Tại sao cơ thể lại nóng

Tăng thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể bị tăng cao hơn so với mức nhiệt độ bình thường trong cơ thể là 37 độ C.

Lưu ý: Hiện tượng tăng thân nhiệt có bản chất không giống với sốt:

  • Sốt: cơ thể có xu hướng chống lại sự nhiễm trùng bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể.
  • Tăng thân nhiệt: không phải là do chống lại sự nhiễm trùng. Nghĩa là cơ thể tạm thời không phản ứng kịp với sự thay đổi của cơ thể và môi trường xung quanh, làm cho cơ thể lúc này khó loại bỏ nhiệt một cách nhanh chóng.  

Khi nhiệt độ tăng cao, nó sẽ trở thành hiện tượng cần được cấp cứu, vì có thể dẫn đến tử vong hoặc gây ra một số biến chứng tàn tật khác.

Hiện tượng tăng thân nhiệt xảy ra khi:

  • Thời tiết nóng, hay hoạt động thể lực nhiều, làm cho da ra nhiều mồ hôi để cân bằng lại nhiệt độ bên trong. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài, thì cơ thể sẽ mất khả năng phản ứng hiệu quả và quá trình làm mát không đạt yêu cầu, gây ra tình trạng tăng thân nhiệt.
  • Phơi da dưới ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài.
  • Uống nước không đủ trong ngày.
  • Sinh hoạt, sống ở những nơi thường nóng bức, ngột ngạt, làm việc quá sức,….
  • Bị các bệnh như: bệnh tim, thận, phổi, tăng huyết áp, tuần hoàn kém, giảm tiết mồ hôi, tuyến mồ hôi hoạt động kém hiệu quả, béo phì,….

Một số đối tượng dễ bị tăng thân nhiệt như:

  • Những người thường xuyên làm việc ở ngoài trời trong điều kiện thời tiết nắng nóng:

Công nhân xây dựng, nông dân, nhân viên phòng cháy chữa cháy, người thường xuyên làm việc quanh lò bếp,….

  • Những người dùng thuốc trị tăng huyết áp và bệnh tim:

Ví dụ như thuốc lợi tiểu có thể làm giảm khả năng hạ thân nhiệt bằng cách giảm tiết mồ hôi. Hoặc nếu bạn đang ăn kiêng muối để điều trị tăng huyết áp thì vẫn có nguy cơ bị tăng thân nhiệt.

  • Người lớn tuổitrẻ em: đây là 2 đối tượng dễ bị tăng thân nhiệt. Cụ thể, người lớn tuổi thường ít nhận biết được sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể khi nhiệt độ môi trường tăng (như sống trong nhà mà không bật quạt, máy lạnh khi trời nóng), hay trẻ em không nghỉ ngơi mà thường xuyên đi chơi ngoài trời nắng.

Tăng thân nhiệt có một số biểu hiện sau:

Phổ biến gây ra hậu quả nghiêm trọng của hiện tượng tăng thân nhiệt, là tình trạng:

  • Kiệt sức: có biểu hiện khát nước, yếu người, mất khả năng phối hợp theo yêu cầu, cảm thấy buồn nôn cùng với mạch tăng lên.
  • Sốc nhiệt: tình trạng nguy hiểm, phải sơ cứu ngay lập tức vì lúc này nhiệt độ cơ thể tăng lên cao 40 độ C, nhịp tim nhanh, rối loại hành vi, mê sảng hoặc thậm chí hôn mê.

  • Căng thẳng do nhiệt: cơ thể phản ứng căng thẳng do thời tiết nóng.
  • Mệt mỏi do nhiệt: cơ thể bị yếu đi do nhiệt độ cao. Thường người có dấu hiệu mệt mỏi do nóng sẽ có biểu hiện da ẩm ướt và cảm giác lạnh, nhạch đập ngoại vi yếu. Trường hợp, nặng hơn là bị ngất lịm.
  • Ngất do nhiệt: cơ thể đột ngột yếu đi, chóng mặt và ngất xỉu do nhiệt độ ngoài trời cao. Biểu hiện là da ẩm, lạnh, nhợt nhạt và xuất hiện rịn mồ hôi xuất hiện cùng một lúc. Đồng thời, nhịp tim tăng cao hơn trong khi mạch ngoại vi yếu đi.
  • Chuột rút do nhiệt: xảy ra hiện tượng co thắt cơ ở các chi trên hoặc chi dưới, ngay cả ở cơ bụng. Hiện tượng co thắt cơ này là do cơ thể người bị tăng nhiệt bị thiếu muối.
  • Phù do nhiệt: xảy ra khi bạn ngồi hoặc đứng quá lâu trong thời gian dài trong điều kiện môi trường nóng bức làm cho phần bàn tay, mắc cá chân dễ bị sưng phù do bị ứ dịch.
  • Nổi ban do nhiệt: xuất hiện các nốt hay mụn đỏ trên da khi hoạt động trong môi trường nóng quá lâu, còn làm cho quần áo thấm ướt đẫm mồ hôi gây ẩm da. Nếu được làm mát cơ thể, thì những nốt đỏ sẽ biến mất đi, còn nếu da không được hạ nhiệt sau khi xuất hiện ban thì có thể dẫn đến nhiễm trùng da.

Nếu xảy ra hiện tượng tăng thân nhiệt trên cơ thể, bạn hãy xử trí như sau:

Muốn kiểm soát tốt được tình trạng tăng thân nhiệt, bạn cần phải xác định rõ nguyên nhân trước khi bạn xử lí.

Chẳng hạn, nếu nguyên nhân tăng thân nhiệt do tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời, thì bạn di chuyển người đó đến nơi thông thoáng và mát mẻ. Sau đó, cho người đó uống nước sẽ làm giảm bớt các triệu chứng tăng nhiệt độ cơ thể. Hoặc nếu gặp tình trạng tăng thân nhiệt sau khi sử dụng thuốc, thì cần chấm dứt ngay thuốc đang sử dụng và liên hệ trực tiếp với bác sĩ.

Việc làm mát cho cơ thể là cách xử trí cấp tốc nhất khi xảy ra tình trạng tăng thân nhiệt. Bên cạnh việc di chuyển người bệnh ra chỗ thoáng mát, thì cần phải đảm bảo cho quần áo được mặc thoải mái và nhẹ nhàng nhất có thể.

Tùy vào mỗi trường hợp, bạn có thể chườm khăn lạnh và làm ướt ở một số bộ phận cơ thể như cổ, nách, cổ tay hoặc háng để giảm bớt nhiệt.

Sau khi sơ cứu, nên theo dõi tình trạng thân nhiệt có giảm và ổn định lại hay chưa?

Với những tình trạng tăng thân nhiệt có dấu hiệu nặng như sốc nhiệt thì sau khi sơ cứu, cần phải chuyển vào viện, trạm ý tế để cho bác sĩ theo dõi. Vì việc điều trị này cần có chuyên môn tay nghề như truyền tĩnh mạch cũng như các biện pháp chuyên sâu khác.

  • Cần xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng tăng thân nhiệt để có biện pháp cơ cứu kịp thời.
  • Di chuyển người bệnh vào nơi thoáng mát, cởi bớt quần áo không cần thiết.
  • Cho người bệnh uống nước (nếu có thể).
  • Nếu tình trạng tăng thân nhiệt có dấu hiệu chưa giảm bớt, cần chuyển ngay đến trạm y tế, bệnh viện để bác sĩ cấp cứu.
  • Khi gặp bệnh nhân sốc nhiệt, hoặc đột quỵ có ngừng tuần hoàn, thì cần phải sơ cứu bằng cách hà hơi, ép tim trong suốt quá trình đợi xe cấp cứu đến.

Thấu hiểu được các nguyên nhân gây ra tình trạng tăng thân nhiệt, bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Tránh tiếp xúc lâu dưới ánh sáng mặt trời:

Khi ra ngoài trời nắng, bạn cần đội nón hoặc mặc đồ bảo hộ để chống nắng, giảm bớt thời gian đứng và làm việc dưới ánh nắng mặt trời quá lâu.

  • Mặc quần áo bằng vải cotton nhẹ.
  • Hạn chế tham gia các hoạt động làm tăng thân nhiệt cơ thể.
  • Tránh uống thức uống có cồn, chứa caffein.
  • Nên lau mát cơ thể khi thời tiết trở nên nóng và ẩm.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày:

Bạn nên uống nhiều nước cũng như bổ sung các thức uống dinh dưỡng mỗi ngày. Chẳng hạn, việc uống 8 ly nước (tương đương 1600 ml nước) cho mỗi ngày. Thậm chí một số chuyên gia còn khuyên uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày đối với nam giới, và uống 2.2 lít nước mỗi ngày đối với nữ giới.

Đặc biệt, nên có biện pháp bù đủ nước và điện giải bằng oresol trong những ngày trời nắng, nóng gay gắt.

Tham khảo: Sức khỏe và đời sống

Một số mẫu nhiệt kế đang kinh doanh tại Điện máy XANH

Nhiệt kế điện tử Microlife MT550

Còn hàng210.000₫3.8/54 đánh giáXem chi tiết

Nhiệt kế điện tử hồng ngoại Microlife FR1MF1

Còn hàng1.000.000₫Xem chi tiết

Nhiệt kế điện tử hồng ngoại Kachi JXB-315

Còn hàng790.000₫Xem chi tiết

Xem thêm:

Với những thông tin trên, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng tăng thân nhiệt là gì cũng như biểu hiện và cách xử lí khi cơ thể bị tăng nhiệt độ ra sao?

Nhiệt độ cơ thể của chúng ta có thể tăng với các hoạt động hàng ngày bình thường. Nhiệt độ cơ thể cũng có thể dao động do sự mất cân bằng hormon, hoặc sau khi ăn... Dưới đây là một số lý do khiến bạn cảm thấy nóng trong người nhưng không do sốt và một số cách xử trí tại chỗ.

Sự căng thẳng

Khi căng thẳng, bạn có thể cảm thấy người nóng bừng. Cơ thể đối phó với stress bằng cách giải phóng các chất như epinephrine. Epinephrine làm giãn các mạch máu và điều này có thể gây ra cảm giác người nóng bừng. Ngoài ra, căng thẳng có thể gây các triệu chứng khác như hồi hộp, đánh trống ngực, đổ mồ hôi, căng cơ...

Xử trí: Cố gắng thực hành các cách giảm căng thẳng như điều hòa hơi thở, thiền, yoga, chuyển đến một nơi mát mẻ khi làm các dự án căng thẳng. Giảm căng thẳng có thể giúp làm giảm cảm giác nóng bừng.

Sự lo lắng

Khi lo lắng, cơ thể sẽ giải phóng tất cả các loại hóa chất để kích hoạt phản ứng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đây thực sự là một phản ứng khá bình thường đối với một tình huống nguy hiểm nhằm bảo vệ cơ thể bạn. Một trong những phản ứng xảy ra là cơ thể bạn sẽ nóng lên nhưng không gây sốt, có thể đi kèm với các triệu chứng khác như nhịp tim tăng lên, cảm giác sợ hãi, thở dốc, buồn nôn, co thắt dạ dày, đau ngực...

Xử trí: Khi bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng và cơ thể bạn bắt đầu cảm thấy nóng, bạn dừng lại những gì đang làm và hít thở sâu. Hãy đến một nơi mát mẻ, uống nước một cách chậm rãi. Cố gắng nằm hoặc ngồi im lặng và thở sâu. Lo lắng và nóng trong người sẽ giảm trong vòng 5-10 phút.

Cường giáp

Tuyến giáp giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể, sự trao đổi chất và các quá trình chuyển hóa khác của cơ thể. Tuyến giáp sản xuất các hormon và khi mức hormon giáp trở nên quá cao, bạn sẽ mắc chứng cường giáp. Tình trạng này có thể gây ra tăng sự trao đổi chất và tăng nhiệt độ cơ thể, làm bạn cảm thấy nóng trong người. Nếu bạn đang bị chứng cường giáp, bạn cũng có thể bị tiêu chảy, rụng tóc, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, mất ngủ và suy nhược cơ thể.

Bệnh cường giáp gây cảm giác nóng bừng người.

Xử trí: Cường giáp có thể gây ra các biến chứng và cần được điều trị. Có các loại thuốc và phương pháp điều trị để điều hòa hoạt động tuyến giáp. Cần gặp bác sĩ ngay, cường giáp được chẩn đoán bằng xét nghiệm và can thiệp sớm có thể.

Tăng chuyển hóa

Khi sự trao đổi chất của bạn cao hơn, bạn cảm nhận cơ thể nóng hơn. Chuyển hóa là một quá trình tự nhiên giúp cơ thể phân hủy các thực phẩm bạn ăn, cung cấp năng lượng cho các tế bào hoạt động. Khi bạn đốt calo, cơ thể bạn có thể cảm thấy nóng.

Xử trí: Những người có sự trao đổi chất cao cần phải uống thêm nhiều chất lỏng. Bạn cũng nên ở trong bóng mát khi bạn đang ở trong môi trường nhiệt độ cao. Ăn mặc thoáng mát và tránh tập thể dục vào những ngày thật nóng.

Sự rụng trứng

Phụ nữ mỗi tháng có một khoảng thời gian rụng trứng, đi kèm tình trạng thay đổi hormon sinh dục nữ gồm progesterone và estrogen. Vào thời điểm rụng trứng, progesterone của người phụ nữ tăng lên gây nên cảm giác nóng trong người. Có thể kèm các triệu chứng khác đau nhẹ ở vùng hạ vị và buồn nôn.

Xử trí: Khi đang ở giữa chu kỳ kinh hoặc 14 ngày sau ngày hành kinh, bạn nên mặc quần áo cotton nhẹ. Nên ở trong môi trường mát mẻ và uống nhiều chất lỏng lạnh mát.

Mang thai

Quá trình mang thai, cơ thể của bạn phải tăng lượng máu và tăng trao đổi chất để hỗ trợ bạn và thai nhi. Tình trạng này sẽ làm cho thai phụ thường cảm thấy nóng bức hơn trong người. Các triệu chứng khác bao gồm nhịp tim nhanh hơn, buồn nôn, thở dốc, mệt mỏi và chóng mặt.

Xử trí: Điều quan trọng nhất thai phụ cần làm khi điều này xảy ra là uống nhiều chất lỏng. Biện pháp này sẽ giúp cơ thể cảm thấy mát mẻ hơn và giúp tăng tuần hoàn cho cả mẹ và bé. Bạn nên mặc áo quần mát mẻ và nghỉ ngơi.

Mãn kinh

Mãn kinh có thể khiến người phụ nữ gặp “những cơn bốc hỏa”. Điều này là do sự thay đổi nồng độ hormon vào giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi hormon tác động lên bộ phận điều chỉnh nhiệt độ trong não và vùng dưới đồi, làm cho bạn cảm thấy nóng trong người nhưng không có sốt. Có thể có các triệu chứng khác như đỏ mặt, tim đập nhanh, đổ mồ hôi ban đêm, mất ngủ, tăng cân và xuất hiện tính cách khác thường.

Những cơn bốc hỏa thường làm phiền phụ nữ tuổi mãn kinh.

Xử trí: Ngủ với quần áo bằng vải mỏng và giữ nhiệt độ phòng đủ mát. Nên tắm và lau mặt bằng nước mát nhiều lần hàng ngày. Tập thể dục, thiền yoga có thể mang lại hiệu quả tốt.

Các món ăn cay

Capsaicin có trong ớt có thể kích hoạt hệ thống thần kinh qua các thụ thể trong lưỡi của bạn và làm bạn có cảm giác cay. Khi bạn ăn gì đó cay nóng, có thể kích hoạt các phản ứng của cơ thể bạn như đổ mồ hôi nhiều, và tăng lưu lượng máu làm nóng trong người.

Xử trí: Ăn hoặc uống một thứ gì đó cân bằng vị giác và súc miệng nước ấm nhiều lần. Hãy thử uống một ly sữa, hoặc ăn bánh quy giòn. Một khi bạn thấy giảm cảm giác cay, cảm giác nóng bỏng cũng có thể biến mất.


Video liên quan

Chủ đề