ sung insulin

Do chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về loại tiểu đường này nên việc điều trị còn gặp nhiều hạn chế. Để điều trị ngăn ngừa biến chứng, bệnh nhân tiểu đường tuýp 3 cần sử dụng thuốc bảo vệ tế bào não, giúp làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, bác sĩ có thể xem xét cho người bệnh dùng các loại thuốc chống hạ lipid máu.

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, bệnh nhân cần lưu ý chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế đường và tinh bột, tăng cường bổ sung rau củ. Người bệnh vừa có thể kiểm soát đường huyết tốt, vừa ngăn ngừa thừa cân và các biến chứng tiểu đường nguy hiểm khác. Nhiều người cho rằng nước uống trái cây rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, song cần hạn chế bởi chúng chứa lượng đường rất cao.

Tập thể dục thể thao thường xuyên cũng được khuyến cáo nên thực hiện với bệnh nhân tiểu đường nói chung và tiểu đường tuýp 3 nói riêng. Bạn nên dành ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày bằng cách đi bộ, tập yoga, chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội.

Tiểu đường type 3 có liên hệ với hội chứng Alzheimer - một trong 6 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Lời khuyên dành cho bệnh nhân type 3 là luôn giữ tâm lý lạc quan, tinh thần thoải mái và điều trị đúng theo liều trình. Thư giãn bằng cách nghe nhạc hoặc đọc sách sẽ giúp bạn rèn luyện trí nhớ cho não bộ tốt hơn. Căng thẳng lo lắng và mệt mỏi dễ khiến đường huyết của bạn tăng cao.

Hiện nay, việc phát hiện và điều trị tiểu đường tuýp 3 còn gặp nhiều khó khăn

Như vậy, y học đã xác nhận có tiểu đường tuýp 3 nhưng còn cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu về nó. Căn bệnh này mặc dù chưa thể điều trị dứt điểm song nếu được chẩn đoán và điều trị chính xác, bệnh nhân sẽ cải thiện được tình trạng bệnh đáng kể.

Hiện MEDLATEC có cung cấp nhiều gói khám và điều trị dành cho bệnh nhân tiểu đường trên các cơ sở khắp cả nước. Nếu cần tư vấn hỗ trợ khám và điều trị tiểu đường, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đều có đặc trưng là mức đường huyết cao hơn bình thường. Song bạn cần phân biệt sự khác nhau giữa tiểu đường tuýp 1 và 2 để có cách chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Không phải lúc nào các biểu hiện cũng rõ ràng để chúng ta có thể xác định được tuýp bệnh tiểu đường. Điển hình là những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường) sẽ thừa cân và không tiêm insulin, trong khi những người có bệnh tiểu đường tuýp 1 phải tiêm insulin và bị thiếu cân.

Tuy vậy, những khái niệm này không phải lúc nào cũng đúng. Khoảng 20% ​​những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 có cân nặng bình thường khi phát hiện bệnh, và nhiều người trong số họ vẫn phụ thuộc vào insulin. Trong một số trường hợp, những người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 vẫn bị thừa cân. Vì cả hai tuýp bệnh tiểu đường rất đa dạng và không thể đoán trước, nên thường rất khó xác định bạn bị tiểu đường tuýp nào.

Hãy đọc thêm: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?

Giả định rằng một người thừa cân có đường huyết cao thì mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là không chính xác, bởi vì người bệnh có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Trong một số trường hợp, khi không rõ bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp nào, bác sĩ cần thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên biệt để đề xuất cách điều trị thích hợp nhất.

Sự khác nhau giữa tiểu đường tuýp 1 và 2

Mặc dù có những điều không chắc chắn từ chẩn đoán về bệnh tiểu đường, nhưng có một vài đặc điểm riêng biệt khi so sánh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.

Xin lưu ý rằng những khác biệt này được dựa trên sự tổng hợp và vẫn có ngoại lệ (ví dụ như nhiều trường hợp được chẩn đoán ở tuổi trưởng thành, là một khái niệm không phải lúc nào cũng đúng).

Bảng so sánh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 sau đây nên được xem như một hướng dẫn cơ bản về những khác biệt giữa bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Bạn lưu ý rằng đây không phải là quy chuẩn chung cho tất cả người bệnh.

[mc4wp_form id=”290304”]

Tiểu đường tuýp 1 khác tuýp 2 như thế nào?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì? Phát triển như thế nào?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì? Đây là một bệnh tự miễn, có nghĩa là do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các bộ phận của cơ thể. Lúc này, hệ thống miễn dịch xác định sai mục tiêu và hướng đến các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy.

Chưa ai biết được nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 1 là gì hay làm thế nào để ngăn chặn nó. Các hệ thống miễn dịch của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 tiếp tục tấn công các tế bào beta cho đến khi tuyến tụy mất khả năng sản xuất insulin.

Những người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 cần phải tiêm insulin để bù đắp lại sự chết đi của các tế bào beta trong cơ thể. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 phải phụ thuộc insulin.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 phát triển như thế nào?

Khi phân biệt tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, bạn sẽ thấyy dấu hiệu tiểu đường tuýp 2 khác với dấu hiệu tuýp 1. Các hệ thống tự miễn dịch của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 không tấn công các tế bào beta. Thay vào đó, bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi cơ thể mất khả năng đáp ứng lại insulin. Tình trạng này được gọi là kháng insulin.

Cơ thể bù đắp lại sự hoạt động thiếu hiệu quả của insulin bằng cách sản xuất ra nhiều hơn, nhưng không phải lúc nào cũng đủ. Theo thời gian, các tế bào beta của tuyến tụy phải sản xuất lượng lớn insulin chịu nhiều áp lực dẫn đến tế bào bị phá hủy và làm mất bớt sản lượng insulin.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 và tiêm insulin

Những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 cần phải tiêm insulin, vì một trong hai lý do sau:

  • Kém nhạy với insulin: Thừa cân gây ra tình trạng cơ thể phản ứng ít nhạy cảm hơn với insulin nghĩa là insulin mất khả năng làm giảm lượng đường trong máu. Những người có độ nhạy cảm với insulin thấp thường cần phải tiêm insulin để tránh tăng đường huyết.
  • Suy yếu tế bào beta: Nếu cơ thể bạn kháng insulin, insulin được sản sinh nhiều hơn để duy trì lượng đường trong máu của bạn ổn định, nghĩa là tuyến tụy phải làm việc nhiều. Theo thời gian, các tế bào beta có thể bị phá hủy do chịu áp lực liên tục, và dẫn đến ngừng sản xuất insulin hoàn toàn. Sau cùng, bạn có thể gặp tình trạng tương tự như bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, đó là cơ thể không có khả năng sản xuất ra lượng insulin đủ để duy trì, kiểm soát lượng đường trong máu, do đó cần tiêm insulin trong những ca bệnh này.

Hãy đọc thêm: Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường tuýp 2 bao nhiêu là an toàn?

Rất khó đưa ra câu trả lời tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 nặng hơn vì tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Dù đều là bệnh mãn tính nhưng tiểu đường tuýp 1 và 2 khác nhau ở dấu hiệu và cách kiểm soát bệnh. Khi biết cách phân biệt tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, bạn sẽ biết phải chăm sóc sức khỏe bản thân (hoặc người bệnh) thế nào để kiểm soát, tránh biến chứng tiểu đường.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ đề