Tại sao khi tiếp đất cần khuỵu gối

  1. Tài liệu của tôi KỸ THUẬT NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA A. NHỮNG ĐIỀU CẦN XÁC ĐỊNH TRƯỚC KHI THỰC HIỆN NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA: 1. XÁC ĐỊNH HƯỚNG CHẠY ĐÀ: - Đứng từ trong xà nhìn ra, nếu chân giậm nhảy là chân trái thì hướng chạy đà từ bên trái chạy vào xà; ngược lại, nếu chân giậm nhảy là chân phải thì hướng chạy đà từ bên phải chạy vào xà. 2. XÁC ĐỊNH ĐIỂM GIẬM NHẢY: - Người đứng thẳng, mặt, thân quay chếch vào xà, ở điểm 1/3 độ dài của xà tính từ hướng chạy đà; tay cùng bên chân lăng đưa sang ngang, bàn tay chạm xà (cách xà 1 cánh tay). Như vậy, điểm chạm đất của bàn chân giậm chính là điểm giậm nhảy. CHÚ Ý: khi nhảy ở mức xà càng cao thì điểm giậm nhảy càng ở xa xà hơn. 3. GÓC ĐỘ CHẠY ĐÀ: - Từ điểm giậm nhảy, lấy đường thẳng song song với xà làm đường 0 độ, lấy đường chạy đà với góc độ từ 30 – 40 độ. + Nếu đá chân lăng ra trước lên cao chân lăng chạm vào xà thì gốc độ chạy đà quá lớn (Điều chỉnh: Xoay mũi chân giậm nhảy ra ngoài) + Điểm giậm nhảy hợp lí: Chân lăng, lăng ra trước lên cao không chạm xà và cách xà 0.10m là hợp lí. 4. XÁC ĐỊNH SỐ BƯỚC CHẠY ĐÀ – ĐO ĐÀ – ĐIỀU CHỈNH ĐÀ: - Cự ly chạy đà dài khoảng 5 đến 9 bước đà. Mỗi bước đà tương đương độ dài 4 bàn chân hoặc 02 bước đi thường bằng một bước đà. - Nếu bàn chân giậm nhảy đặt ở vị trí xa quá hoặc gần quá so với điểm giậm nhảy, thì điều chỉnh đường chạy đà ngắn lại hoặc dài ra một khoảng tương đương. 5. XÁC ĐỊNH TƯ THẾ CHUẨN BỊ CHẠY ĐÀ: - Tư thế chuẩn bị trước khi chạy đà: Đứng chân lăng phía trước, chạm đất bằng nửa trước bàn chân, mũi chân sát vạch XP, hơi khuỵu gối, trọng tâm dồn nhiều vào chân trước, chân giậm nhảy phía sau khuỵu gối nhiều hơn, mũi chân chạm đất cách gót chân trước 15 – 20 cm, thân ngã ra trước, hai tay buông tự nhiên, tập trung chú ý chuẩn bị chạy đà. B. CÁC GIAI ĐOẠN TRONG KỸ THUẬT NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA 1. GIAI ĐOẠN CHẠY ĐÀ. Kỹ thuật chạy đà: Thời kì 1: Bắt đầu chạy đà đến trước 3 bước cuối cùng * Mục đích: Tạo ra tốc độ nằm ngang lớn nhất để thực hiện 3 bước cuối. Chạy đà tăng dần độ dài bước chạy và tốc độ bằng cách tích cực đạp sau kết hợp nâng thân, sau đó duy trì tốc độ cho đến khi giậm nhảy. Một số bước chạy ban đầu chạy đà bằng nữa bàn chân trước. Riêng ba bước đà cuối đặt chân bằng gót bàn chân. Thời kì 2: Thực hiện 3 bước cuối + Mục đích: Duy trì tốc độ đã đạt được chuyển tiếp từ chạy lấy đà sang giậm nhảy. + Bước 1: Đưa chân giậm nhảy ra trước dài hơn các bước trước đó và đặt gót chân chạm đất phía trước. + Bước 2: Đưa nhanh chân lăng ra trước để thực hiện bước hai, đây là bước dài nhất trong ba bước đà cuối. + Bước 3: Chủ động đưa chân giậm nhảy và hông cùng bên vươn nhanh về trước để đặt gót bàn chân vào điểm giậm nhảy để chuẩn bị giậm nhảy. 2. GIAI ĐOẠN GIẬM NHẢY. Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong các giai đoạn kỹ thuật nhảy cao Chia làm 3 thời kì: * Thời kì 1: Đưa đặt chân giậm nhảy. Bàn chân giậm nhảy bước cuối cùng tiếp đất bằng gót chân, sau đó nhanh chóng chuyển sang cả bàn chân. * Thời kì 2: Thời kì hoãn xung: Chùng gối tạo thế co cơ khi giậm nhảy * Thời kì 3: Thời kì giậm nhảy: - Dùng hết sức của chân đạp mạnh xuống đất để bật người lên cao, đồng thời phối hợp chân lăng đá mạnh từ sau ra trước - lên cao, hai tay đánh từ sau ra trước lên cao hướng khuỷu tay sang hai bên và dừng đột ngột ở độ cao ngang vai tạo lực nâng cơ thể lên cao. * Lưu ý: Động tác giậm nhảy tuy rất mạnh và nhanh, nhưng phải phối hợp hết sức chính xác, nhịp nhàng giữa chạy đà với giậm nhảy góc độ hợp lí mới đạt thành tích cao. 3. GIAI ĐOẠN TRÊN KHÔNG (QUA XÀ) * Giai đoạn trên không: - Khi chân lăng đang ở tên xà, nhanh chóng hạ xuống phía bên kia xà, thân trên ngả về trước tạo điều kiện thuận lợi cho chân giậm nhảy nâng lên, bàn chân gập tự nhiên. - Hai tay phối hợp đánh tay tự nhiên từ trên cao chếch xuống dưới sát thân người, hướng về thân người phía bên gần xà. 4. GIAI ĐOẠN TIẾP ĐẤT. - Sau khi qua xà, chân đá lăng chủ động tiếp đất trước bằng nửa bàn chân hay cả bàn, sau đó đến chân giậm nhảy tiếp đất, cả hai chân cần chùng gối để giảm chấn động. - Khi tiếp đất vẫn cần chú ý động tác của tay và thân trên cho khéo để không chạm vào xà.

    Loại tài liệu: Normal document

Vận dụng quán tính để giải thích một số hiện tượng sau:

Vận dụng quán tính để giải thích một số hiện tượng sau:

a) Vì sao trong một số trò chơi: Ôtô, xe lửa, máy bay không chạy băng dây cót hay pin. Trong đó, chỉ có một bánh “đà” khối lượng lớn gắn với bánh xe bằng hệ thông bánh răng. Muốn xe chuyển động chỉ cần xiết mạnh bánh xe xuống mặt sàn vài lần làm bánh “đà” quay rồi buông tay. Xe chạy khá lâu và chỉ dừng lúc bánh “đà” ngừng quay.

b) Vì sao các vận động viên nhảy dù, nhảy cao, nhảy xa lúc tiếp đất chân đều khuỵu xuống ?

c) Vì sao ngồi trên máy bay lúc cất cánh hoặc hạ cánh, ngồi trên ôtô đang phóng nhanh phải thắt dây an toàn.

d) Vì sao khi lưỡi cuốc, xẻng, đầu búa bị lỏng cán, người ta chỉ cần gõ mạnh đầu cán còn lại xuống sàn ?

Giải

a) Do bánh đà có khối lượng lớn nên nó có quán tính lớn.

b) Khi tiếp đất chân chạm đất sẽ dừng lại ngay nhưng người còn tiếp tục chuyển động theo quán tính nên các vận động viên đều phải khuỵu chân để dừng lại một cách từ từ.

c) Khi ngồi trên máy bay lúc cất cánh hoặc hạ cánh, ngồi trên ô tô đang phóng nhanh vận tốc của người bị thay đổi đột ngột. Do quán tính người không thể đổi hướng chuyển động ngay và tiếp tục chuyển động như cũ nên phải thắt dây để đảm bảo an toàn.

d) Khi ta đóng mạnh đầu cán xuống sàn thì cán búa và đầu búa đều chuyển động đi xuống. Cán búa chạm đất thì dừng lại đột ngột khi đó lưỡi cuốc, xẻng hay đầu búa vẫn chuyển động xuống do có quán tính nên đầu búa lún sâu vào cán búa làm cho búa chắc hơn.

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

Tại sao khi tiếp đất cần khuỵu gối

Xem lời giải SGK - Vật lí 8 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Tại sao khi tiếp đất cần khuỵu gối
Tại sao khi tiếp đất cần khuỵu gối
Tại sao khi tiếp đất cần khuỵu gối
Tại sao khi tiếp đất cần khuỵu gối
Tại sao khi tiếp đất cần khuỵu gối
Tại sao khi tiếp đất cần khuỵu gối
Tại sao khi tiếp đất cần khuỵu gối
Tại sao khi tiếp đất cần khuỵu gối

Xem thêm tại đây: Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính

Bạn nếu đang muốn tìm hiểu về những kỹ thuật nhảy cao và bắt đầu tập luyện với môn thể thao này thì hãy cùng độc bài viết sau nhé. Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn cách thực hiện 3 kỹ thuật cơ bản của nhảy cao hiện hành.

Học các lý thuyết kỹ thuật nhảy cao khác nhau không phải là một nhiệm vụ khó khăn, thay vào đó việc thực hành chúng mới khiến nhiều người gặp khó khăn. Người học cần có cách tiếp cận đúng và sự nhất quán để dung nạp được những kỹ thuật đó. Một trong những cách tốt để làm điều này là tập luyện thường xuyên. Cùng xem ngay những kỹ thuật cơ bản trong môn nhảy cao.

Tại sao khi tiếp đất cần khuỵu gối

Nhảy cao

1. Kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng

1.1. Giai đoạn chạy đà 

Giai đoạn lấy đà là giai đoạn đầu tiên của bước nhảy cao trong tư thế nằm nghiêng. Khi thực hiện bước chạy, bạn nên xác định xem mình đang chạy bước chẵn hay lẻ. Trường hợp bạn chạy đà chẵn thì nên chạy đà khoảng 6 - 8 bước, trường hợp bạn chạy đà lẻ thì nên chạy đà khoảng 7 - 11 bước.

Mỗi bước chạy đà tương đương với độ dài của 5 - 6 bước chạy liên tiếp. Góc nghiêng từ 30 đến 40 độ được tính từ thanh xà đến số bước nhảy. Khi bạn thực hiện một cú đá, chân phải của bạn phải ở phía bên phải của thanh xà từ hướng nhìn vào thanh xà.

Giai đoạn chạy đà này sẽ bao gồm 3 bước:

  • Bước đầu tiên của chạy đà: Bước chân của bạn phải được bước về phía trước với tốc độ nhanh dần lên. Khi bạn chạm đất, hãy nhớ chạm bằng gót chân. Tiếp đến, tiếp tục đưa chân lăn về phía trước để bắt đầu thực hiện động tác lấy đà tiếp theo.
  • Chạy đà bước 2: Bước chạy đà này được coi là dài nhất trong 3 bước chạy lấy đà. Khi thực hiện bước lấy đà này, bàn chân đá lăng của bạn phải được đưa về phía sau lúc chạm đất. Thân của bạn ở tư thế thẳng đứng, không ngả vai về phía sau hay trước khi kết thúc. Khi chạm đất, chân phải thẳng theo chiều lấy đà. Không để xảy ra tình trạng lệnh.
  • Chạy đà bước 3: Ở giai đoạn này, bạn nên đặt chân đúng với điểm quy định giậm nhảy. Các bước di chuyển cuối cùng nên ngắn hơn 2 bước một chút. Chân giậm nhảy phải được đặt ngay tại vị trí giậm nhảy còn chân lăng phải cong lên về phía sau. Thân và vai của bạn phải hơi ngả sau sau 1 chút. Những đầu và cổ phải hướng về phía trước.

Tại sao khi tiếp đất cần khuỵu gối

Nhảy cao nằm nghiêng

1.2. Giai đoạn giậm nhảy

Giai đoạn giậm nhảy là giai đoạn đóng vai trò quan trọng nhất trong bài nhảy cao. Vì vậy, bạn nên biết cách phối hợp các động tác một cách nhịp nhàng, hài hòa với nhau trong quá trình thi đấu.

Khi bạn kết thúc bước chạy đà thì bàn chân giậm nhảy đã ở vào vị trí cần nhảy và chân này phải hơi khuỵu gối mới đúng kỹ thuật nhảy cao cần có. Tiếp theo, bạn dồn lực về phía chân để sẵn sàng thực hiện cú giậm nhảy. Sau đó đá chân về phía trước để chủ động dùng sức ở đùi và sự linh hoạt ở khớp háng để đá chân lên. Tay của bạn lúc này phải được kết hợp với chân đá lăng, đánh 1 vòng xuống dưới rồi đưa lại hướng lên cao. Khi khuỷu tay của bạn ngang với vai, dừng lại để nâng cơ thể lên cao.

1.3. Giai đoạn bay người trên không

Khi bạn thực hiện cú nhảy cao của mình từ mặt đất, đây được gọi là giai đoạn trên không. Ở giai đoạn này, bạn cần nhanh chóng co chân lên cao và bật nhảy kết hợp với việc vung mũi chân, đá theo hướng của thanh xà. Tiếp theo là tạo tư thế cho cơ thể nằm nghiêng với xà đơn.

1.4. Giai đoạn tiếp đất

Giai đoạn tiếp đất của kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng cũng khá đơn giản. Để chủ động tiếp đất, ngay khi cơ thể nằm nghiêng về phía thanh xà, chân nhảy của bạn phải được duỗi thẳng ra. Hãy nhớ rằng, từ khi đá đến khi bắt đầu pha tiếp đất, điều quan trọng là bạn phải tích cực sử dụng chân để giảm nguy cơ chấn thương.

Tại sao khi tiếp đất cần khuỵu gối

Kỹ thuật nằm nghiêng

2. Kỹ thuật nhảy cao kiểu úp bụng

Kỹ thuật nhảy cao kiểu úp bụng là kỹ thuật cũng cần trải qua 4 giai đoạn như kỹ thuật bật cao nghiêng người. Tuy nhiên, việc triển khai chi tiết có nhiều điểm khác.

2.1. Chạy đà

Một trong những cách nhảy cao úp bụng hiệu quả nhất là bạn phải đạt được kết quả tốt nhất khi chạy. Chạy tăng dần tốc độ trong từng bước chạy. Đừng quên tạo hướng chạy cũng như hướng xà. Nên để góc 30 - 40 độ. Bên cạnh đó, hãy điều chỉnh cơ thể một cách linh hoạt.

2.2. Giậm nhảy

Người hướng dẫn nhảy cao úp bụng cần nêu rõ mục đích cũng như yêu cầu cần thiết của giai đoạn giậm nhảy. Chân không thuận nên được chọn làm chân giậm - nhảy và ngược lại. Hướng nhảy sẽ cùng hướng chân, nếu bạn chọn nhảy bằng chân phải thì chọn cùng hướng. Khi đưa chân lăng nên thay đổi trọng tâm của cơ thể. Đẩy chân của bạn lên trên để vượt qua xà.

Tại sao khi tiếp đất cần khuỵu gối

Kỹ thuật nhảy úp bụng

2.3. Bay người trên không

Khi ở trên không, bạn cần điều chỉnh cơ thể một cách khéo léo. Cần có độ mềm dẻo để các bộ phận của cơ thể không thể chạm vào thanh xà. Thực hiện đúng kỹ thuật nhảy cao úp bụng sẽ giúp bạn vượt xà đơn một cách thuận lợi.

2.4. Tiếp đất

Chân lăng sẽ là chân được tiếp đất trước, chân nhảy xuống đất sau. Điều quan trọng là phải thực hiện đúng quy trình để không xảy ra chấn thương.

Tại sao khi tiếp đất cần khuỵu gối

Nhảy cao úp bụng

3. Kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà

Nhiều vận động viên đã áp dụng kỹ thuật bật cao nhảy lưng qua xà. Vẫn là 4 bước cơ bản của kỹ thuật nhảy cao nhưng bước giậm nhảy, góc của xà và bước qua người trên không có 1 số điểm khác biệt.

3.1. Chạy đà

Chạy đà nên thực hiện 7 - 13 bước. Trước khi thực hiện, bạn hãy đo đà xem đã đúng hay chưa. Sau khi xác định được đà, hãy chọn chân thuận làm chân giậm nhảy. Chân này sẽ đặt trước, chân không thuận được đưa ra phía sau. Động tác chạy đà hiệu quả nhất trong bài nhảy cao lưng qua xà là cùng chiều với chân lăng. Đứng nghiêng một góc 70 - 90 độ so với thanh xà. Bước cuối cùng nghiêng một góc 30 độ để chuyển sang giai đoạn giậm nhảy.

3.2. Giậm nhảy

Bước chân để giậm nhảy cần cách xà ngang 90 - 100cm. Đầu gối khuỵu xuống 140 độ, sau đó uốn cong đầu gối rồi dùng lực đẩy cơ thể lên không trung. Sau khi chân lăng vung lên cao thì tay đánh ra phía trước. Bạn nên dùng tay ở cùng phía với chân lặng để có được lực đẩy tốt nhất. Kết thúc động tác này, bạn nên uốn lưng và quay lưng về phía thanh xà. Chú ý không để lưng được chạm vào thanh xà. Ngửa đầu, hai tay khoanh trước ngực ở tư thế nằm ngửa.

3.3. Tiếp đất

Khi phân tích kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà, các huấn luyện viên chỉ ra rằng, ở tư thế tiếp đất, vận động viên cần điều chỉnh để chân rơi vào tư thế sẵn sàng tiếp đất. Lúc này, đầu gối phải hơi cong, thân người thẳng.

Tại sao khi tiếp đất cần khuỵu gối

Nhảy cao lưng qua xà

4. Kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua

4.1. Kỹ thuật lấy đà

Trước khi chạy, bạn cần đo đà chính xác. Sau khi đã xác định được bước chạy đà, khi thực hiện 3 bước cuối cần tăng tốc độ chạy. Để đạt hiệu quả, bạn nên đưa chân về phía sau, giữ thế trụ rồi nâng cơ thể lên. Giữ nguyên tốc độ giậm nhảy. Sau khi đã thực hiện xong bước thứ nhất, bạn nhanh chóng đưa chân lăng về phía trước để thực hiện bước thứ hai. Bước cuối cùng là đưa chân nhảy và cả hông ra phía trước. Đặt gót chân của bạn xuống đúng vào vị trí giậm nhảy cho giai đoạn tiếp theo.

4.2. Kỹ thuật nhảy

Ở bước chạy đà cuối cùng, chạm đất bằng gót chân sau đó chuyển sang cả hai chân. Hơi chùng gối để co chân lên khi giậm nhảy. Đạp mạnh để có lực nhảy cao, đánh chân lăng và đánh tay từ sau ra trước. Khuỷu tay hướng về 2 bên, dừng ở độ cao ngang vai.

4.3. Kỹ thuật bay trên không

Cần nhanh chóng hạ thấp chân lăng sang bên kia xà, thân người nghiêng về phía trước để có thể nâng cao được chân nhảy.

4.4. Kỹ thuật tiếp đất

Khi cơ thể đã vượt qua xà thì tiếp đất bằng chân lăng, tiếp theo là chân nhảy. Khi tiếp đất, đầu gối phải chùng xuống để giảm chấn thương.

Tại sao khi tiếp đất cần khuỵu gối

Nhảy cao kiểu bước qua

Trên đây là 4 kỹ thuật nhảy cao cơ bản và được nhiều người áp dụng, kể cả vận động viên chuyên nghiệp. Nếu bạn yêu thích vận động và các bộ môn thể thao, chúng tôi gợi ý cho bạn có thể luyện tập để sức khỏe dẻo dai hơn bằng cách sử dụng máy tập chạy bộ, xe đạp tập thể dục tại nhà để rèn luyện thuận lợi nhất, giúp cho sức khỏe của bạn mỗi ngày được nâng cao. Ngoài ra những thiết bị tập tại nhà này còn giúp cho việc tập luyện thể dục trở nên ít nhàm chán hơn nhờ các tính năng hiện đại và nhiều chương trình khuyến mãi, trả góp tốt nhất từ tập đoàn Elip- Thương hiệu Elipsport.

Tại sao khi tiếp đất cần khuỵu gối

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng có 4 giai đoạn là lấy đà, giậm nhảy, bay người trên không và tiếp đất.

Giai đoạn lấy đà là giai đoạn đầu tiên của bước nhảy cao trong tư thế nằm nghiêng. Khi thực hiện bước chạy, bạn nên xác định xem mình đang chạy bước chẵn hay lẻ. Trường hợp bạn chạy đà chẵn thì nên chạy đà khoảng 6 - 8 bước, trường hợp bạn chạy đà lẻ thì nên chạy đà khoảng 7 - 11 bước

Chân không thuận nên được chọn làm chân giậm - nhảy và ngược lại. Hướng nhảy sẽ cùng hướng chân, nếu bạn chọn nhảy bằng chân phải thì chọn cùng hướng. Khi đưa chân lăng nên thay đổi trọng tâm của cơ thể. Đẩy chân của bạn lên trên để vượt qua xà.

Bước chân để giậm nhảy cần cách xà ngang 90 - 100cm. Đầu gối khuỵu xuống 140 độ, sau đó uốn cong đầu gối rồi dùng lực đẩy cơ thể lên không trung. Sau khi chân lăng vung lên cao thì tay đánh ra phía trước. Bạn nên dùng tay ở cùng phía với chân lặng để có được lực đẩy tốt nhất. Kết thúc động tác này, bạn nên uốn lưng và quay lưng về phía thanh xà.

Ở bước chạy đà cuối cùng, chạm đất bằng gót chân sau đó chuyển sang cả hai chân. Hơi chùng gối để co chân lên khi giậm nhảy. Đạp mạnh để có lực nhảy cao, đánh chân lăng và đánh tay từ sau ra trước. Khuỷu tay hướng về 2 bên, dừng ở độ cao ngang vai.