Sữa chua nào tốt cho mẹ sau sinh

Nhiều sản phụ sau sinh không ăn các loại thức ăn như cá, tôm, cua hay các loại hải sản khác vì sợ tanh. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ, các sản phụ sau khi sinh vẫn có thể ăn hải sản để bồi bổ cơ thể. Ăn cá hồi, cá thu sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình hồi phục và cải thiện sức khỏe các sản phụ.

Trong các loại cá này có chứa nhiều DHA, axit béo omega-3. Chúng đều rất có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ. Chưa kể, nguồn protein dồi dào sẽ cung cấp năng lượng cho mẹ nhanh hồi phục sau quá trình sinh nở. Thay vì kiêng cữ một cách khắt khe, bạn hoàn toàn có thể sử dụng cá trong các bữa ăn hàng ngày.

Sữa chua nào tốt cho mẹ sau sinh
Cá hồi chứa axit béo có lợi giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, bé bú mẹ thông minh hơn.

2. Rau xanh và trái cây

Sau quá trình vượt cạn đầy gian khổ, người phụ nữ bị suy yếu khá nhiều. Cũng vì lẽ đó mà cơ thể chắc chắn sẽ mất đi một lượng lớn vitamin và khoáng chất. Chính vì vậy, các mẹ nên chú ý thêm vào các loại rau xanh, hoa quả tươi trong thực đơn hàng ngày. Các loại rau quả không chỉ giúp bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể; mà còn có nhiều chất xơ giúp nhuận tràng, đề phòng táo bón cho mẹ và trẻ.

3. Ngũ cốc

Đối với phụ nữ sau khi sinh, dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ là liều thuốc phục hồi tốt nhất. Chính vì vậy, chế độ ăn cho sản phụ sau khi sinh phải phong phú, dồi dào chất dinh dưỡng. Chế độ ăn tăng cường bánh mì và ngũ cốc sẽ giúp bạn tăng cường thêm chất sắt, hạn chế tình trạng thiếu máu sau sinh.

Bên cạnh đó, các loại ngũ cốc nguyên hạt còn có chứa hàm lượng chất xơ cao. Do vậy, ăn ngũ cốc sẽ rất tốt cho sức khỏe tim mạch và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

4. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa giúp ích rất nhiều cho quá trình hồi phục sức khỏe do dễ uống, dễ hấp thụ. Chính vì vậy, trong chế độ ăn hàng ngày của phụ nữ sau khi sinh nên bổ sung thêm các loại sữa và chế phẩm từ sữa như bơ, pho mát, váng sữa, sữa chua…Lưu ý, các sản phụ nên chọn những loại sữa có ít chất béo; sẽ giúp tiêu thụ đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, canxi và giảm đi những trọng lượng dư thừa.

Sữa chua nào tốt cho mẹ sau sinh
Nên bổ sung thêm sữa và các chế phẩm từ sữa để hạn chế loãng xương sau sinh

Các loại hạt đậu có hàm lượng protein cao, chất xơ, sắt, kali, magie và ít calo hay choresterol. Trong quá trình cho con bú, tiêu thụ các loại đậu sẽ giúp bạn bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho con. Đồng thời, nó còn giúp bạn giảm đi lượng mỡ thừa không cần thiết sau quá trình sinh nở. Để có hứng thú hơn với các món ăn từ đậu, bạn có thể thử biến tấu bữa ăn với sữa đậu nành, đậu phụ, đậu hũ non,…

Bà đẻ ăn sữa chua được không? Ăn thế nào có lợi nhất? Đây đều là những thắc mắc chung của rất nhiều mẹ sau sinh. Hãy cùng E&S Pharma giải đáp tất tần tật những vấn đề trên qua bài viết bên dưới nhé.

Sữa chua cung cấp những dưỡng chất gì?

Sữa chua là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và có giá trị dinh dưỡng cao. Trong sữa chua chứa đầy đủ các chất như protein, lipid, glucid, canxi, vitamin đặc biệt là vitamin nhóm A và B. Bên cạnh đó, sữa chua còn có nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn, giảm các triệu chứng khó chịu của hội chứng ruột kích thích.

Sữa chua nào tốt cho mẹ sau sinh
Sữa chua có rất nhiều dưỡng chất tốt với sức khỏe

Bà đẻ ăn sữa chua được không? Câu trả lời là sau sinh hoàn toàn có thể ăn được sữa chua với hàm lượng phù hợp, bởi vì sữa chua đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ, giúp mẹ lợi sữa, đồng thời cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé thông qua sữa mẹ.

1. Sữa chua giúp mẹ cải thiện hệ tiêu hóa

Trong sữa chua có chứa một lượng lớn vi khuẩn có lợi cho đường ruột, có tác dụng cải thiện đường tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể. Nếu mẹ bị táo bón sau sinh, ăn sữa chua sẽ là cách chữa trị không cần thuốc cực kỳ hiệu quả.

2. Sữa chua có thể bổ sung Canxi cho mẹ

Không chỉ chứa các vi khuẩn có lợi, sữa chua còn có hàm lượng canxi cao. Đây là thành phần quan trọng trong việc phát triển cấu trúc xương, răng của trẻ em. Do đó, việc bổ sung sữa chua sẽ giúp trẻ hấp thụ canxi từ sữa mẹ, thúc đẩy tốc độ phát triển của cơ thể. Mẹ nên ăn các loại sữa chua có nhiều canxi như sữa chua tách béo, sữa chua không đường hoặc sữa chua Vinamilk có đường 100g…

3. Bổ sung dinh dưỡng cho sữa mẹ và cho bé

Sau khi sinh, mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng khác nhau để nhanh chóng hồi phục sức khỏe và nâng cao chất lượng sữa mẹ. Khi mẹ ăn sữa chua, cả hai mẹ con đều được hấp thu các chất dinh dưỡng như protein, canxi, lipid, chất béo, glucid và lợi khuẩn.

Sữa chua nào tốt cho mẹ sau sinh
Ba lợi ích tiêu biểu của việc ăn sữa chua

Mẹ sau sinh bao lâu có thể ăn được sữa chua?

Thời điểm ăn sữa chua hợp lý nhất cho mẹ sau sinh là từ 3 – 7 ngày sau khi sinh. Cụ thể như sau:

  • Mẹ sau sinh thường có thể sử dụng sữa chua sau 3 ngày
  • Mẹ sinh mổ có thể sử dụng sữa chua sau 7 ngày

Thời điểm vừa sinh xong, cơ thể mẹ chịu rất nhiều tổn thương, hệ tiêu hóa chưa thể hoạt động khỏe mạnh như bình thường. Các thực phẩm như sữa chua, sữa bò rất dễ khiến mẹ bị tiêu chảy. Vì vậy, 3 đến 7 ngày sau sinh là thời điểm tốt nhất để mẹ ăn sữa chua.

Lưu ý, mẹ nên sử dụng sữa chua trong bữa phụ, để tăng cường hấp thu dinh dưỡng bên cạnh thực đơn dinh dưỡng để sữa chất lượng nhất. Mời mẹ tham gia hội Kích sữa_Lợi sữa & Chăm sóc trẻ sơ sinh để nhận Miễn Phí thực đơn dinh dưỡng dành riêng cho bà đẻ được xây dựng bởi các chuyên gia dinh dưỡng.

Sữa chua nào tốt cho mẹ sau sinh
Tham gia nhóm ngay mẹ nhé

Những lưu ý cho bà đẻ khi ăn sữa chua

Ăn sữa chua đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho mẹ và bé. Vì vậy để đạt hiệu quả tối đa khi ăn sữa chua, mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:

Không ăn sữa chua quá lạnh: Điều này có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của mẹ, đồng thời ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất sữa của mẹ.

Không ăn sữa chua khi còn đang đói: Khi đói bụng, độ pH trong dạ dày của mẹ sẽ rất thấp. Điều này sẽ khiến chúng tiêu diệt tất cả lợi khuẩn có trong sữa chua. Thời điểm tốt nhất mẹ nên ăn sữa chua là sau bữa ăn từ 1 đến 2 giờ đồng hồ.

Không đun nóng sữa chua: Điều này sẽ tiêu diệt hết các lợi khuẩn và dinh dưỡng. Nếu bạn muốn ăn sữa chua ấm, nên ngâm hộp sữa chua vào nước nóng 70 độ C.

Không ăn quá 2 hộp sữa chua trong một ngày: Mặc dù ăn sữa chua tốt cho sức khỏe nhưng mẹ không nên ăn quá nhiều trong một ngày. Mẹ chỉ nên ăn từ 1 – 2 hộp sữa chua/ngày.

Những món ăn mẹ không nên ăn cùng sữa chua:

  • Chuối: Trên thực tế, ăn chuối rất tốt cho đường ruột của mẹ sau khi sinh. Do đó, có rất nhiều mẹ nghĩ rằng ăn sữa chua cùng chuối sẽ vừa ngon, vừa tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng không ăn sữa chua cùng chuối, bởi vì điều này có thể làm tăng khả năng mắc ung thư.
  • Đậu nành: Loại thực phẩm này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi có trong sữa chua của cơ thể. Từ đó có thể gây thiếu canxi nếu cơ thể sử dụng thường xuyên.
  • Cá, hải sản: Mẹ không nên ăn sữa chua trước và sau khi ăn cá, hải sản vì điều này có thể khiến mẹ đầy bụng, khó tiêu, nếu nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn tới ngộ độc.
    Sữa chua nào tốt cho mẹ sau sinh
    Một vài lưu ý khi ăn sữa chua

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Bà đẻ ăn sữa chua được không?” cùng những lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này. Hy vọng bài viết này đã cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho mẹ.

Mẹ sau sinh khi nào được ăn sữa chua?

Vì thời điểm mới vừa sinh xong, hệ tiêu hóa của mẹ chưa thể hoạt động khỏe mạnh nên sữa chua hay sữa bò rất dễ khiến mẹ bị đi ngoài, tiêu chảy. Do vậy, 3 - 7 ngày sau, cơ thể mẹ đã dần hồi phục là thời điểm tốt nhất để mẹ ăn sữa chua.

Mẹ sau sinh nên ăn gì để có nhiều sữa?

Mục lục.

Lá đinh lăng..

Ăn chuối lợi sữa..

Ăn gì để nhiều sữa? – Ăn mướp..

Rau ngót – thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh..

Nước gạo lứt đỗ đen rang lợi sữa..

Sữa ấm..

Ăn rong biển lợi sữa cho mẹ sau sinh..

Sau sinh bao lâu ăn được sữa chua nếp cẩm?

Lúc này, hệ tiêu hóa và khả năng hấp thụ của sản phụ còn yếu. Sữa chua có vị chua, sau sinh ăn quá sớm dễ bị đau bụng. Gạo nếp cẩm là đồ nếp, dễ gây sưng phù vết thương hở. Khoảng 1 tuần sau sinh, sức khỏe dần ổn định thì sản phụ có thể bắt đầu ăn sữa chua nếp cẩm.

Nên ăn sữa chua khi nào là tốt nhất?

Nên ăn sữa chua sau khi ăn bữa chính từ 1 đến 2 tiếng. Lúc này độ PH trong dạ dày đã ổn định tạo điều kiện tốt cho các lợi khuẩn phát triển. Nếu bạn ăn sữa chua khi đói, các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt vì lúc này hàm lượng axit chứa trong dạ dày rất cao.