Tác phẩm tự chỉ trích của nguyễn văn cừ năm 2024

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà lý luận xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam, một tấm gương sáng ngời về tinh thần phê bình và tự phê bình, đã có những đóng góp quan trọng trong việc vạch ra chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng Đảng về tư tưởng chính trị và tổ chức.

Là Tổng Bí thư của Đảng trong giai đoạn lịch sử đầy biến động và phức tạp, trong nội bộ Đảng và phong trào cách mạng xuất hiện những khuynh hướng khác nhau, có thể gây chia rẽ, phân liệt Đảng, làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng, với bút danh Trí Cường, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã viết cuốn sách Tự chỉ trích - một tác phẩm lý luận mẫu mực về tinh thần phê bình và tự phê bình, do Nhà sách Dân chúng ấn hành tại Sài Gòn năm 1939.

Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng tinh thần chủ đạo trong Tự chỉ trích vẫn còn nguyên tính thời sự trong cuộc sống hôm nay với Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thiết thực phục vụ Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, nhằm giúp cho cán bộ, đảng viên có tài liệu nghiên cứu, học tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật tiếp tục xuất bản cuốn sách Tự chỉ trích của nguyên Tổng Bí thư.

Trong tác phẩm, đồng chí đã nêu rõ: "Bao giờ sự chỉ trích cũng là tự chỉ trích Bônsơvích, nghĩa là để huấn luyện quần chúng và giúp đảng viên tự huấn luyện, để làm tăng uy tín và ảnh hưởng của Đảng, để cho Đảng được càng thống nhất và củng cố, để đưa phong trào phát triển lên, đưa cách mạng tới thắng lợi; chớ không phải đặt cá nhân mình lên trên Đảng, đem ý kiến riêng - dù cho đúng - đối chọi với Đảng, vin vào một vài khuyết điểm mà mạt sát Đảng, phá hoại ảnh hưởng của Đảng, gieo mối hoài nghi, lộn xộn trong quần chúng, gây mầm bè phái chia rẽ trong hàng ngũ Đảng. ...". Cũng theo đồng chí Nguyễn Văn Cừ: "Công khai, mạnh dạn, thành thực vạch những nhầm lỗi của mình và tìm phương châm sửa đổi, chống những xu hướng hoạt đầu thỏa hiệp, như thế không phải làm yếu Đảng, mà là làm cho Đảng được thống nhất, mạnh mẽ. Làm như thế không sợ địch nhân lợi dụng, chửi rủa vu cáo cho Đảng, không sợ "nối giáo cho giặc". Trái lại, nếu "đóng kín cửa bảo nhau", giữ cái vỏ thống nhất mà bề trong thì hổ lốn một cục, đầy rẫy bọn hoạt đầu, đó mới chính là để cho quân thù chửi rủa; hơn nữa, đó tỏ ra không phải một đảng tiền phong cách mạng, mà là một đảng hoạt đầu cải lương".... Với tinh thần ấy, tác phẩm "Tự chỉ trích" đã trở thành một tài liệu giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Đặc biệt, qua đó cho thấy, sự phê bình và tự phê bình không phải chỉ dừng ở phương diện cá nhân nhân cách cán bộ mà cao hơn thế, ở tầm tư tưởng chiến lược của cách mạng.

Qua Tự chỉ trích, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã thể hiện là một lãnh tụ cộng sản linh hoạt, sáng tạo, có tầm chiến lược, song tuyệt đối trung thành với nguyên tắc Đảng. Hơn nửa thế kỷ qua, Tự chỉ trích đã trở thành một ấn phẩm lý luận chính trị nổi tiếng; tác phẩm đã nêu tấm gương sáng về tính chiến đấu, về việc thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng, đã góp phần uốn nắn những lệch lạc trong phong trào cách mạng và dân chủ, tăng cường sự thống nhất ý chí và hành động trong Đảng; kiên quyết đấu tranh chống lại mọi biểu hiện cơ hội chủ nghĩa, cả tả khuynh và hữu khuynh, bảo đảm tính đúng đắn, trong sáng và tất thắng của đường lối chính trị của Đảng. Tác phẩm là văn kiện tổng kết những kinh nghiệm phong phú về việc thực hiện chính sách mặt trận của Đảng, thể hiện tầm nhìn chiến lược, nó không chỉ có giá trị củng cố niềm tin, tăng cường sự thống nhất ý chí và hành động của toàn Đảng lúc bấy giờ, mà còn có giá trị thực tiễn to lớn; là cẩm nang của Đảng trong mọi thời kỳ về xây dựng, củng cố sự đoàn kết thống nhất và sức chiến đấu của Đảng nhất là trong công cuộc đổi mới, hội nhập hiện nay.

Khi nói về đồng chí Nguyễn Văn Cừ, một học giả đã đánh giá bằng một hình ảnh thật tâm đắc: “Có những vĩ nhân mà cuộc đời đi qua lịch sử như một ánh chớp rực rỡ”.

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ của chúng ta đúng là một con người như thế. Cuộc đời của đồng chí quá ngắn ngủi, nhưng cống hiến của đồng chí sáng rực như một ánh sao băng trên bầu trời cách mạng Việt Nam ở một thời đoạn lịch sử mang tính bước ngoặt lớn, phức tạp.

1. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 9.7.1912 trong một gia đình nhà nho nghèo, ở một vùng quê giàu truyền thống văn hóa, yêu nước và cách mạng, thuộc làng Phù Khê, xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; là hậu duệ đời thứ 17 của Đại thi hào, Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi. Từ thuở nhỏ, Nguyễn Văn Cừ đã nổi tiếng là thần đồng ham học, hay chữ, có chí kế thừa tinh thần yêu nước của cha ông.

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ vào Đảng lúc mới 17 tuổi; bị thực dân Pháp bắt giam ở Côn Đảo từ năm 1931 đến 1936. Đồng chí là Ủy viên Xứ ủy Bắc kỳ năm 1937; tháng 9.1937 là Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng; tháng 3.1938 là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, khi ấy đồng chí đầy 26 tuổi.

Ngày 18.1.1940, đồng chí Nguyễn Văn Cừ bị mật thám bắt. Ngày 28.8.1941, đồng chí cùng với những chiến sĩ cộng sản lỗi lạc: Hà Huy Tập, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai hiên ngang lẫm liệt bước ra pháp trường và đã đi vào cõi bất tử với 29 tuổi đời, 11 tuổi Đảng, trong đó có 2 năm giữ trọng trách Tổng Bí thư.

Ra đi ở tuổi thanh xuân, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã để lại cho Đảng và nhân dân ta một tấm gương sáng chói về mọi mặt. Tên tuổi và sự nghiệp của đồng chí mãi mãi được nhân dân ta ghi nhớ và tôn vinh.

2. Nói đến công lao, sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, trước hết phải nói đến Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Trung ương Đảng ngày 6.7.1939 và tác phẩm nổi tiếng “Tự chỉ trích” của đồng chí.

Nhân kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Văn Cừ và 83 năm ra đời tác phẩm “Tự chỉ trích”, chúng ta đọc lại tác phẩm này để tìm hiểu sâu sắc hơn về những bài học kinh nghiệm cách mạng, kinh nghiệm về xây dựng Đảng để trang bị thêm lý luận và hành động tốt hơn.

Tác phẩm tự chỉ trích của nguyễn văn cừ năm 2024
Tác phẩm “Tự chỉ trích” của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (ảnh tư liệu).

Tác phẩm “Tự chỉ trích” của đồng chí với bút danh Trí Cường, được viết tại Hà Nội và do Nhà xuất bản Dân chúng của Đảng phát hành vào tháng 7.1939. Sách gồm 4 phần: (1) Nguyên tắc tự phê bình và phê bình của Đảng. (2) Một vài bài học nữa về cuộc tuyển cử cần vạch rõ. Mặt trận Dân chủ chưa thành lập được là vì ta chưa mạnh. Những khuyết điểm và cách tuyên truyền và ứng dụng chính sách của Đảng. Đừng khinh thường nạn tờ-rốt-kít. (3) Đấu tranh để bảo vệ đường lối Mặt trận Dân chủ của Đảng, chống tả khuynh và hữu khuynh. (4) Tóm tắt đường lối chiến lược và sách lược của Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Tác phẩm “Tự chỉ trích” không chỉ thể hiện sự sắc sảo về chính trị và lý luận mà còn cho ta một bài học lớn về tính Đảng, tính nguyên tắc, tính kiên định cách mạng và về đạo đức Bôn sê vích trong phê bình và tự phê bình. Đồng chí chỉ rõ: “Tự chỉ trích Bôn sê vích không phải là công kích Đảng, mạt sát Đảng, đặt danh dự cá nhân lên trên tất cả quyền lợi của Đảng của cách mệnh”.

Đồng chí nói: “Đảng ta có đường lối chính trị đúng đắn nhưng cũng phạm những khuyết điểm, sai lầm. Điều ấy Đảng luôn luôn tự chỉ trích thành thật và mạnh dạn công nhận để sửa đổi. Mổi đảng viên có quyền tự do thảo luận và chỉ trích nhưng phải có nguyên tắc”.

Và “Bao giờ sự chỉ trích cũng là tự chỉ trích Bôn sê vích, nghĩa là để huấn luyện quần chúng và giúp đảng viên tự huấn luyện, để làm tăng uy tín của Đảng, để cho Đảng càng được thống nhất và củng cố, để đưa phong trào phát triển lên, đưa cách mạng tới thắng lợi, chớ không phải đặt cá nhân mình lên trên Đảng…, vin vào một vài khuyết điểm mà mạt sát Đảng, phá hoại ảnh hưởng của Đảng, gieo mối hoài nghi, lộn xộn trong quần chúng, gây mầm bè phái chia rẽ trong hàng ngũ Đảng”.

Đồng chí còn nhấn mạnh, Đảng tự chỉ trích một cách nghiêm túc, đúng đắn, có nguyên tắc thì không sợ làm suy yếu Đảng, không sợ kẻ thù lợi dụng. Công khai, mạnh dạn, thành thực vạch những lầm lỗi của mình và tìm phương châm sửa đổi chống những xu hướng hoạt đầu thỏa hiệp, như thế không phải làm yếu Đảng mà làm cho Đảng được thống nhất, mạnh mẽ, làm như thế không sợ địch nhân lợi dụng, chửi rủa, vu cáo cho Đảng, không sợ “nối giáo cho giặc”. Trái lại, nếu “đóng kín cửa bảo nhau”, giữ cái vỏ thống nhất mà bề trong thì hổ lốn một cục, đầy rẫy bọn hoạt đầu, đó mới chính là để cho quân thù chửi rủa; hơn nữa, đó tỏ ra không phải một Đảng tiền phong cách mạng, mà là một Đảng hoạt đầu cải lương”.

Đồng chí chỉ rõ: “Chỉ trích cũng có nhiều thứ: có thứ chỉ trích theo kiểu tờ-rốt-kít, nghĩa là chửi rủa, vu cáo để phá hoại phong trào; nhưng cũng có thứ chỉ trích của người cách mạng tìm tòi những lầm lỗi của mình nghiên cứu phương pháp để sửa đổi, để tiến lên; có thứ chỉ trích của người cách mạng vạch mặt nạ bọn phản động; có thứ chỉ trích thân mật những chỗ nhu nhược của bạn đồng minh; có thứ chỉ trích nghiêm khắc kẻ lung lay, do dự để mong kéo họ về mình. Chúng ta không vu cáo như bọn tờ-rốt-kít. Chúng ta không cãi vã những chuyện nhỏ nhen. Chúng ta là những người cách mạng, chúng ta đứng về lợi ích và công cuộc của dân chúng mà chỉ trích những khuyết điểm, những chỗ lừng chừng hoặc hèn nhát để đẩy phong trào phát triển mạnh mẽ, rộng rãi hơn”.

Trong lời kết của tác phẩm “Tự chỉ trích”, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ như đã để lại di huấn cho Đảng ta: “Chúng ta đã phải chiến thắng những xu hướng sai lầm trong hàng ngũ: xu hướng “tả khuynh”, cô độc nó muốn làm Đảng co bé, rút hẹp bởi biệt phái, cách xa quần chúng, và xu hướng thỏa hiệp hữu khuynh, lung lay trước những tình hình nghiêm trọng nhãng quên hoặc che lấp sự tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, lăm le rời bỏ những nguyên tắc cách mệnh”.

3. Thiết tưởng những luận điểm nêu trên của đồng chí Nguyễn Văn Cừ vẫn còn ý nghĩa nóng hổi đối với chúng ta trong cuộc sống hôm nay.

Sinh thời, đồng chí Nguyễn Văn Cừ chưa một lần gặp lãnh tụ vĩ đại và người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh nhưng tư duy chính trị, lý luận và hoạt động cách mạng của đồng chí rất trùng hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là vì đồng chí cùng dựa trên cơ sở vững chắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, thấm nhuần phương pháp luận duy vật biện chứng phản ánh và đáp ứng kip thời, đúng yêu cầu của thực tiễn và của quy luật phát triển cách mạng Việt Nam và thế giới.

Tác phẩm Tự chỉ trích của Nguyễn Văn Cừ có ý nghĩa gì?

“Tự chỉ trích” là một tác phẩm có giá trị tổng kết những kinh nghiệm của Đảng trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ, đóng góp vào kho tàng lý luận của Đảng, là sự vận dụng sáng tạo nguyên tắc chỉ đạo chiến lược của chủ nghĩa Mác-Lênin và Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Ai là tác giả của tác phẩm Tự chỉ trích?

Cùng với việc khởi xướng đấu tranh lý luận trên các mặt trận báo chí, tuyên truyền, giáo dục, đồng chí Nguyễn Văn Cừ viết tác phẩm “Tự chỉ trích” in trong tập sách Dân chúng xuất bản tháng 7/1939 với bút danh Trí Cường.