Tại sao quả địa cầu nghiêng 23.5 độ

(ĐTCK)Trái Đất đang nghiêng một góc bằng 23,4° so với trục vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo, nhưng TS. Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Trung ương lại đưa câu chuyện, nếu trái đất nghiêng 23° hoặc ngang phè ra, nghiêng 25° và nhiều hơn nữa, thì điều gì sẽ xảy ra với môi trường sống?

Câu chuyện không nêu trên bên bàn bia, mà được đưa ra trong một hội thảo khoa học do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức mới đây.Bạn đang xem: Vì sao trục trái đất lại nghiêng

Trật tự của hành tinh xanh

Theo Wikipedia, Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất.

Trái Đất còn được biết tên với các tên gọi "hành tinh xanh" hay "Địa Cầu", là nhà của hàng triệu loài sinh vật, trong đó có con người và cho đến nay, đây là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống.

Hành tinh này được hình thành cách đây 4,55 tỷ năm và sự sống xuất hiện trên bề mặt của nó khoảng 1 tỷ năm trước.You watching: Tại sao quả địa cầu lại nghiêng

Kể từ đó, sinh quyển, bầu khí quyển của Trái Đất và các điều kiện vô cơ khác đã thay đổi đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến của các vi sinh vật ưa khí, cũng như sự hình thành của tầng ôzôn-lớp bảo vệ quan trọng, cùng với từ trường của Trái Đất, đã ngăn chặn các bức xạ có hại và chở che cho sự sống.

Bạn đang xem: Vì sao trục quả địa cầu nghiêng

Các đặc điểm vật lý của Trái Đất, cũng như lịch sử địa lý hay quỹ đạo, cho phép sự sống tồn tại trong thời gian qua. Người ta hy vọng rằng, Trái Đất còn có thể hỗ trợ sự sống thêm 1,5 tỷ năm nữa, trước khi kích thước của Mặt Trời tăng lên và tiêu diệt hết sự sống.


Tại sao quả địa cầu nghiêng 23.5 độ


Bề mặt Trái Đất được chia thành các mảng kiến tạo, với 71% được bao phủ bởi các đại dương nước mặn, phần còn lại là các lục địa và các đảo. Nước là thành phần rất cần thiết cho sự sống và cho đến nay, con người vẫn chưa phát hiện thấy sự tồn tại của nó trên bề mặt của bất kì hành tinh nào khác.

Tuy nhiên, người ta có chứng cứ xác định nguồn nước có ở Sao Hỏa trong quá khứ và có thể tồn tại cho tới ngày nay. Lõi của Trái Đất vẫn hoạt động, được bao bọc bởi lớp manti rắn dày, lớp lõi ngoài lỏng, tạo ra từ trường và lõi sắt trong rắn. Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống.

Trái Đất tương tác với các vật thể khác trong không gian, bao gồm Mặt Trời và Mặt Trăng. Các nhà khoa học đã phát hiện ra điểm thú vị là quãng thời gian Trái Đất di chuyển hết một vòng quanh Mặt Trời bằng 365,26 lần quãng thời gian nó tự quay một vòng quanh trục của mình. Khoảng thời gian này bằng với một năm thiên văn, tức 365,26 ngày trong dương lịch.

Xem thêm: Vì Sao Cần Trung Gian Phân Phối, Kênh Phân Phối Là Gì

Mặt Trăng, vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất, đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thủy triều đại dương, bắt đầu quay quanh Trái Đất từ 4,53 tỷ năm trước, vẫn giữ nguyên góc quay ban đầu theo thời gian, nhưng đang chuyển động chậm dần lại.

Trái đất hiện là nơi sinh sống của gần 9 tỷ người, được chia thành hơn 200 quốc gia. Tài nguyên khoáng sản lẫn các sản phẩm của sinh quyển được sử dụng để cung cấp cho cuộc sống của con người. Mấy năm gần đây, đứng trước thách thức của biến đổi khí hậu và những hình thái thời tiết cực đoan, câu chuyện làm thế nào để hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sống trở thành vấn đề thời sự trên toàn thế giới.

Năm 2009, Hội nghị của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã đi đến một hiệp ước chung giữa nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, để cùng làm thế nào chống lại tình trạng trái đất nóng lên. Đến năm 2015, Hội nghị Liên hợp quốc về chống biến đổi khí hậu họp tại Paris (COP 21) các quốc gia đã cùng thảo luận về những cam kết chung để giảm tình trạng bất thường của khí hậu toàn cầu, nhưng Mỹ đã không tham gia ký COP 21.See more: #Th03 Vấn Đề Cơ Bản Của Triết Học Là Gì? ? Các Vấn Đề Của Triết Học

Nguyên nhân đã được nhiều người lý giải, nhưng TS. Lê Xuân Bá cho rằng, ông có cảm nhận, người Mỹ thấy rằng, nếu ký vào COP 21, tăng trưởng của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng, trong khi thực tế, con người hầu như không thể chống lại những thay đổi của tự nhiên.

Bảo vệ môi trường: Làm thế nào để “anh hàng xóm”không... xả rác?

Cũng trong mục tiêu bảo vệ môi trường sống, năm 1996, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP)đã đưa ra 5 khuyến nghị cho các quốc gia. Theo đó, có 5 loại tăng trưởng mà các quốc gia không nên theo đuổi, đó là tăng trưởng không việc làm, tăng trưởng không lương tâm, tăng trưởng không có tiếng nói, tăng trưởng không gốc rễ và tăng trưởng không tương lai.

Soi chiếu vào 5 loại tăng trưởng này, ông Bá cho rằng, việc các quốc gia quan tâm đến tăng trưởng xanh và bền vững là tất yếu, nhưng cái khó là ở nhận thức và ý thức của từng chủ thể trong việc này, cũng như giữa các chủ thể đang cùng sống trong “mái nhà" Hành tinh xanh là rất khác nhau.

Trong góc nhìn của ông Bá, từ sự vĩ đại của không gian và thời gian Trái Đất hình thành, dễ thấy Trái Đất vận động theo quy luật riêng, mà con người hầu như không thể tác động được. Yếu tố này khiến câu chuyện bảo vệ môi trường bằng những nỗ lực của con người trở nên thụ động và nhỏ bé.


Tại sao quả địa cầu nghiêng 23.5 độ


Trong sự thụ động tương tác với Trái Đất đó, mỗi con người của mỗi quốc gia muốn tạo nên văn hóa không xả rác ra đường cho chính mình đã khó, làm thế nào để “anh hàng xóm” cũng không xả rác ra đường còn khó hơn. Sự hợp tác và niềm tin bền vững giữa các quốc gia trong nỗ lực bảo vệ môi trường sống còn lỏng lẻo, nhất là khi những nền kinh tế đầu tàu như Mỹ, Trung Quốc không mấy mặn mà. Thực tế này khiến câu chuyện về bảo vệ Trái Đất, bảo vệ môi trường sống dường như còn mang giá trị khẩu hiệu, hơn là khả năng hiện thực hóa trên toàn cầu.

Trong góc nhìn của PSG-TS. Nguyễn Văn Nam, thế giới đã trải qua hơn 200 năm có máy hơi nước để phát triển nền công nghiệp, nhưng cái giá phải trả từ sự phát minh này là… quá đắt.

Các quốc gia trên thế giới, kể cả những nước có nền kinh tế hùng mạnh như Nhật, như Mỹ cũng không tránh khỏi những cơn thịnh nộ của thiên tai, bão lũ, hạn hán, động đất… xảy ra ngày càng dày đặc và bất thường, nằm ngoài khả năng chống đỡ của con người. Vì sao lại như vậy?

Ông Nam cho rằng, đó là cái giá cho sự tăng trưởng về kinh tế mà không tuân theo trật tự của bầu sinh thái, khí quyển mà tự nhiên sinh ra.See more: " Thanh Toán Quốc Tế Tiếng Anh Là Gì ? Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế

Giữ gìn môi trường sống, tôn trọng trật tự tự nhiên là câu chuyện thu hút ngày càng nhiều người quan tâm. Cho đến nay, hành động chung nhất, gắn kết nhiều người nhất trong nỗ lực bảo vệ Trái Đất là việc thực thi sáng kiến “Giờ trái đất”.

“Giờ trái đất” ra đời với mong muốn thay đổi nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần gìn giữ nguồn tài nguyên tự nhiên của đất nước. Đây là sự kiện xã hội có quy mô lớn nhất và có nhiều người tham gia nhất trên thế giới. Đây là sáng kiến của Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên. Sự kiện vì môi trường này được tổ chức lần đầu tiên ở Sydney vào năm 2007. Tính đến nay, đã có khoảng 7.000 thành phố thuộc 172 quốc gia và vùng lãnh thổ hưởng ứng.

Trở lại với câu chuyện nhận thức và ý thức. Nhận thức về môi trường sống ngày càng bị đe dọa thì ai cũng cảm nhận được, nhưng ý thức phải làm gì để bảo vệ môi trường sống thì không dễ xây dựng ở khắp nơi nơi. Ở tầm vĩ mô, trong phạm vi quốc tế, quốc gia, đây vẫn là một câu hỏi lớn treo lơ lửng trên vai những nhà lãnh đạo tâm huyết với tầm nhìn dài hạn. Trong phạm vi doanh nghiệp, vấn đề bước đi như thế nào để tồn tại, tăng trưởng và trường tồn? Câu trả lời không tìm ra, hoặc khó phương án nào vẹn toàn cũng là điều dễ hiểu.

Với con người, từ nhận thức cần bảo vệ môi trường sống đến ý thức và hành động vì môi trường sống đang có khoảng cách lớn. Chất lượng cuộc sống nếu đo bằng chỉ tiêu thông thường như thu nhập, tuổi thọ… của con người có thể sẽ tăng trưởng hàng năm, nhưng nhìn rộng ra sẽ dễ thấy, thế giới là bất định.

Trong một cuốn sách của học sinh lớp 8 đã đưa ra một so sánh thú vị: Quãng thời gian loài người tồn tại từ hoang dã đến hiện nay chỉ tương đương 4 giây cuối cùng so với quãng thời gian tồn tại của lịch sử tự nhiên là 24 giờ. So sánh đơn giản vậy thôi nhưng để thấy, con người và cả những thành quả của con người tạo ra là rất nhỏ bé trong chiều dài vũ trụ. Trái đất vẫn có thể nghiêng 23° hoặc ngang ra…

Trong thiên văn học và cơ học thiên thể, độ nghiêng trục quay của các hành tinh, vệ tinh tự nhiên hay thiên thể nói chung là góc giữa phương tự quay của thiên thể với phương trực tuyến Bắc của mặt phẳng quỹ đạo hay một mặt phẳng tham chiếu nào đó. Phương tự quay của thiên thể nằm song song với trục tự quay của thiên thể và có thể quy ước phụ thuộc vào chiều quay của thiên thể theo quy tắc bàn tay phải. Trong hệ Mặt Trời, để thể hiện một hành tinh tự quay theo chiều ngược, độ nghiêng trục quay sẽ có giá trị từ 90 đến 180 độ; vận tốc góc và chu kỳ quay sẽ có dấu trừ.

Bảng sau cho biết độ nghiêng trục quay của một số thiên thể trong hệ Mặt Trời.

Độ nghiêng và chu kỳ quay của một số thiên thể trong Hệ Mặt Trời
  NASA, J2000.0[1] IAU, tháng 1 năm 2010, 0h TT[2]
Độ nghiêng Cực bắc Chu kỳ quay Độ nghiêng Cực bắc Vận tốc góc
(°) R.A. (°) Dec. (°) (giờ) (°) R.A. (°) Dec. (°) (° / ngày)
Mặt Trời 7,25 286,13 63,87 609,12B 7,25A 286,15 63,89 14,18
Sao Thủy ~0 281,01 61,45 1407,6 0,01 281,01 61,45 6,14
Sao KimE 177,36 (92,76) (-67,16) (5832,5) 2,64 272,76 67,16 -1,48
Trái Đất 23,4 0,00 90,00 23,93 23,4 0,00 90,00 359,02
Mặt Trăng 6,68 - - 655,73 1,54C - - -
Sao Hỏa 25,19 317,68 52,89 24,62 25,19 317,67 52,88 350,89
Sao Mộc 3,13 268,05 64,49 9,93D 3,12 268,06 64,50 870,54D
Sao Thổ 26,73 40,60 83,54 10,66D 26,73 40,59 83,54 810,79D
Sao Thiên VươngE 97,77 (77,43) (15,10) (17,24)D 82,23 257,31 -15,18 -501,16D
Sao Hải Vương 28,32 299,36 43,46 16,11D 28,33 299,40 42,95 536.31D
Sao Diêm VươngE 122,53 (133,02) (-9,09) (153,29) 60,41 312,99 6,16 -56,36
A so với mặt phẳng Hoàng đạo năm 1850
B tại vĩ độ 16°; tốc độ tự quay của Mặt Trời thay đổi theo vĩ độ
C so với mặt phẳng Hoàng đạo; quỹ đạo Mặt Trăng nghiêng 5°16' so với Hoàng Đạo
D đo theo bức xạ vô tuyến; do các đám mây trên khí quyển quay theo vận tốc khác nhau
E Độ nghiêng theo NASA tính không khớp với cực bắc và chu kỳ tự quay; các giá trị trong (ngoặc đơn) được viết lại

Tại sao quả địa cầu nghiêng 23.5 độ

Trái Đất nghiêng một góc 23.44 °

Độ nghiêng trục quay của các hành tinh thay đổi chậm theo thời gian, do tương tác hấp dẫn từ các thiên thể xung quanh lên hành tinh, vốn có hình dạng không phải là hình elipsoit đơn giản, tạo nên mô men lực làm thay đổi hướng và độ lớn mô men động lượng (do đó phương của trục quay) của hành tinh.

Trục quay của Trái Đất đã được quan sát là thay đổi độ nghiêng một cách gần tuần hoàn với chu kỳ 41.000 năm trong khoảng thời gian gần đây, với độ nghiêng dao động từ 21,5 đến 24,5° (hiện tại đang giảm với các giá trị 24,049° năm 3300 TCN, 23,443° năm 1973 và 23,439° năm 2000). Hơn nữa, hướng nghiêng của trục Trái Đất xoay vòng với chu kỳ 25.800 năm (hiện tượng tiến động hay tuế sai của điểm phân). Độ nghiêng này cũng dao động với các chu kỳ nhỏ hơn như 18,6 năm (hiện tượng chương động). Khi xét đến độ chính xác cao, sự thay đổi theo thời gian của độ nghiêng trục Trái Đất chứa các yếu tố nhiễu loạn khó dự báo. Lý do là tổng mômen lực hấp dẫn tác động từ bên ngoài lên Trái Đất phụ thuộc vào hình dáng và mật độ khối lượng của từng điểm trên hành tinh này, do đó phụ thuộc vào chuyển động của thạch quyển (như động đất lớn), thủy quyển (các dòng hải lưu),... Ví dụ như cơn động đất Ấn Độ Dương 2004 là kết quả của một sự lún sụt mạnh của thạch quyển, thay đổi tương tác hấp dẫn với thiên thể bên ngoài và làm cực Bắc của Trái Đất lệch khoảng 2,5 cm về phía 145 độ kinh Đông[3]. Yếu tố nhiễu loạn còn đến từ quỹ đạo của các thiên thể xung quanh Trái Đất, và bản thân quỹ đạo (cùng mặt phẳng quỹ đạo) của Trái Đất.

Hiện tượng tương tự xảy ra với mọi thiên thể khác trong hệ Mặt Trời.

Giả thuyết về sự hình thành hệ Mặt Trời bằng một đĩa bụi tiền-Mặt Trời cho rằng, lúc mới hình thành, nói chung trục của các hành tinh và Mặt Trời đều nghiêng rất ít; đồng thời các hành tinh tự quay cùng chiều với chiều quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời (cũng như chiều tự quay của Mặt Trời). Theo thời gian, do các lực tương tác hấp dẫn mà trục của chúng nghiêng dần, có hành tinh bị lật ngang (Sao Thiên Vương), thậm chí bị lộn ngược (Sao Kim và Diêm Vương Tinh).

  1. ^ Planetary Fact Sheets, at http://nssdc.gsfc.nasa.gov
  2. ^ Astronomical Almanac 2010, p. B52, C3, D2, E3, E55
  3. ^ Ảnh hưởng của động đất Ấn Độ Dương 2004 lên trục quay Trái Đất

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Độ_nghiêng_trục_quay&oldid=68624185”