Tại sao nội bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan

Bản chất là gì? Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng?

Khái niệm bản chất là gì? Khái niệm hiện tượng là gì? Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng? Ý nghĩa phương pháp luận? Bản chất và hiện tượng cũng có sự mâu thuẫn?

Bản chất và hiện tượng đều tồn tại một cách khách quan. Theochủ nghĩa Marc Leninthì quan điểm duy tâm không thừa nhận hoặc không hiểu đúng sự tồn tại khách quan của bản chất và hiện tượng, họ cho rằng, bản chất không tồn tại thật sự, bản chất chỉ là tên gọi trống rỗng do con người bịa đặt ra, còn hiện tượng dù có tồn tại nhưng đó chỉ là tổng hợp những cảm giác của con người, chỉ tồn tại trong chủ quan con người.

Những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan tuy thừa nhận sự tồn tại thực sự của bản chất nhưng đó không phải là của bản thân sự vật mà theo họ đó chỉ là những thực thể tinh thần. Vậy, bản chất là gì? Ý nghĩa phương pháp luận, mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng? Điều này, được làm rõ trong bài viết dưới đây, mời Qúy bạn đọc cùng tham khảo.

1. Bản chất là gì?

Bản chất là phạm trù triết học chỉ tổng hợp tất cả các mặt, các mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó. Ví dụ, trong xã hội có giai cấp bản chất của nhà nước là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị về kinh tế trong xã hội. bản chất này được thể hiện ra dưới nhiều hình thức cụ thể khác nhau phụ thuộc vào tương quan giai cấp trong xã hội. Bản chất gắn bó với cái chung nhưng không phải cái chung nào cũng là bản chất. chỉ những cái chung nào quy định sự vận động phát triển của sự vật mới là cái chung bản chất. ví dụ, người Việt Nam (nhìn chung) có cái chung là màu tóc đen và da vàng. Nhưng cái chung tóc đen và da vàng không phải là cái chung bản chất của người Việt Nam. Bản chất và quy luật là những phạm trù cùng bậc, tuy nhiên bản chất rộng hơn, phong phú hơn quy luật.

Tóm lại, bản chấtlà tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó.

Ví dụ: Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội trong cuộc sống. Nếu ai đó không có bất cứ mối quan hệ xã hội nào, dù nhỏ nhất, thì người đó chưa phải là con người theo đúng nghĩa.

2. Hiện tượng là gì?

Hiện tượnglà sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ thuộc bản chất của sự vật, hiện tượng ra bên ngoài.

Ví dụ: Màu da cụ thể của một người nào đó là trắng, vànghayđen chỉ làhiện tượng, là vẻ bề ngoài.

Qua đó, bản chất chính là mặt bên trong, mặt tương đối ổn định của hiện thực khách quan. Nó ẩn giấu đằng sau cái vẻ bề ngoài củahiện tượngvà biểu lộ ra qua những hiện tượng ấy.

Ngược lại, hiện tượnglà mặt bên ngoài, mặt di động và biến đổi hơn của hiện thực khách quan. Nó là hình thức biểu hiện của bản chất.

3. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng,bản chất và hiện tượngcó mối quan hệ biện chứng như sau:

Xem thêm: Chế độ tư hữu là gì? Chế độ tư hữu tư liệu sản xuất của tư bản chủ nghĩa?

3.1. Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan trong cuộc sống

Cảbản chất và hiện tượngđều có thực, tồn tại khách quan bất kể con người có nhận thức đượchaykhông.

Lý do là vì:

+ Bất kỳ sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất định. Các yếu tố ấy tham gia vào những mối liên hệ qua lại, đan xen chằng chịt với nhau, trong đó có những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định. Những mối liên hệ này tạo nênbản chấtcủa sự vật.

+ Sự vật tồn tại khách quan. Mà những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định lại ở bên trong sự vật, do đó, đương nhiên là chúng cũng tồn tại khách quan.

+Hiện tượngchỉ là sự biểu hiện củabản chấtra bên ngoài để chúng ta nhìn thấy, nênhiện tượngcũng tồn tại khách quan.

3.2. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng

Không những tồn tại khách quan, bản chất và hiện tượng còn có mối liên hệ hữu cơ, gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau.

3.3. Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng

Sự thống nhất đó thể hiện trước hết ở chỗ:

+Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng. Bất kỳbản chấtnào cũng được bộc lộ qua nhữnghiện tượngtương ứng.

Xem thêm: Vận dụng lý luận địa tô của C.Mác trong việc quản lý đất đai ở Việt Nam hiện nay

+Hiện tượngbao giờ cũng là sự biểu hiện củabản chất. Bất kỳhiện tượngnào cũng là sự bộc lộ củabản chấtở mức độ nào đó nhiều hoặc ít.

Về căn bản,bản chất và hiện tượngphù hợp với nhau. Không cóbản chấtnào tồn tại một cách thuần túy, không cần cóhiện tượng. Ngược lại, cũng không cóhiện tượngnào lại không phải là sự biểu hiện của mộtbản chấtnhất định.

3.4. Bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ra những hiện tượng khác nhau

Khibản chấtthay đổi thìhiện tượngtương ứng với nó cũng sẽ thay đổi theo. Khibản chấtmất đi thìhiện tượngbiểu hiện nó cũng mất đi.

Chính nhờ có sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng, giữa cái quy định sự vận động, phát triển của sự vật với những biểu hiện nghìn hình, vạn vẻ của nó mà ta có thể tìm ra cái chung trong nhiều hiện tượng cá biệt, tìm ra quy luật phát triển của những hiện tượng ấy.

4. Ý nghĩa phương pháp luận

Muốn nhận thức đúng sự thật, hiện tượng thì không dừng lại ở hiện tượng bên ngoài mà phải đi vào bản chất. Phải thông qua nhiều hiện tượng khác nhau mới nhận thức đúng và đầy đủ bản chất. Theo V.I.Lênin: Tư tưởng của người ta đi sâu một cách vô hạn, từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một đến bản chất cấp hai.

Nhiệm vụ của nhận thức nói chung, của khoa học nhận thức nói riêng là phải vạch ra đượcbản chấtcủa sự vật.

Còn trong hoạt động thực tiễn, cần dựa vào bản chất chứ không phải dựa vào hiện tượng.

Vìbản chấttồn tại khách quan ở ngay trong bản thân sự vật nên chỉ có thể tìm rabản chấtsự vật ở bên trong sự vật ấy chứ không phải ở bên ngoài nó. Khi kết luận vềbản chấtcủa sự vật, cần tránh những nhận định chủ quan, tùy tiện.

Xem thêm: Quy luật chuyển hóa lượng chất

Vìbản chấtkhông tồn tại dưới dạng thuần túy mà bao giờ cũng bộc lộ ra bên ngoài thông qua cáchiện tượngtương ứng của mình nên chỉ có thể tìm ra cáibản chấttrên cơ sở nghiên cứu cáchiện tượng.

Trong quá trình nhận thức bản chất của sự vật phải xem xét rất nhiều hiện tượng khác nhau từ nhiều góc độ khác nhau.

Sở dĩ như vậy vìhiện tượngbao giờ cũng biểu hiệnbản chất dưới dạng đã cải biến, nhiều khi xuyên tạc bản chất.

Nhưng trong một hoàn cảnh và một phạm vi thời gian nhất định ta không bao giờ có thể xem xét hết được mọihiện tượngbiểu hiệnbản chấtcủa sự vật. Do vậy, ta phải ưu tiên xem xét trước hết cáchiện tượngđiển hình trong hoàn cảnh điển hình.

Dĩ nhiên, kết quả của một sự xem xét như vậy chưa thể phản ánh đầy đủbản chấtcủa sự vật. Mà đó mới chỉ phản ánh một cấp độ nhất định của nó. Quá trình đi vào nắm bắt các cấp độ tiếp theo, ngày càng sâu sắc hơn trongbản chấtcủa sự vật là một quá trình hết sức khó khăn, lâu dài, công phu, không có điểm dừng.

Cũng chính vì vậy, khi kết luận vềbản chấtcủa sự vật, chúng ta cần hết sức thận trọng.

5. Bản chất và hiện tượng cũng có sự mâu thuẫn

Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là sự thống nhất biện chứng.

Tức là, trong sự thống nhất ấy đã bao hàm sự khác biệt.

Xem thêm: Lực lượng sản xuất là gì? Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay

Nói cách khác, tuy bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, về căn bản là phù hợp với nhau, nhưng chúng không bao giờ phù hợp với nhau hoàn toàn.

Sở dĩ như vậy là vìbản chấtcủa sự vật bao giờ cũng được thể hiện ra thông qua sự tương tác của sự vật ấy với những sự vật xung quanh. Các sự vật xung quanh này trong quá trình tương tác đã ảnh hưởng đếnhiện tượng, đưa vào nộidungcủahiện tượngnhững thay đổi nhất định.

Kết quả là,hiện tượngbiểu hiệnbản chấtnhưng không phải là sự biểu hiện y nguyênbản chất.

Sự không hoàn toàn trùng khớp khiến cho sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là một sự thống nhất mang tính mâu thuẫn.

Tính mâu thuẫn của sự thống nhất giữabản chất và hiện tượngthể hiện ở chỗ:

+ Bản chất phản ánh cái chung tất yếu, cái chung quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật. Còn hiện tượng phản ánh cái cá biệt.

Vì vậy, cùng mộtbản chấtcó thể biểu hiện ra ngoài bằng vô sốhiện tượngkhác nhau tùy theo sự biến đổi của của điều kiện và hoàn cảnh.

Nội dung cụ thể của mỗi hiện tượng phụ thuộc không những vào bản chất, mà còn vào hoàn cảnh cụ thể, trong đó bản chất được biểu hiện. Chính vì thế, hiện tượng phong phú hơn bản chất. Ngược lại, bản chất sâu sắc hơn hiện tượng.

+Bản chấtlà mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của hiện thực khách quan. Cònhiện tượnglà mặt bên ngoài của hiện thực khách quan ấy.

Cáchiện tượngbiểu hiệnbản chấtkhông phải dưới dạng y nguyên nhưbản chấtvốn có mà dưới hình thức đã được cải biến, nhiều khi xuyên tạc nộidungthực sự củabản chất. Ví dụ: Nhúng một phần cái thước vào chậu nước, ta thấy cái thước gấp khúc, trong khi thực tế cái thước vẫn thẳng.

Bản chất tương đối ổn định, biến đổi chậm. Còn hiện tượng không ổn định, nó luôn luôn trôi qua, biến đổi nhanh hơn so với bản chất.

Có tình hình đó là do nộidungcủahiện tượngđược quyết định không chỉ bởibản chấtcủa sự vật, mà còn bởi những điều kiện tồn tại bên ngoài của nó, bởi tác động qua lại của nó với các sự vật xung quanh.

Các điều kiện tồn tại bên ngoài đó và sự tác động qua lại của sự vật này với sự vật khác lại thường xuyên biến đổi. Vì vậy,hiện tượngthường xuyên biến đổi, trong khibản chấtvẫn giữa nguyên.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa làbản chấtluôn giữ nguyên như cũ từ lúc ra đời cho đến lúc mất đi. Màbản chất cũng biến đổi, nhưng là biến đổi rất chậm so với hiện tượng.