Tài nguyên khoáng sản có giá trị ở Đông Nam Bộ

Tài nguyên khoáng sản có giá trị ở Đông Nam Bộ

Lớp 12

Địa lý

Địa lý - Lớp 12

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAPSGK

Diện tích miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chiếm khoảng:

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ kéo dài từ:

Khu vực có mùa mưa đến muộn và tập trung vào các tháng 10, 11 là:

Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên có mùa mưa kéo dài mấy tháng?

Đồng bằng Nam Bộ được hình thành và phát triển trên:

Tài nguyên khoáng sản có giá trị nhất của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:

Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam là:

Khu vực địa hình không thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:

Ngọn núi cao nhất ở Trường Sơn Nam là:

Khó khăn lớn nhất của miền về khí hậu là:

Bài tập Sách giáo khoa

Trả lời câu hỏi in nghiêng

(trang 113 sgk Địa Lí 9): - Dựa vào hình 31.1 (SGK trang 114), hãy xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

- Phía Bắc và đông bắc giáp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, phía nam và tây nam giáp đồng băng sông Cửu Long, phía tây và tây bắc giáp Cam – pu – chia và đông nằm giáp biển đông.

- Ý nghĩa:

+ Là cầu nối Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long; nối giữa đất liền với Biển Đông giàu tiềm năng, đặc biệt tiềm năng về dầu khí trên thềm lục địa phía Nam.

+ Giáp Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực — thực phẩm số một của cả nước; giáp Tây Nguyên là vùng giàu tài nguyên rừng, cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê. Biển Đông đem lại cho Đông Nam Bộ tiềm năng khai thác dầu khí ở thềm lục địa, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, phát triển du lịch, dịch vụ kinh tế biển.

+ Từ TP. Hồ Chí Minh (khoảng 2 giờ bay) có thể tới hầu hết thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam Á, tạo ra lợi thê giao lưu kinh tế và văn hoá với các nước trong khu vực.

(trang 113 sgk Địa Lí 9): - Dựa vào bảng 31.1 (SGK trang 113)và hình 31.1 (SGK trang 114), hãy nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kỉnh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ. Giải thích vì sao vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển?

Trả lời:

- Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền:

+ Đặc điểm tự nhiên: địa hình thoải, có độ cao trung bình, đất badan, đất xám; khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thuỷ sinh tốt.

+ Tiềm năng kinh tế: mặt bằng xây dựng tốt; các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả.

- Vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển, vì:

+ Thềm lục địa có nguồn dầu khí lớn đang được khai thác.

+ Nguồn thuỷ sản phong phú.

+ Điều kiện giao thông vận tải, du lịch biển (bãi biển Vũng Tàu, khu di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo).

(trang 114 sgk Địa Lí 9): - Quan sát hình 31.1 (SGK trang 114), hãy xác định các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé. Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ?

Trả lời:

Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để xác định các sông Đông Nai, sông Sài Gòn, sông Bé.

Phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ, vì:

- Trên quan điểm phát triển bền vững, thì đất, rừng và nước là những điều kiện qua trọng hàng đầu.

- Lưu vực sông Đồng Nai hầu như phủ kín lãnh thổ Đông Nam Bộ. Do đất trồng cây công nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, đất rừng không còn nhiều nên nguồn sinh thuỷ bị hạn chế. Như vậy, việc bảo vệ đất rừng đầu nguồn làm nguồn sinh thuỷ là rất quan trọng.

- Phần hạ lưu sông, do đô thị hoá và công nghiệp phát triển mạnh mà nguy cơ ô nhiễm nước cuối nguồn các dòng sông ngày càng mạnh mẽ. Từ đó suy ra phải hạn chế ô nhiễm các dòng sông ở Đông Nam Bộ.

(trang 115 sgk Địa Lí 9): - Căn cứ vào bảng 31.2 (SGK trang 115), hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở vùng Đông Nam Bộ so với cả nước.

Trả lời:

- Các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hôi ở Đông Nam Bộ (năm 1999) cao hơn cả nước: mật độ dân số, thu nhập bình quân đầu người một tháng, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị

- Các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hôi ở Đông Nam Bộ (năm 1999) thấp hơn cả nước:tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số bằng mức trung bình của cả nước (1,4%).

- Nhìn chung, Đông Nam Bộ là vùng có trình độ dân cư, xã hội vào mức cao trong cả nước.

Bài 1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kỉnh tế ở Đông Nam Bộ?

Lời giải:

- Địa hình thoải, đất badan, đất xám; khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thủy sinh tốt thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, lạc, mía, thuốc lá) trên quy mô lớn.

- Vùng biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển:

+ Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, là điều kiện thuận lợi để phát triển đánh bắt hải sản.

+ Khai thác dầu khí ở thềm lục địa.

+ Nằm gần đường hàng hải quốc tế nên rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông vận tải biển.

+ Có tiềm năng phát triên du lịch biển (bãi biển Vũng Tàu, Côn Đảo).

- Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng lớn thủy lợi và thuỷ điện.

- Khó khăn: thường xảy ra tình trạng thiếu nước về mùa khô, trên đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp, nguy cơ ô nhiếm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng.

Bài 2: Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước?

Lời giải:

Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước, vì Đông Nam Bộ có nhiều chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội cao hơn mức trung bình cả nước như: thu nhập bình quân đầu người một tháng, học vấn, tuổi thọ trung bình và mức đô thị hóa. Cơ cấu ngành nghề đa dạng nên có nhiều khả năng tìm kiếm việc làm. Hiện nay, do sức ép của dân số thất nghiệp và thiếu việc làm mà lao động từ nhiều vùng đổ về Đông Nam Bộ để tìm kiếm cơ hội việc làm với hi vọng có được cơ hội thu nhập khá hơn, có đời sống văn minh hơn.

Bài 3: Căn cứ vào bảng 31.3 (SGK trang 116). Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở TP. Hồ Chí Minh qua các năm. Nhận xét.

Tài nguyên khoáng sản có giá trị ở Đông Nam Bộ

Lời giải:

- Xử lí số liệu: Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh 1995 – 2002 (%)

Tài nguyên khoáng sản có giá trị ở Đông Nam Bộ

- Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ dân số thành thị, dân số nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm

Tài nguyên khoáng sản có giá trị ở Đông Nam Bộ

- Nhận xét:

+ Tỉ lệ dân thành thị cao hơn nông thôn.

+ Từ 1995 đến 2002, tỉ lệ dân thành thị tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm.

Bài tập Sách bài tập

 Bài 1 trang 43 Tập bản đồ Địa Lí 9: Dựa vào nội dung SGK, Atlat địa lí Việt Nam và đối chiếu với lược đồ dưới đây, em hãy điền tên các vùng tiếp giáp với Đông Nam Bộ:

- Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Biển Đông và tên nước láng giềng vào chỗ chấm (…) trên lược đồ.

- Điền tên sông Đồng Nai, sông Bé, hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An vào chỗ chấm (…) trên lược đồ.

Lời giải:

Tài nguyên khoáng sản có giá trị ở Đông Nam Bộ

Bài 2 trang 43 Tập bản đồ Địa Lí 9: Ở vùng Đông Nam Bộ có nguồn tài nguyên khoáng sản nào đang được khai thác nhiều nhất cả nước. Kể tên một số mỏ khoáng sản mà em biết.

Lời giải:

Ở vùng Đông Nam Bộ có nguồn tài nguyên khoáng sản đang được khai thác nhiều nhất cả nước đó là dầu khí. Ở đây có các mỏ như: Lan Tây, Lan Đỏ, Đại Hùng, Rạng Đông, Rồng, Bạch Hổ, Hồng Ngọc…

Bài 3 trang 43 Tập bản đồ Địa Lí 9: Dựa vào nội dung SGK, em hãy điền tiếp nội dung thích hợp vào chỗ chấm của (…) sơ đồ sau:

Lời giải:

Tài nguyên khoáng sản có giá trị ở Đông Nam Bộ