Tại sao co phieu msn giảm

(TBTCO) - Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE) đã có văn bản chấp thuận cho Công ty CP Tập đoàn Masan (mã Ck: MSN) được niêm yết bổ sung 236,1 triệu cổ phiếu. Với việc niêm yết bổ sung thêm 236,1 triệu cổ phiếu theo mệnh giá, do đó số vốn điều lệ của MSN sẽ nâng lên hơn 14.166 tỷ đồng.

Theo quyết định của HOSE, ngày thay đổi niêm yết số lượng cổ phiếu MSN bổ sung sẽ có hiệu lực là ngày 9/5. Lý do thay đổi niêm yết phát hành cổ phiếu là để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Trước đó, Masan Group phát hành thêm 236,1 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 20%. Nguồn phát hành là từ thặng dư vốn cổ phần theo báo cáo tài chính đến ngày 31/12. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 2.361 tỷ đồng, qua đó nâng vốn điều lệ của MSN lên 14.166 tỷ đồng.

Mới đây, tại đại hội cổ đông 2022, MSN đặt mục doanh thu thuần hợp sẽ từ 90.000 - 100.000 tỷ đồng, tăng 22% - 36% so với năm 2021 và lợi nhuận sau thuế mục tiêu đạt khoảng 6.900 - 8.500 tỷ đồng, tăng 82% - 124% so với năm trước, sau khi loại trừ các khoản thu nhập một lần và đóng góp từ mảng thức ăn chăn nuôi trong năm 2021.

Thông tin công bố từ MSN cho biết thêm, trong quý I, doanh thu thuần hợp nhất của MSN đạt 18.189 tỷ đồng, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm trước do tác động của việc ngừng hợp nhất thức ăn chăn nuôi. Loại trừ doanh thu từ mảng thức ăn chăn nuôi, doanh thu thuần tăng 12% so với cùng kỳ. Lãi sau thuế quý I tăng 452,5%, lên 1.895 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 1.596 tỷ đồng, gấp 8 lần so với cùng kỳ năm trước.

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần (6/5/2022), cổ phiếu MSN có giá 117.000 đồng/cổ phiếu./.

Thái Duy

Kết thúc Qúy III/2022, trong khi Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group – HOSE: MSN) đang có nghĩa vụ với hơn 33.898 tỷ đồng trái phiếu phát hành (trong đó, trái phiếu không đảm bảo là 15.122 tỷ đồng) thì đơn vị lại tiếp tục phê duyệt phương án phát hành trái phiếu ra công chúng là trái phiếu không có đảm bảo có tổng mệnh giá 4.000 tỷ đồng.

Tại sao co phieu msn giảm
​ Masan Group đang có nghĩa vụ với hơn 33.898 tỷ đồng trái phiếu phát hành, trong đó trái phiếu có đảm bảo là hơn 18.776 tỷ đồng và trái phiếu không đảm bảo là 15.122 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh xuống dốc

Kết quả của báo cáo tài chính hợp nhất Quý III/2022 Masan Group ghi nhận những kết quả không mấy khả quan về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này khi cả doanh thu lẫn lợi nhuận đều ghi nhận giảm.

Cụ thể, theo báo cáo này, kết thúc Quý III/2022 tổng doanh thu mà Masan đạt được chỉ ở mức 19.577,8 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ tương đương giảm hơn 4.300 tỷ đồng. Kéo lũy kế doanh thu 9 tháng 2022 ghi nhận ở mức 55.658,7 tỷ đồng, chỉ đạt 84,6% so với cùng kỳ 2021.

Tại sao co phieu msn giảm
​ Một phần báo cáo tài chính Quý III/2022 của Masan Group.

Doanh thu từ hoạt động tài chính trong Quý III/2022 của Masan Group, ghi nhận ở mức 330,2 tỷ đồng, trong khi con số này ở Quý II là 585 tỷ đồng (tương đương giảm 43,5%). Cùng với đó, chi phí tài chính tăng cao, lên mức 1.666,6 tỷ đồng, tăng hơn 90 tỷ đồng chỉ trong vòng 03 tháng, và tăng hơn 300 tỷ so với cùng kỳ 2021. Trong đó, chi phí lãi vay ở mức 1.126,2 tỷ đồng, cao hơn quý trước 52 tỷ đồng.

Ngoài ra, chi phí bán hàng tăng từ 350 tỷ đồng (so với chốt ngày 30/6/2022) lên mức 3.284 tỷ đồng vào 30/9/2022, và tăng 201 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.   

Tất cả những điều đó, kéo lợi nhuận thuần của Masan Group trong Quý III chỉ còn ở mức 963,4 tỷ đồng, giảm 44,5% so với cùng kỳ và giảm 24% so với quý trước đó.

Chưa dừng lại ở đó, thu nhập khác của Masan trong Quý III/2022 chỉ thu về 35,4 tỷ đồng, trong khi đó chi phí khác mà doanh nghiệp này phải gánh lại đến 89,8 tỷ đồng, dẫn đến chốt ngày 30/9/2022, kết quả của các hoạt động khác là con số âm đến 54,5 tỷ đồng, trong khi đó vào cùng kỳ năm 2021 khoản này mang về cho Masan đến 126,2 tỷ đồng. 

Kết quả, sau 03 tháng hoạt động kinh doanh trong Quý III/2022, lợi nhuận sau thuế của Masan là 841 tỷ đồng, giảm 30,8% so với quý trước đó, đồng thời giảm gần 47% so với cùng kỳ 2021. Và lũy kế 9 tháng 2022, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này đạt 3.950,8 tỷ đồng.

Khởi đầu năm 2022, Masan Group đề ra mục tiêu doanh thu kế hoạch là 90.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế kế hoạch là 6.900 tỷ đồng, với kết quả ở trên thì doanh nghiệp này mới chỉ đạt 61,8% và lợi nhuận sau thuế là 57,3% kế hoạch.

Khối nợ trái phiếu hơn 33.898 tỷ đồng và "hiểm họa" từ trái phiếu không đảm bảo

Cơ cấu tài sản của Masan cho thấy tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp này giảm đến 73% so với đầu năm, đồng thời cơ cấu nguồn vốn chuyển dần từ nợ dài hạn sang nợ ngắn hạn, gây áp lực tài chính lên doanh thu và lợi nhuận. 

Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất cho kỳ kết thúc ngày 30/9/2022 cho thấy, Masan Group đang có nghĩa vụ với hơn 33.898 tỷ đồng trái phiếu phát hành, trong đó trái phiếu có đảm bảo là hơn 18.776 tỷ đồng và trái phiếu không đảm bảo là 15.122 tỷ đồng.

Tại sao co phieu msn giảm
​ Masan Group sẽ phát hành 4.000 tỷ trái phiếu trong Quý I và Quý II/2023.

Và mới đây, Masan Group vừa công bố thông tin bất thường về Nghị quyết của HĐQT về phê duyệt phương án phát hành trái phiếu ra công chúng có tổng mệnh giá 4.000 tỷ đồng.


Mục đích chào bán lô trái phiếu này, được Masan Group cho biết là tăng tiềm lực tài chính cho Công ty và để huy động nguồn vốn với chi phí hợp lý trên thị trường hiện nay, đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn phát sinh từ hoạt động kinh doanh. 

MSN dự kiến chào bán trái phiếu ra công chúng để cơ cấu lại các khoản nợ, cụ thể thanh toán một phần hoặc toàn bộ khoản gốc đến hạn của các trái phiếu BondMSN022023 và trái phiếu BondMSN032023 đã được phát hành bởi MSN.

Tính chất của trái phiếu lần này là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có đảm bảo và xác lập nghĩa vụ trực tiếp đối với Tổ chức phát hành.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng, Chủ tịch Công ty SDLT, việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu là được luật pháp cho phép, Tuy nhiên, các nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp cần hiểu rõ bản chất của từng loại trái phiếu để tránh những rủi ro không đáng cho chính mình. 

Trái phiếu doanh nghiệp không phải là tiền gửi ngân hàng, mà do doanh nghiệp phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ. Do đó, nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp có rủi ro khi doanh nghiệp không đảm bảo được nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trái phiếu.

Đồng thời, tài sản đảm bảo của trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại như nhà đất, cổ phiếu, các chương trình, dự án đầu tư... Trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hiện nay phần lớn tài sản đảm bảo là bất động sản và các chương trình, dự án, chứng khoán hoặc kết hợp các loại tài sản. Nên cần lưu ý rằng, giá trị tài sản đảm bảo có thể bị sụt giảm và không đủ để thanh toán gốc, lãi trái phiếu. 

Về trái phiếu không có đảm bảo và xác lập nghĩa vụ trực tiếp đối với Tổ chức phát hành thì nhà đầu tư phải xem xét thật kỹ về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như kế hoạch của tổ chức phát hành, bởi thông thường các Tổ chức phát hành sẽ sử dụng phần lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh, đầu tư và các nguồn thu hợp pháp khác để thanh toán lài trái phiếu cho nhà đầu tư..., ông Dũng thông tin thêm.

Công Danh

  • Sức khỏe tài chính Masan Group và khối nợ trái phiếu không đảm bảo
  • Masan Group sẽ phát hành thêm 4.000 tỷ đồng trái phiếu không đảm bảo để thanh toán nợ
  • Masan Group tiếp tục giữ vững những mục tiêu dài hạn
  • Masan khánh thành tổ hợp chế biến thịt tại Long An
  • Masan bán 10% cổ phần công ty tài nguyên MHT cho đối tác Nhật