Sự khác biệt giữa đám cưới Việt Nam và phương Tây

Tạm bợ chia tay các nghi thức truyền thống của các dân tộc Châu Á, chúng ta sẽ điểm qua một số phong tục tiệc cưới phương Tây để tò mò sự văn minh và năng động của các cặp đôi này trong ngày vui của họ.

Sự khác biệt giữa đám cưới Việt Nam và phương Tây

Sự khác biệt giữa đám cưới Việt Nam và phương Tây
 
Sự khác biệt giữa đám cưới Việt Nam và phương Tây

Đối với phương Đông, mỗi quốc gia có một tập tục cưới hỏi riêng, còn các đám cưới ở phương Tây thì phần lớn đều giống nhau. Ngày cưới là ngày trọng đại của cô dâu và chú rể, nên họ sẽ tự quyết định phần lớn mọi chuyện cho ngày cưới của mình. Vấn đề này khiến cho đám cưới của mỗi người trở nên đặc biệt theo phong cách và sở thích riêng chứ không buộc phải phải làm theo một khuôn mẫu nào.

Sự khác biệt giữa đám cưới Việt Nam và phương Tây

Sự khác biệt giữa đám cưới Việt Nam và phương Tây

Thông thường, các cô dâu sẽ chọn cho bản thân một chiếc váy cưới trắng thây mặt cho sự trong sáng và thanh khiết. Và đương nhiên, hoa cưới và bánh cưới là những điều chẳng thể thiếu. Đám cưới phương Tây diễn ra khá dễ chơi so với phương Đông. Không cần nhà hàng quý phái, không cần quang khách đông đúc, chỉ cần gia đình và vài anh em thân thương của cô dâu, chú rể cũng đủ tạo nên một lễ cưới thật sự ấm áp và đầy ý nghĩa.

Sự khác biệt giữa đám cưới Việt Nam và phương Tây

Sự khác biệt giữa đám cưới Việt Nam và phương Tây
Sự khác biệt giữa đám cưới Việt Nam và phương Tây

Sau lễ cưới, đôi uyên ương không cần phải về công bố mái ấm hai họ như phong tục của phương Đông chúng ta, mà họ sẽ thu giãn những ngày tháng vui vẻ mới mẻ với tuần tuần trăng mật của bản thân mình.

Sự khác biệt giữa đám cưới Việt Nam và phương Tây

Sự khác biệt giữa đám cưới Việt Nam và phương Tây

Sự khác biệt giữa đám cưới Việt Nam và phương Tây

Mỗi đám cưới ở các nước nhà khác biệt đều mang màu sắc riêng, nhưng phần lớn đều mang ý nghĩa linh nghiệm là gắn kết những nửa kia nhau bên nhau mãi mãi.

Sự khác biệt giữa đám cưới Việt Nam và phương Tây

Sự khác biệt giữa đám cưới Việt Nam và phương Tây

Sự khác biệt giữa đám cưới Việt Nam và phương Tây

Sự khác biệt giữa đám cưới Việt Nam và phương Tây

Sự khác biệt giữa đám cưới Việt Nam và phương Tây

Sự khác biệt giữa đám cưới Việt Nam và phương Tây

Sự khác biệt giữa đám cưới Việt Nam và phương Tây

Sự khác biệt giữa đám cưới Việt Nam và phương Tây

Sự khác biệt giữa đám cưới Việt Nam và phương Tây

Sự khác biệt giữa đám cưới Việt Nam và phương Tây


Xem thêm: làm video clip ảnh

Trong khi đám cưới tại châu Á có sự khác biệt hoàn toàn ở mỗi lãnh thổ, mỗi quốc gia, mỗi địa phương thì tại châu Âu, các đám cưới có khá nhiều nét tương đồng. Trong khuôn khổ bài viết, D’Rosie muốn mang đến cho các bạn những nghi lễ tập tục đẹp đẽ nhất trong hôn lễ châu Âu và hôn lễ châu Á, đặc biệt là tại Việt Nam!

I.Đám cưới kiểu Âu:

From this day forward

Điều lãng mạn đầu tiên

Em cần được cầu hôn! Trong thời phong kiến, nghi thức cầu hôn cô dâu được coi là một nghi thức chính thức đó anh biết không?. Trước đó, vào thời Trung Cổ, cánh đàn ông cầu hôn em bằng cách đặt một cành táo gai trước cửa nhà vào ngày mồng 1/5. Nếu em vẫn để nguyên cành táo trước cửa thì có nghĩa là em chấp nhận lời cầu hôn của anh rồi đấy, còn nếu không thì anh hãy mang súp lơ về nấu canh. Nhưng bây giờ thì “If God had wanted me to bend over, he would have put diamonds on the floor.”

Điều lãng mạn thứ hai

Váy cưới luôn là một điều bí mật với anh. Chú rể sẽ không được nhìn thấy em trong chiếc váy cưới mơ ước trước hôn lễ.

Điều lãng mạn thứ ba

”Something old, something new, something borrowed, something blue”, nghĩa là: “Một chút gì cũ , một chút gì mới, một chút gì đi mượn, một chút gì màu xanh” chính là những thứ em được khuyên phải có trên người dựa theo tập tục của châu Âu. Một chút màu xanh ấy bắt nguồn từ đất nước Israel cổ khi cô dâu thường thắt một dải ruy băng xanh lên tóc để thể hiện sự chân thành của mình. "một chút gì cũ" sẽ là một kỷ vật của một người phụ nữ có cuộc hôn nhân hạnh phúc tặng lại cho cô dâu mới."Một chút gì mới" thể hiện tương lai hạnh phúc và thịnh vượng. "Một chút gì đi mượn" thường là những đồ quý giá của của gia đình em cho mượn. Ngày nay, em sẽ được khuyên rằng nên để một đồng 1 xu mới kinh cong vào trong giày trong suốt buổi lễ để hy vọng về sự giàu có tràn đầy.

Điều lãng mạn thứ tư

Hoa! Rất nhiều hoa trắng tỏa hương, như lời hứa hẹn hôm nay em là cô dâu xinh đẹp nhất trên đời và ngày mai hạnh phúc sẽ tròn đầy. Và chàng hiệp sĩ sẽ có hoa cài trên ngực giống như đóa hoa em cầm trên tay.

Điều lãng mạn thứ năm

Em sẽ đổi tên mình theo họ anh suốt cuôc đời còn lại.

Điều lãng mạn thứ sáu

Em và anh đều cần những người phù dâu phù rể nâng đỡ và làm chứng cho tình yêu của chúng ta.

Điều lãng mạn thứ bảy

Em muốn ngày chúng ta đăng ký kết hôn ở tòa thị chính sẽ là một ngày đầu tuần nắng đẹp tháng sáu. Bởi vì lẽ “Thứ Hai là ngày của Của cải  .Thứ ba là ngày của Sức khỏe .Thứ Tư là ngày tốt nhất” và tháng 6 chẳng phải mang tên của vị thần tình yêu và hôn nhân Juno đáng yêu đó ư?

Điều lãng mạn thứ tám

Lễ cưới của chúng ta sẽ được tổ chức tại một nơi mà cả hai cùng ao ước khi anh xúc động về chiếc váy cưới em sao quá đẹp và em nghẹn ngào vì đóa hoa trắng anh cài lên ngực trái . Chúng ta sẽ đọc lời thề nguyện thật chân thành và trao nhẫn cho nhau, trước sự chứng kiến của những người quan trọng nhất và mong chờ người chủ hôn Tuyên thệ. Rồi chúng ta cắt bánh, nổ champain cụng ly, ăn mừng cho đến tận khuya, khiêu vũ cho đến tận cùng ngày. Em sẽ tung hoa cho lũ bạn còn ế chồng. Em hy vọng mọi người đã dành cho mình những món quà cưới như ý và chúng mình sẽ có một kỳ trăng mật ngọt hơn cả mật ong. Anh phải bế em qua cửa lễ đường giữa những cánh hoa anh nhé!

Tất cả khoảnh khắc đã được ghi lại bằng ảnh thật cẩn thận phải không anh?

Hôn lễ của em

Trên lễ đường của mình

Hạnh phúc sẽ từ hôm nay mà chảy tràn…

25 minutes – Hai mươi lăm phút

“I find her standing in front of the church. The only place in town where I didn't search. She looks so happy in her wedding dress. But she's crying while she's saying this. Boy I missed your kisses all the time but. This is twenty five minutes too late..”

Tạm dịch: “ Tôi nhìn thấy em đứng ở thánh đường, nơi duy nhất mà tôi đã bỏ qua. Em nhìn thật hạnh phúc trong chiếc váy cưới. Nhưng em đã vừa khóc vừa nói với tôi. Rằng: Anh ơi em vẫn nhớ đến những nụ hôn nồng nàn bên anh, những anh đã đến trễ 25 phút. Dẫu anh đã băng qua cung đường dài, nhưng anh ơi, anh đã đến trễ 25 phút” 25 minutes - MLTR

Tôi thật sự rất ám ảnh bởi ca khúc 25 minutes- ca khúc cay đắng về sự muộn màng trong tình yêu và tôi đã rất mong chờ một ngày nào đó được viết về hai mươi lăm phút này bởi trong ngày cưới của mình, tôi đã nhận được ca khúc này gửi từ mối tình đầu tiên. Ngọt ngào, sâu lắng, nội dung ca khúc nói về sự muộn màng của chàng trai khi không kịp có mặt trước khi phút thứ hai – mươi – lăm kết thúc để phản đối lễ thành hôn mà cô dâu đứng trên thánh đường kia là người mà anh yêu dấu nhất. Chàng trai đã không đến kịp, và cô gái trong ca khúc đã thuộc về người đàn ông khác.

25 phút này là khoảng khắc thiêng liêng dành riêng cho những cặp đôi tổ chức hôn lễ tại nhà thờ. Theo phong tục phương Tây, lễ cưới được tiến hành trong 25 phút trước sự chứng kiến của chủ hôn với các nghi lễ như trao lời hứa, trao nhẫn với hình vòng tròn của sự trường tồn và vĩnh cửu, và kết thúc bằng lời tuyên thệ. Và trong khoảng thời gian đó, nếu có ai đứng lên phản đối thì đám cưới sẽ dừng lại.

Tôi lại nhớ về một kết thúc phim khác, “ Áo cưới thiên đường”. Tai giây phút cuối cùng của nghi lễ hai mươi lăm phút, anh đã nuốt những giọt nước mắt vào trong và tự phản đối đám cưới của chính mình trước Chúa. Bởi người đàn ông này đã quá yêu em và biết rằng nếu không để em về bên người ấy thì thiên đường của em sẽ chẳng thể nào có một chiếc váy cưới đẹp. Sau bóng dáng của em đi khuất, anh loạng choạng ngã quỵ, lặng lẽ giấu chiếc nhẫn cưới còn lại vào lòng bàn tay và tự nhủ với bản thân rằng “ đây là lần cuối buông tay em, và bây giờ anh đang năm giữ hạnh phúc của riêng mình trên tay”

Một thiên tình sử lãng mạn và đầy ăm ắp sự bao dung. Tình yêu đích thực không phải là trói giữ mà là đứng bên lề và nguyện cho người kia được hạnh phúc..

Tuy nhiên, đằng sau những câu chuyện tình tưởng chừng buồn bã đó là một ẩn dụ về những quyết định trong cuộc sống. Rằng đôi lúc các sự kiện trọng đại chỉ được gói gọn trong một khoảng thời điểm nhất định, và nếu bạn không nhanh tay nắm bắt nó, bạn sẽ mất đi thứ mình yêu quý nhất. Bởi lẽ, như Trịnh Công Sơn từng nói :   những người mất đi bạn nghĩ rằng đó chỉ là một cuộc tình, nhưng thật ra, “đó là cả cuộc đời”.

Bạn thấy đấy, kể cả ở những nước Tây Phương thì cô dâu chú rể vẫn có những nghi thức truyền thống khá là tâm linh và thú vị, và đôi khi còn có cả hủ tục như là “ đổi họ” của người phụ nữ. Song, điều mình ấn tượng nhất ở đám cưới châu Âu là những lời hứa, và điều mình thích nữa là ở sự chân thành, tự nhiên và đầy tính bất ngờ trong suốt hai mươi lăm phút cử hành hôn lễ. Mọi cảm xúc được diễn ra tự nhiên, đẩy lên cao trào rồi vỡ òa. Cuộc tình này ra sao!? Hai mươi lăm phút nữa bạn sẽ biết thôi mà! Tiệc mừng hay đi về? Hai mươi lăm phút nữa sẽ biết. *laugh*

II. Đám cưới tại Việt Nam

Đám cưới tại Việt Nam hiện nay mang nhiều sự lai căng.

Chính vì vậy đám cưới luôn ẩn chứa nhiều điều rủi ro và phức tạp. Đám cưới mang nhiều tính hình thức thủ tục hơn là việc tận hưởng cảm xúc tình yêu, tuy nhiên các nghi thức đều thể hiện được nét đẹp kín đáo, ý nhị, trọng lễ tín, nguồn cội của người Á Đông.

Đám cưới truyền thống của người Việt vẫn mang rất nhiều nét tương đồng với nền văn hóa lớn Trung hoa với quan niệm cưới hỏi gắn liền với cụm từ “ Cưới – gả, đưa – rước”. Ba nghi lễ chính trong đám cưới người Việt hiện đại bao gồm: Lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ thành hôn ( lễ vu quy) và một tiệc cưới.

Lễ dạm ngõ là nghi lễ đầu tiên. Nghi lễ này nhà trai ý nhị sang dạm hỏi nhà gái cho đôi bạn trẻ qua lại tìm hiểu, xin kết tình thông gia, hai nhà như một.

Lễ ăn hỏi là nhà trai mang sính lễ sang nhà gái xin hỏi cưới con gái nhà người.

Lễ vu quy là nhà trai, cùng một đoàn gồm các vị trưởng bối, già trẻ gái trai tươi tắn mau mắn mang một cơi trầu có lễ “đen” sang xin rước cô dâu mới về nhà làm con.

Trong tiệc cưới, đôi bạn trẻ lại có một lễ thành hôn thứ 2 trước sự chứng kiến của đông đảo quan khách. Lễ thành hôn này thường được chủ trì bởi… một vị MC nào đó của khách sạn. Tuy nhiên, dù khoảnh khắc ấy có trôi qua thật nhanh, thì đó vẫn là khoảnh khắc mà những bản trẻ Việt mong chờ nhất, hồi hộp nhất và khó quên nhất.

Lễ Hằng Thuận – Hòa thuận mãi mãi

Nếu tại Tây Phương thường tổ chức hôn lễ tại nhà thờ, dưới sự chứng giảm của Đức Chúa thì tại Châu Á, và đa phần lãnh thổ Việt Nam, hai bạn có thể cử hành hôn lễ tại Chùa – dưới sự bảo hộ của Tam Bảo: Chư Phật – Chư Pháp – Chư Tăng.

Theo tên gọi, thì “hằng” là thường xuyên, là luôn luôn, còn “thuận” là hòa thuận, là đồng thuận hướng về những điều cao thượng, chân thiện trong đời sống. “Hằng thuận” có nghĩa là đôi vợ chồng luôn luôn sống hòa thuận, tương kính nhường nhịn lẫn nhau.

Trong bầu không khí thiêng liêng ngay nơi chánh điện, được chư Tăng đứng ra chứng minh hôn sự, chính là một khoảnh khắc bình an tựa như phước báu trong lòng những cặp vợ chồng trẻ. Nghi lễ diễn ra như gieo những gõ hồi chuông tỉnh thức, gieo hạt mầm hạnh phúc, gieo hạt giống kiến thức giáo hóa quý báu về nền tảng đạo đức vào tâm tưởng mỗi người, mà nếu có thể tưới tắm thành cây bén rễ, thì cây đao đức giáo lý đó là thứ duy nhất giúp chính chúng ta có thể bám chắc đôi chân, đưa mình tránh xa khỏi những cám dỗ đời thường để gìn giữ hôn nhân.

Liên hệ đến hôn nhân và hạnh phúc gia đình, để bảo đảm cho đời sống của gia đình phật tử được hạnh phúc bền vững, đức Phật đã ân cần chỉ dạy:

Năm bổn phận đối với vợ của người chồng:

1. Phải biết tôn trọng vợ

2. Không bất kính hay đối xử tệ bạc với vợ

3. Phải chung thủy, trung thành với vợ

4. Phải tin tưởng giao tài sản tiền bạc cho vợ quản lý

5. Phải sắm đồ nữ trang cho vợ một khi có điều kiện

Đồng thời đức Phật cũng đã dạy người vợ phải làm tròn năm bổn phận đối với người chồng:

1. Phải luôn làm tròn bổn phận trong nhà

2. Phải vui vẻ tử tế với quyến thuộc bên chồng

3. Phải luôn chung thủy với chồng.

4. Giữ gìn cẩn thận đồ trang sức và luôn coi sóc giữ gìn của cải đồ dùng trong nhà.

5. Luôn siêng năng, không bao giờ trút tháo công việc cho người khác.

III. Sự lựa chọn là ở bạn

Mỗi nền văn hóa đều có những nét đẹp và những hủ tục riêng.

Đa phần các bạn trẻ vẫn cố gắng hoàn thành đủ và đúng một đám cưới theo kiểu chuẩn mực tại Việt Nam với đầy đủ các nghi lễ lai tạp nhưng sau tất cả lại chỉ cảm nhận được một sự nhàm nhạt chán nản và chỉ muốn mọi chuyện trôi qua thật chong vánh. Có rất nhiều bạn trẻ khác cảm thấy những thủ tục cưới hỏi tại Việt Nam thật hết sức phiền hà, rối rắm, câu nệ muốn hướng tới những đám cưới mang tính tự nhiên và riêng tư hơn. Còn cũng có rất nhiều bạn khác thì cóp nhặt những ý tưởng từ nhiều nguồn văn hóa mang vào lễ cưới, khiến lễ cưới càng thêm lai căng, rối rắm dẫn đến quá sức và kiệt quệ cả về tinh thần, thể chẩt, lẫn tiền bạc.

Bạn có thể thấy đám cưới ở châu Âu thật sự rất “ đẳng cấp” và “ thú vị”. Nhưng đôi khi việc đòi hỏi mọi thứ đều ở theo “ tiêu chuẩn” và “ thẩm mỹ” châu Âu có thể gây nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị cho lễ cưới, và gây khá nhiều xung đột căng thằng giữa các thế hệ trong gia đình.

Các bạn có thể muốn có thêm một bữa tiệc barchelo tạm biệt “ cuộc đời độc thân” với lũ bạn. Ngoài bữa tiệc làm cho đẹp mặt cha mẹ, nhiều bạn mong muốn tổ chức thêm một tiệc đám cưới theo phong cách cá nhân, hoặc “quẩy” cho đến khi mệt lử và lê lết về nhà vào đêm tân hôn khiến nhiều bậc phụ huynh không hài lòng.

Bạn mong muốn một đám cưới như ý, đẹp và ấm cúng với bạn bè như một giấc mơ châu Âu là hoàn toàn chính đáng. Nhưng với một vài bất cập nêu trên, bạn hãy lên kế hoạch thật chi tiết lễ cưới của mình và so sánh với khoản tài chính bạn đã chuẩn bị, từ đó có thể có cái nhìn thật bao quát và từ từ loại bỏ và chắt lọc được cho mình những điều phù hợp nhất với cá tính bản thân và nền tảng gia đình hai bên. Bạn nên tập trung hướng vào kế thừa những giá trị tinh thần tuyệt vời tại những lễ cưới phương Tây thay vì những giá trị thẩm mỹ hay vật chất xa xỉ.

Vẫn biết lễ cưới sẽ chỉ diễn ra một lần trong đời, nhưng cảm xúc bạn cảm nhận tại hôn lễ và những kỷ niệm, kỷ vật cưới mới là điều có ý nghĩa nhất theo bạn trong suốt cuộc đời này. Một đám cưới hoàn hảo là đám cưới mà bạn sẽ đọc được cả niềm vui và niềm hạnh phúc trong mắt của mọi người chứ không phải chỉ ở cá nhân bạn. Hãy lắng nghe và cũng chia sẻ thật nhiều với cha mẹ và người bạn đời tương lai về những mong muốn của từng người và tìm cách dung hòa chúng. Hãy tích cực “ nhờ vả” người thân giúp mình chuẩn bị và sắm một vai trò quan trọng trong lễ cưới của bạn. Hạnh phúc nằm ở hành trình chứ không phải ở đích đến. Mình tin là với một tâm thế tích cực, những chuỗi ngày chuẩn bị hôn lễ của hai bạn sẽ trở thành những ngày vui vẻ hạnh phúc đối với tất cả các thành viên trong gia đình hay bè bạn. Đó chính là những xúc cảm cùng những dấu ấn tự nhiên và đáng nhớ nhất.

Có rất nhiều phương án để có thể tổ chức một tiệc cưới ấm cúng và mang đậm dấu ấn cá nhân. D’Rosie sẽ luôn đồng hành và sẽ dành tặng bạn thêm thật nhiều kiến thức để bạn có thể tự tin tổ chức một lễ cưới tròn vẹn nhất!