Tại sao hàn quốc không dụng facebook

DNS với host vào bình thường mà, DNS 8888 8844 Host 60.254.175.42 facebook.com 60.254.175.42 www.facebook.com 60.254.175.42 register.facebook.com 60.254.175.42 www.logins.facebook.com 60.254.175.42 blog.facebook.com 60.254.175.42 logins.facebook.com 60.254.175.42 login.facebook.com 60.254.175.42 apps.facebook.com 153.16.15.71 upload.facebook.com 60.254.175.42 graph.facebook.com 60.254.175.42 profile.ak.fbcdn.net 60.254.175.42 photos-a.ak.fbcdn.net 60.254.175.42 photos-b.ak.fbcdn.net 60.254.175.42 photos-c.ak.fbcdn.net 60.254.175.42 photos-d.ak.fbcdn.net 60.254.175.42 photos-e.ak.fbcdn.net 60.254.175.42 photos-f.ak.fbcdn.net 60.254.175.42 photos-g.ak.fbcdn.net 60.254.175.42 photos-h.ak.fbcdn.net 60.254.175.42 static.ak.connect.facebook.com 60.254.175.42 static.ak.fbcdn.net 60.254.175.42 b.static.ak.fbcdn.net 60.254.175.42 error.facebook.com 60.254.175.42 developers.facebook.com 60.254.175.42 pixel.facebook.com 60.254.175.42 api.facebook.com 60.254.175.42 chanel.facebook.com 60.254.175.42 0.50.chanel.facebook.com

60.254.175.42 external.ak.fbcdn.net

Trong khi đang phải đối mặt với scandal rò rỉ dữ liệu của hàng chục triệu người dùng, Facebook tiếp tục đón nhận thêm tin tức không tốt từ Hàn Quốc. Theo The Verge,cơ quan quản lý viễn thông Hàn Quốc đang ra án phạt Facebook số tiền 396 triệu Won (khoảng 369.705 USD) về việc mạng xã hội này đã làm chậm kết nối Internet với người dùng.

Uỷ ban truyền thông Hàn Quốc (KCC) đã bắt đầu điều tra Facebook từ tháng 5 năm ngoái và phát hiện mạng xã hội này hạn chế khả năng truy cập của người dùng một cách trái phép. Luật Hàn Quốc nghiêm cấm các dịch vụ internet chuyển hướng kết nối của người dùng đến các mạng lưới ở Hồng Kông và Mỹ, thay vì nhà cung cấp nội địa mà không thông báo cho người dùng. Chính việc chuyển hướng mà Facebook thực hiện đã làm chậm kết nối Internet tới 4,5 lần.

Tại sao hàn quốc không dụng facebook

Số lượng người dùng Facebook tại Hàn Quốc năm ngoái là 14,5 triệu và dự kiến còn tăng lên 14,84 triệu trong năm nay, theo hãng thống kê Statista. Tuy nhiên, rất nhiều người dùng đã than phiền về tình trạng truy cập Facebook và Instagram bị chậm, thậm chí nhiều lần mỗi ngày trong thời gian qua. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet như SK Broadbank và LG UPlus cho biết số khiếu nại nhận được trung bình là 10 đến 34 mỗi ngày.

Trong khi đó, Facebook cho biết thất vọng với phán quyết từ KCC. Mạng xã hội này luôn cố gắng tối ưu cho tất cả mọi người dùng và sẽ tiếp tục làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ tại Hàn Quốc để đảm bảo điều này. Tuy nhiên, họ cũng không đảm bảo việc cung cấp dịch vụ của mình không bị chậm, vì vậy điều này không nên bị xem là vi phạm luật của Hàn Quốc.

Án phát từ Hàn Quốc đối với FaceBook có giá trị không quá lớn, nhưng nó xuất hiện đúng thời điểm mạng xã hội lớn nhất thế giới hứng chịu hàng loạt chỉ trích vì scandal làm lộ thông tincủa hàng triệu người dùng, được cho làlớn nhất trong lịch sử của hãng.

Công ty phân tích dữ liệu Cambridge Analytica bị phát hiện sở hữu lượng thông tin cá nhân của hơn 50 triệu tài khoản Facebook. Kho dữ liệu này được mua lại từ Aleksandr Kogan, giảng viên Đại học Cambridge thông qua việc thu thập thông tin dựa trên ứng dụng thisisyourdigitallife.Sự vụ gây rúng động bởi kho dữ liệu được cho là dùng để phân tích, tạo nội dung quảng cáo ủng hộ Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Con số 50 triệu tài khoản Facebook tương đương 25% số cử tri Mỹ trước giai đoạn bầu cử.

Tuấn Anh

Tháng 12 năm ngoái Facebook đã cho ra đời bản đồ mạng lưới người sử dụng trên toàn thế giới. Gần đây, trang web FlowingData.com đã giới thiệu tấm bản đồ có mục đích đối lập: tìm ra những khu vực ít sử dụng Facebook nhất. Độ phủ sóng của Facebook là rất lớn nhưng mạng xã hội này không thể xâm nhập các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga...

Tại sao hàn quốc không dụng facebook

Khu vực càng sáng màu thì càng ít người sử dụng Facebook


Theo kết quả trên bản đồ, những khu vực vắng bóng Facebook nhất thuộc về Braxin, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và một số nước thuộc lãnh thổ Trung Đông như Ả Rập Xê Út, Cô-Oét, Siri…

Tại sao hàn quốc không dụng facebook

Việt Nam cũng là nước sử dụng Facebook khá phổ biến

Trung Quốc cấm sử dụng Facebook

Facebook bị chặn ở Trung Quốc từ năm 2009, nhưng theo số liệu của SocialBakers, quốc gia này vẫn tồn tại hơn 530.000 người sử dụng Facebook. Dự kiến con số này đã tăng lên đến 700.000 người khi Zuckerberg ghé thăm Trung Quốc vào tháng 12 năm ngoái.

Hiện nay, 3 mạng xã hội hàng đầu ở Trung Quốc là Qzone, Renren và Pengyou. Đến thời điểm tháng 7 vừa rồi, có đến 500 triệu người sử dụng Qzone, mạng xã hội hàng đầu tại Trung Quốc. 117 triệu người là số lượng thành viên trên mạng Renren. Trong khi đó, mạng Pengyou mới chỉ ra đời tháng 12 năm ngoái nhưng đã đạt số lượng đăng ký hơn 101 triệu người.

Facebook chỉ là mạng xã hội đứng thứ 6 tại Nhật Bản

Những mạng xã hội hàng đầu tại Nhật Bản là Mobage-Town, Gree, Mixi và Mobage Yahoo, kế đến là Twitter và Facebook. Yếu tố thu hút người sử dụng trên mạng xã hội tại Nhật Bản chính là game chứ không phải chia sẻ thông tin như Facebook hay Twitter. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản phát hiện ra rằng có đến 75,4% người sử dụng tại quốc gia này truy cập mạng xã hội từ điện thoại.

Mạng xã hội chỉ dành riêng cho điện thoại Mobage-Town sở hữu hơn 24 triệu người sử dụng. Trong khi đó, số lượng thành viên của Gree là hơn 23 triệu người, 22 triệu là số lượng thành viên thuộc về Mixi.

Facebook và Twitter gián tiếp đe dọa an ninh Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, hai mạng xã hội lớn nhất là Cyworld và Nate nắm giữ 35 triệu người sử dụng. Tuy nhiên tình hình chính trị căng thẳng của nước này với người anh em Bắc Triều Tiên đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của mạng xã hội tại đây. 

Những thông điệp ủng hộ Bắc Triều Tiên lan tràn trên các trang Facebook và Twitter khiến các nhà lãnh đạo nước này đau đầu vì quyền tự do ngôn luận của người sử dụng. Chính vì vậy, chính phủ Hàn Quốc đang triển khai các kế hoạch nhằm ngăn chặn hành động ủng hộ Bắc Triều Tiên thông qua mạng xã hội tại nước này, điển hình là Facebook và Twitter...

Theo: Readwriteweb

Tại Hàn Quốc, bạn làm được mọi thứ với Kakao: gửi bánh kem cho bạn bè, nhận cập nhật về game mới, quản lý tài khoản ngân hàng, gọi taxi… Nghe có vẻ ngọt ngào, song chúng ta không nói về chocolate ở đây, mà về một đế chế truyền thông của xứ “củ sâm”.

“Đế chế” Kakao

Hàn Quốc là một trong các quốc gia “số hóa” nhất thế giới với tốc độ Internet trung bình và tỉ lệ người dùng Internet đều thuộc hàng top. Khoảng 87% người Hàn trong độ tuổi 20 tới 29 sử dụng mạng xã hội. Một vài mạng xã hội nội địa như Cyworld dù ban đầu thống trị thị trường, chúng dần mất chỗ đứng từ năm 2009 và bị qua mặt bởi các đối thủ ngoại như Facebook hay Twitter. Tuy nhiên, hiện nay các mạng địa phương vẫn vô cùng phổ biến, trong đó có KakaoTalk.

Tại sao hàn quốc không dụng facebook

Ông Kim Beom Su thành lập Kakao năm 2010, bắt đầu từ ứng dụng nhắn tin KakaoTalk. KakaoTalk cập bến chợ ứng dụng App Store tháng 3/2010. Trong chưa đầy một năm, ứng dụng đạt 10 triệu người dùng. Tính đến tháng 12/2020, 99,1% người dùng di động Hàn Quốc sử dụng KakaoTalk, tỉ lệ chưa từng có đối với bất kỳ phần mềm hay mạng xã hội nào trên thế giới. Năm 2012, Kakao mở thêm mạng xã hội KakaoStory. Đến năm 2018, 26,3% người dùng mạng xã hội Hàn Quốc bắt đầu dùng KakaoStory thường xuyên. Trong khi đó, dù tung hoành ngang dọc toàn cầu, chỉ 55,4% người dùng mạng xã hội Hàn Quốc sử dụng Facebook và 24,2% dùng Facebook Messenger.

Cựu CEO KakaoTalk Sirgoo Lee từng nói ông xem KakaoTalk là một mạng xã hội nhiều hơn là ứng dụng nhắn tin. Nhắn tin, gọi điện là chức năng cốt lõi trên ứng dụng nhưng người dùng có thể chơi game, thanh toán trực tuyến, đặt chỗ nhà hàng, đặt phòng khách sạn, tặng quà cho nhau.

Thành công của KakaoTalk không phải trường hợp đặc biệt tại Hàn Quốc. Sự thật là quốc gia này luôn có những người dẫn đầu “cây nhà lá vườn”. Chẳng hạn, công cụ tìm kiếm Naver thống trị thị trường tìm kiếm Internet, tiếp sau là Daum Kakao, còn Google chỉ chiếm thị phần nhỏ. Hàn Quốc cũng khởi xướng nhiều xu hướng toàn cầu, chẳng hạn chụp ảnh tự sướng (selca), phát sóng trực tuyến (livestream) trên Afreeca TV hay Naver V Live. Nếu như những nước khác vẫn đang loay hoay với livestream, một khảo sát của Nansmedia đầu năm 2017 đã chỉ ra gần 80% người dùng Internet Hàn Quốc từng sử dụng nền tảng phát trực tuyến trong 12 tháng trước đó.

Lợi thế của người mở đường

Những dịch vụ Kakao cung cấp không quá sáng tạo nhưng vẫn đủ sức vượt qua Facebook. Có nhiều lý do giải thích cho thành công này, từ các nội dung địa phương (ngôi sao Kpop) đến tập trung vào Android (73,86% người Hàn dùng Android). Ngoài ra, KakaoTalk là ứng dụng di động đích thực và ra đời rất đúng thời điểm.

Khi KakaoTalk mới xuất hiện, smartphone mới ở giai đoạn đầu phổ biến trong nước. Đối thủ lớn nhất của họ là Naver, hay còn gọi là “Google của Hàn Quốc”. KakaoTalk lại có lợi thế của kẻ mở đường. Là phương án thay thế miễn phí cho SMS truyền thống, nó lan nhanh như cháy rừng. Ngày càng nhiều người mở KakaoTalk, nó lại càng hữu ích hơn và củng cố vững vàng vị trí trong xã hội Hàn Quốc. Đây là thảm họa đối với các nhà mạng truyền thống. Thực tế, một vài hãng viễn thông đã kiện Kakao nhưng không có kết quả.

KakaoTalk còn phát triển My People, ứng dụng đầu tiên tại Hàn Quốc dành cho PC, có thể đồng bộ tin nhắn giữa smartphone và máy tính. Sau khi KakaoTalk thêm phiên bản desktop, My People đã bị xóa sổ.

Tất cả các tính năng nói trên giúp KakaoTalk trở thành nhà vô địch, song điều giúp ứng dụng duy trì ngôi vương chính là AniPang. AniPang là tựa game phổ thông giống với Candy Crush mà người dùng chơi qua KakaoTalk. Nó tạo ra cơn sốt trong nước vào năm 2012, thậm chí còn lan sang các nước khác như Philippines năm 2014. Do KakaoTalk kết nối người dùng với danh bạ điện thoại, các game của Kakao sẽ tự động kết nối mọi người trên các bảng điểm ảo. Trong vòng một năm sau khi ra mắt nền tảng game, KakaoTalk đã ghi nhận 400 triệu lượt tải game và tăng lượng người dùng ứng dụng thêm 30 triệu.

Game là một bộ phận quan trọng của nhắn tin tại thị trường Hàn Quốc. Một lần nữa, KakaoTalk lại có lợi thế đi đầu. Đối thủ Facebook Messenger mãi tới năm 2017 mới chính thức triển khai nền tảng game Instant Games trên toàn cầu. Thành công của Anipang mang đến doanh thu hàng trăm ngàn USD/ngày cho KakaoTalk, đồng thời kéo theo hàng loạt tựa game khác trên nền tảng. Trong quý đầu năm nay, game đóng góp hơn 115 triệu USD doanh thu cho công ty mẹ Kakao.

Kakao cũng từng cho Facebook “ngửi khói” khi sớm cho phép người dùng bày tỏ nhiều trạng thái cảm xúc hơn với nội dung từ bạn bè. KakaoStory giới thiệu bộ cảm xúc (thích, thú vị, hạnh phúc, buồn, cố lên) vài năm trước khi Facebook bổ sung Reactions vào năm 2016. Khi người dùng thêm ảnh bìa vào KakaoStory, nó sẽ tự động hiện ra trên tài khoản KakaoTalk của họ.

Nhờ không giới hạn trong hai tính năng gọi và nhắn tin, KakaoTalk có thể tùy biến để phù hợp với khách hàng ở từng thị trường khác nhau. Đúng như Bloomberg từng viết: “Seoul tới Manila chỉ cách nhau 3 giờ bay song lại có vô số khác biệt văn hóa. Đó là lý do vì sao Kakao điều chỉnh phần mềm cho mỗi thị trường thông qua tuyển dụng các nghệ sĩ địa phương, sáng tạo sticker ảo bán qua ứng dụng và thông qua việc đưa các doanh nghiệp địa phương lên nền tảng”.

Theo cựu CEO Sirgoo Lee, “tùy biến là từ khóa”. Chẳng hạn, màu vàng đặc trưng của KakaoTalk phát huy hiệu quả tại Hàn Quốc song nhiều người Indonesia lại thích màu cam. Vì vậy, họ có thể chuyển đổi màu sắc sang màu cam và giao diện cũng khác biệt đôi chút.

Trước một đối thủ hùng mạnh như Facebook, KakaoTalk vẫn có thể thành công nhờ giải quyết được nhu cầu riêng biệt của người dùng trong nước, mang màu sắc văn hóa, nhóm nhỏ. Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng từng chia sẻ, đặc điểm của văn hóa là không thể bắt chước, chỉ có ai thực sự sinh ra, lớn lên ở một vùng đất mới có thể hiểu được văn hóa của địa phương đó. Do mang màu sắc văn hóa, nhóm nhỏ, những “ông lớn” mạng xã hội toàn cầu rất khó giải bài toán này. Đây chính là cơ hội của các mạng xã hội Việt Nam. Thành công mà KakaoTalk đạt được tại thị trường bản địa cho thấy đây không phải điều bất khả thi.