Tại sao Luật gdđh sửa đổi năm 2022 34 2018 QH14 được nhiều người gọi là Luật tự chủ đại học

- Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Quyền tự chủ là quyền của cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học. Cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật. Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tôn trọng và bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học. Nhưng trước hết, các điều kiện để thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học được quy định tại Khoản 2 Điều 32 của Luật Giáo dục đại học đó là:

Điều 32. Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học

2. Điều kiện thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học được quy định như sau:

a) Đã thành lập hội đồng trường, hội đồng đại học; đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp;

b) Đã ban hành và tổ chức thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động; quy chế tài chính; quy chế, quy trình, quy định quản lý nội bộ khác và có chính sách bảo đảm chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn do Nhà nước quy định;

c) Thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến từng đơn vị, cá nhân trong cơ sở giáo dục đại học;

d) Công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và thông tin khác theo quy định của pháp luật.

3. Quyền tự chủ trong học thuật, trong hoạt động chuyên môn bao gồm ban hành, tổ chức thực hiện tiêu chuẩn, chính sách chất lượng, mở ngành, tuyển sinh, đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật.

4. Quyền tự chủ trong tổ chức và nhân sự bao gồm ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ về cơ cấu tổ chức, cơ cấu lao động, danh mục, tiêu chuẩn, chế độ của từng vị trí việc làm; tuyển dụng, sử dụng và cho thôi việc đối với giảng viên, viên chức và người lao động khác, quyết định nhân sự quản trị, quản lý trong cơ sở giáo dục đại học phù hợp với quy định của pháp luật.

5. Quyền tự chủ trong tài chính và tài sản bao gồm ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ về nguồn thu, quản lý và sử dụng nguồn tài chính, tài sản; thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển; chính sách học phí, học bổng cho sinh viên và chính sách khác phù hợp với quy định của pháp luật.”

Như vậy, cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học trên ba phương diện chính đó là: quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn; quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự; quyền tự chủ trong tài chính và tài sản. Cụ thể:

- Được quyền ban hành và tổ chức thực hiện các quy định nội bộ về hoạt động tuyển sinh, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế phù hợp quy định của pháp luật.

- Xác định, công bố công khai phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trừ lĩnh vực quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý trực tiếp.

- Quyết định phương thức tổ chức và quản lý đào tạo đối với các trình độ, hình thức đào tạo; xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo phù hợp với quy định về Khung trình độ quốc gia Việt Nam, về chuẩn chương trình đào tạo, bảo đảm không gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng, không xuyên tạc lịch sử, ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục và đoàn kết các dân tộc Việt Nam, hòa bình, an ninh thế giới, không có nội dung truyền bá tôn giáo; biên soạn, lựa chọn, thẩm định, phê duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình giáo dục đại học (trừ các môn học bắt buộc); tổ chức thực hiện, đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo của giáo dục đại học; thiết kế mẫu, in phôi, cấp phát, quản lý văn bằng, chứng chỉ phù hợp với quy định của pháp luật.

- Quyết định đào tạo từ xa, liên kết đào tạo trình độ đại học theo hình thức vừa làm vừa học với cơ sở giáo dục trong nước đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

- Quyết định hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP; quyết định các hoạt động hợp tác quốc tế quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều 44 của Luật Giáo dục đại học, phù hợp với quy định của pháp luật.

- Nếu đủ điều kiện thực hiện quyền tự chủ thì được tự chủ mở ngành đào tạo trình độ đại học hoặc trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; được tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định của Luật Giáo dục đại học.

Các đại học được tự chủ ra quyết định mở ngành, liên kết đào tạo với nước ngoài cho trường đại học thành viên và đơn vị đào tạo thuộc đại học khi đáp ứng điều kiện mở ngành theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 33 và điều kiện liên kết đào tạo với nước ngoài quy định tại Điều 45 của Luật Giáo dục đại học (đã được sửa đổi, bổ sung). Các trường đại học thành viên của đại học được tự chủ ra quyết định mở ngành, liên kết đào tạo với nước ngoài khi đáp ứng điều kiện mở ngành theo quy định tại khoản 3 Điều 33 và điều kiện liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định tại khoản 5 Điều 45 của Luật Giáo dục đại học (đã được sửa đổi, bổ sung), phù hợp với quy chế tổ chức và hoạt động của đại học.

Cơ sở giáo dục đại học chưa đáp ứng điều kiện thực hiện quyền tự chủ theo Luật Giáo dục đại học thì thực hiện mở ngành, liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các quyền tự chủ khác về học thuật và hoạt động chuyên môn phù hợp với quy định của pháp luật.

- Cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và các quy định hiện hành về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; về số lượng người làm việc và vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; có quyền tự chủ về tổ chức, bộ máy và nhân sự để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhưng không được làm tăng số lượng người làm việchưởng lương, mức lương (bao gồm cả lương và phụ cấp) từ quỹ lương do ngân sách nhà nước cấp.

- Cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận thực hiện quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; có trách nhiệm công bố công khai về cơ cấu tổ chức, người đại diện theo pháp luật trên trang thông tin điện tử của nhà trường.

- Các cơ sở giáo dục đại học phải ban hành, tổ chức thực hiện quy định nội bộ về tổ chức bộ máy và nhân sự; thực hiện các quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự khác theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và pháp luật có liên quan.

- Việc thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học, thành lập doanh nghiệp trực thuộc cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và các quy định hiện hành về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và các quy định của pháp luật khác có liên quan; được Nhà nước hỗ trợ phát triển phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và các quy định về đầu tư phát triển giáo dục đại học.

- Các cơ sở giáo dục đại học phải ban hành, tổ chức thực hiện quy định nội bộ về tài chính và tài sản, thực hiện các quyền tự chủ về tài chính và tài sản khác theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và pháp luật khác có liên quan.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục đại học

Luật Hoàng Anh

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học (gọi tắt là Luật giáo dục đại học 2018) có hiệu lực từ 1/7/2019 cùng với Nghị định 99 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật này có hiệu lực từ 15/2/2020 đã đánh dấu sự thay đổi và tạo điều kiện về hành lang pháp lý thông thoáng cho các trường đại học có định hướng phát triển mạnh mẽ hơn, được quyền tự quyết định nhiều hơn.

Đến nay, các trường đại học đã có bước chuẩn bị nền tảng để tiến tới thực hiện tự chủ theo lộ trình. Thực tế cho thấy, bên cạnh những thuận lợi, việc triển khai trên thực tế vẫn còn một số khó khăn. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi nêu ra 8 vấn đề mà hiện nay chưa có sự đồng bộ giữa các quy định của Luật giáo dục đại học 2018 so với các luật và văn bản hướng dẫn khác.

Tại sao Luật gdđh sửa đổi năm 2022 34 2018 QH14 được nhiều người gọi là Luật tự chủ đại học

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Khiêm, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Hàng hải Việt Nam (ảnh: NTCC)

Thứ nhất, về hoạt động khoa học và công nghệ

Cụ thể, tại Điểm c khoản 2 Điều 16 Văn bản hợp nhất số 42/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 Luật Giáo dục đại học nêu: “Hội đồng trường Quyết định phương hướng tuyển sinh, mở ngành, đào tạo, liên kết đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; chính sách bảo đảm chất lượng giáo dục đại học, hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động;”.

Trong khi Nghị định số 99/2014/NĐ-CP ngày 25/10/2014 của Chính phủ quy định: đảm bảo dành tối thiểu 5% từ nguồn thu hợp pháp để đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ ở cơ sở giáo dục đại học, 3% nguồn thu cho nghiên cứu khoa học của sinh viên

Thứ hai, về chính sách học phí

Tại Điểm e khoản 2 Điều 16 Văn bản hợp nhất số 42/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 Luật Giáo dục đại học nêu: “Hội đồng trường Quyết định chính sách học phí, hỗ trợ người học; phê duyệt kế hoạch tài chính; thông qua báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo quyết toán kinh phí đối với các nguồn thu hợp pháp của trường đại học;”

Khoản 33 Điều 1 Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018: “Cơ sở giáo dục đại học đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật này và tự bảo đảm toàn bộ kinh phí chi thường xuyên được tự chủ xác định mức thu học phí.”

Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/08/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo quy định mức trần học phí từ năm học 2022 - 2023 đến năm học 2025 – 2026 đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.

Thứ ba, về chính sách hỗ trợ người học

Điểm e khoản 2 Điều 16 Văn bản hợp nhất số 42/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 Luật Giáo dục đại học: “Hội đồng trường Quyết định chính sách học phí, hỗ trợ người học; phê duyệt kế hoạch tài chính; thông qua báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo quyết toán kinh phí đối với các nguồn thu hợp pháp của trường đại học;”

Tại sao Luật gdđh sửa đổi năm 2022 34 2018 QH14 được nhiều người gọi là Luật tự chủ đại học

Có những "ổ khóa" siết chặt tự chủ nằm ngay trong Luật 34/2018/QH14

Thông tư số 31/2013/TT-BGDĐT ngày 01/8/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 2 Quyết định số 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân quy định mức bố trí Quỹ học bổng khuyến khích học tập “Quỹ học bổng khuyến khích học tập được bố trí tối thiểu bằng 8% nguồn thu học phí hệ giáo dục chính quy đối với các trường công lập”.

Thứ tư, về phê duyệt kế hoạch tài chính

Điểm e khoản 2 Điều 16 Văn bản hợp nhất số 42/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 Luật Giáo dục đại học: “Hội đồng trường Quyết định chính sách học phí, hỗ trợ người học; phê duyệt kế hoạch tài chính; thông qua báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo quyết toán kinh phí đối với các nguồn thu hợp pháp của trường đại học;”

Khoản 2 Điều 45 Luật số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 Luật Ngân sách Nhà nước quy định: “Cơ quan, tổ chức, đơn vị, chủ đầu tư lập dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp.”

Thứ năm, về thông qua báo cáo tài chính hàng năm

Điểm e khoản 2 Điều 16 Văn bản hợp nhất số 42/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 Luật Giáo dục đại học: “Hội đồng trường Quyết định chính sách học phí, hỗ trợ người học; phê duyệt kế hoạch tài chính; thông qua báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo quyết toán kinh phí đối với các nguồn thu hợp pháp của trường đại học;”

Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp quy định danh mục báo cáo: Báo cáo quyết toán, Báo cáo tài chính; nơi nhận Báo cáo tài chính: Cơ quan Tài chính (đơn vị không có đơn vị cấp trên), Cơ quan Thuế, Cơ quan cấp trên; nơi nhận Báo cáo quyết toán: Cơ quan Tài chính (đơn vị vừa là đơn vị dự toán, không có đơn vị trực thuộc), Cơ quan cấp trên.

Thông tư 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017 quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm:

“Điều 3. Lập, tổng hợp và gửi báo cáo quyết toán năm

1. Đối với đơn vị sử dụng ngân sách:

Đơn vị sử dụng ngân sách lập và gửi báo cáo cho đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp, hoặc gửi cơ quan tài chính cùng cấp (trường hợp không có đơn vị dự toán cấp trên) như sau:

a) Báo cáo quyết toán năm phục vụ cho việc xét duyệt và thông báo quyết toán năm; báo cáo tài chính năm phục vụ cho việc đối chiếu, kiểm tra số liệu, thông tin khác: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp (sau đây viết tắt là Thông tư số 107/2017/TT-BTC).”

Thông tư 99/2018/TT-BTC ngày 1/11/2018 hướng dẫn lập báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán nhà nước là đơn vị kế toán cấp trên

“ Điều 6. Thời hạn và nơi nhận báo cáo

2. Đối với đơn vị kế toán trung gian và đơn vị kế toán cơ sở

Đơn vị kế toán trung gian nộp Báo cáo tài chính tổng hợp và Báo cáo bổ sung thông tin tài chính, đơn vị kế toán cơ sở nộp Báo cáo tài chính và Báo cáo bổ sung thông tin tài chính về đơn vị kế toán cấp trên trực tiếp căn cứ theo thời hạn do đơn vị dự toán cấp 1 đã quy định đảm bảo thời gian tổng hợp và nộp báo cáo cho cơ quan tài chính và KBNN đồng cấp theo quy định.”

Thứ sáu, về chủ trương đầu tư và sử dụng tài sản có giá trị lớn

Điểm g khoản 2 Điều 16 Văn bản hợp nhất số 42/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 Luật Giáo dục đại học: “Hội đồng trường Quyết định chủ trương đầu tư và sử dụng tài sản có giá trị lớn thuộc thẩm quyền của trường đại học theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học; quyết định chính sách tiền lương, thưởng, quyền lợi khác của chức danh lãnh đạo, quản lý trường đại học theo kết quả, hiệu quả công việc và vấn đề khác theo quy định tổ chức và hoạt động của trường đại học”.

Điểm a khoản 2 Điều 66 Văn bản hợp nhất số 42/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 Luật Giáo dục đại học:

“2. Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm toàn bộ kinh phí chi thường xuyên, hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định việc sử dụng nguồn tài chính như sau:

a) Quyết định sử dụng nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước cấp để đầu tư các dự án thực hiện hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ;”

Quyết định 1672/QĐ-BGTVT ngày 14/9/2021 Quy định về phân cấp, ủy quyền trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn đầu tư công do Bộ Giao thông vận tải quản lý

“Điều 3. Thẩm quyền cho phép lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư

1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng) là người quyết định cho phép lập chủ trương đầu tư đối với tất cả các dự án sử dụng vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước do Bộ Giao thông vận tải quản lý, đầu tư theo quy định và các dự án sử dụng vốn đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng tại điểm b, điểm c khoản 5 Điều này.

5. Đối với dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư:

b) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên (Nhóm 2):

- Bộ trưởng quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A.

- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C do đơn vị mình quản lý.

c) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập khác (Nhóm 3, 4):

- Bộ trưởng quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A, B.

- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm C do đơn vị mình quản lý.

Điều 4. Thẩm quyền quyết định đầu tư dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

1. Bộ trưởng quyết định đầu tư:

d) Các dự án nhóm B, C có ứng dụng công nghệ mới.

3. Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục: Hàng hải Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Đăng kiểm Việt Nam, Y tế Giao thông vận tải; Viện trưởng các Viện, Hiệu trưởng các Trường và Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư các dự án sau:

a) Các dự án chỉ phải lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

b) Các dự án nhóm C, trừ các dự án quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Điều 5. Thẩm quyền quyết định đầu tư dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư

2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định phê duyệt dự án nhóm A, B, C sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư do đơn vị mình quản lý và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

3. Trường hợp các dự án quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này có sử dụng nguồn vốn của ngân sách nhà nước thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 4 của quy định này.”

Quyết định 1281/QĐ-BGTVT ngày 19/6/2018 Quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải quy định thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công, sửa chữa tài sản công:

“Điều 2. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công

1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp phải lập thành dự án đầu tư được thực hiện theo quy định về pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.

2. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ (không bao gồm Tổng cục đường bộ Việt Nam, các Cục trực thuộc Bộ) được quyết định mua sắm các tài sản có giá trị dưới 05 tỷ đồng trên một đơn vị tài sản.

Điều 12. Đối với việc sửa chữa tài sản công.

1. Đối với tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp:

Việc sửa chữa tài sản công được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và theo phân cấp riêng của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (hiện nay là Quyết định số 2783/QĐ-BGTVT ngày 12/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về phân cấp, ủy quyền trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Giao thông vận tải quản lý, đầu tư).

2. Đối với các tài sản không phải là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp:

c. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ (không bao gồm Tổng cục đường bộ Việt Nam, các Cục trực thuộc Bộ) quyết định việc sửa chữa tài sản có dự toán kinh phí sửa chữa dưới 5 tỷ đồng trên một lần sửa chữa đối với một đơn vị tài sản.”

Thứ bảy, về chính sách tiền lương, thưởng, quyền lợi khác của chức danh lãnh đạo, quản lý

Điểm g khoản 2 Điều 16 Văn bản hợp nhất số 42/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 Luật Giáo dục đại học: “Hội đồng trường Quyết định chủ trương đầu tư và sử dụng tài sản có giá trị lớn thuộc thẩm quyền của trường đại học theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học; quyết định chính sách tiền lương, thưởng, quyền lợi khác của chức danh lãnh đạo, quản lý trường đại học theo kết quả, hiệu quả công việc và vấn đề khác theo quy định tổ chức và hoạt động của trường đại học”

Điểm b khoản 2 Điều 66 Văn bản hợp nhất số 42/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 Luật Giáo dục đại học:

“2.Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm toàn bộ kinh phí chi thường xuyên, hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định việc sử dụng nguồn tài chính như sau:

b) Quyết định nội dung và mức chi từ nguồn thu học phí và thu sự nghiệp, nguồn kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ, bao gồm cả chi tiền lương, chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý theo quy định của quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở giáo dục đại học.”

Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 quy định về tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên:

“ Điều 12. Chi thường xuyên giao tự chủ

Đơn vị sự nghiệp công được chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự chủ quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2, khoản 3 (phần được để lại để chi thường xuyên phục vụ công tác thu phí) và khoản 5 Điều 11 Nghị định này để chi thường xuyên. Một số nội dung chi được quy định như sau:

1. Chi tiền lương và các khoản đóng góp theo tiền lương

a) Trong thời gian Chính phủ chưa ban hành chế độ tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp (sau đây gọi là Nghị quyết số 27-NQ/TW), đơn vị chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo lương và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công; chi tiền công theo hợp đồng vụ việc (nếu có). Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị, ngân sách nhà nước không cấp bổ sung.

b) Kể từ thời điểm chế độ tiền lương do Chính phủ quy định theo Nghị quyết số 27-NQ/TW có hiệu lực thi hành, thực hiện như sau:

- Đối với đơn vị nhóm 1: Căn cứ tình hình tài chính, đơn vị sự nghiệp công được thực hiện cơ chế tự chủ tiền lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hạng I); quyết định mức lương chi trả cho viên chức, người lao động; chi tiền công theo hợp đồng vụ việc (nếu có).

- Đối với đơn vị nhóm 2: Căn cứ tình hình tài chính, đơn vị sự nghiệp công được thực hiện cơ chế tự chủ tiền lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hạng II); quyết định mức lương chi trả cho viên chức, người lao động; chi tiền công theo hợp đồng vụ việc (nếu có).”

Thứ tám, về xác định mức thu dịch vụ tuyển sinh

Khoản 4 ĐIều 65 Văn bản Số: 42/VBHN-VPQH hợp nhất Luật giáo dục đại học 2012 và Luật giáo dục đại học sửa đổi 2018: Mức thu dịch vụ tuyển sinh và khoản thu dịch vụ khác được xác định trên nguyên tắc tính đủ chi phí hợp lý thực tế phát sinh.

Thu dịch vụ tuyển sinh hiện thực hiện theo Thông báo số 264/TB-BGDĐT ngày 29/3/2019 về thu dịch vụ tuyển sinh trình độ đại học hệ chính quy và trình độ cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2019 và Công văn số 3441/BTC-HCSN ngày 25/3/2019 của Bộ Tài chính về hướng mức thu dịch vụ tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy và trình độ đại học hệ chính quy năm 2019 và các năm tiếp theo; trong đó nguồn thu dịch vụ tuyển sinh điều tiết về các trường (nơi thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển), các Sở Giáo dục và Đào tạo chuyển về từng trường phí chuyển tiền do đơn vị thụ hưởng chịu trách nhiệm chi trả.

Những địa phương số lượng học sinh đăng ký thấp, số thu dịch vụ tuyển sinh điều tiết về trường thấp hơn phí chuyển tiền do đó trường không thu được khoản dịch vụ tuyển sinh này, dẫn đến nguồn thu không bù đắp đủ chi phí.

Phó giáo sư Nguyễn Khắc Khiêm - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Hàng hải Việt Nam