Tại sao tháng 2 không có ngày 30

Năm 46 trước Công nguyên, Thống soái La Mã Julius César khi định ra lịch dương đã quy định mỗi năm có 12 tháng, tháng lẻ là tháng đủ, có 31 ngày; tháng chẵn là tháng thiếu, có 30 ngày. Tháng Hai là tháng chẵn, lẽ ra cũng phải có 30 ngày. Tuy nhiên nếu tính như vậy thì một năm không phải có 365 ngày mà là 366 ngày, do đó người ta buộc phải tìm cách bớt đi một ngày trong mỗi năm. 

Khi đó, theo tập tục của La Mã, rất nhiều phạm nhân bị tuyên án tử hình và đều phải chấp hành hình phạt vào tháng Hai, khiến mọi người cho rằng tháng đó không may mắn. Do vậy, người ta quyết định bớt đi một số ngày của tháng Hai với mục đích để "tháng đen đủi" này qua nhanh hơn. 

Lịch này sau đó được gọi là lịch Julius, theo tên người đặt ra nó. Sau khi Vua Augustus lên nắm quyền, lịch bị thay đổi. Đầu tiên, Augustus phát hiện ra Julius Cesar sinh vào tháng 7 - một tháng đủ, có 31 ngày, trong khi Augustus lại sinh ra vào tháng 8 - một tháng thiếu, chỉ 30 ngày. Để thể hiện uy quyền của mình, Augustus đã đổi tháng 8 thành 31 ngày.

Sự thay đổi này khiến tháng 9 và 11 ban đầu là tháng đủ bỗng thành tháng thiếu. Tương tự, tháng 10 và 12 ban đầu là tháng thiếu lại sửa thành tháng đủ. Ngoài ra, số ngày trong năm cũng tăng thêm một ngày. Cuối cùng, tháng 2 đen đủi lại bị cắt bớt một ngày nữa, chỉ còn 28 ngày.

Cứ 4 năm, tháng Hai mới có một lần 29 ngày do quy luật năm nhuận.

Theo một cách giải thích khác, từ tài liệu thu thập được từ các nhà khảo cổ, người ta kết luận rằng Romulus – vị vua đầu tiên của thành Rome - chính là người nghiên cứu về Mặt trăng và ban hành một loại lịch theo Mặt trăng - giống với âm lịch nhưng chỉ có 10 tháng, bắt đầu từ tháng Ba và kết thúc với tháng 12. Người ta đặt tên các tháng theo tiếng La Mã như sau: Martius: 31 ngày, Aprilius: 30 ngày, Maius: 31 ngày, Junius: 30 ngày, Quintilis: 31 ngày, Sextilis: 30 ngày, September: 30 ngày, October: 31 ngày, November: 30 ngày, December: 30 ngày. Một năm có tổng cộng 304 ngày.  

Chu kỳ quay quanh Mặt trời của Trái đất thông thường là 365 ngày, như vậy sẽ có một khoảng thời gian hơn 60 ngày không được đo đếm bởi lịch trên. Đến năm 731 TCN, hoàng đế Numa Pompilius nhận thấy điều này là cực kỳ ngớ ngẩn nên quyết định bổ sung tháng Một và tháng Hai, mỗi tháng có 28 ngày cho đúng 12 chu kỳ Mặt trăng. Mỗi năm có 360 ngày, và tháng Hai chính là tháng cuối cùng, được coi là "em út".

Do lịch này chưa hoàn hảo trong việc đo đếm thời gian nên đến năm 45 TCN, Julius Caesar mới thay đổi. 

Phương Linh

Thực ra năm nào cũng có 30 Tết, nhưng năm nay theo lịch âm tháng Chạp chỉ có 29 ngày do đó giao thừa sẽ vào ngày 29 tháng Chạp. Vấn đề là tại sao tháng Chạp chỉ có 29 ngày?

Theo quan niệm của người Á Đông, năm là một vòng luân hồi, Tết Nguyên đán chính là thời điểm tiễn cái cũ đón cái mới. Chỉ cần hết một vòng luân hồi thì bất kể ngày cuối cùng rơi vào 30 hay là 29 tháng Chạp, đều có thể gọi là “30 Tết”, cũng chính là Giao thừa.

Tháng Chạp 2021 chỉ có 29 ngày, nên 29 Tết nguyên đán tức là 30 Tết.

 

Vì sao có những năm mà trong tháng Chạp không có ngày 30 nhỉ?

Theo đài CRI giải thích, đây là bởi vì Âm lịch hiện hành là do Đài Thiên văn Quốc gia Trung Quốc sắp xếp theo con số thiên văn vận hành của trái đất, mặt trăng và mặt trời, một nguyên tắc quan trọng nhất là đảm bảo trái đất, mặt trăng, mặt trời cùng nằm trên một đường thẳng, cũng chính là giây phút người quan trắc trên mặt đất không nhìn thấy mặt trăng, nguyệt thực phải ở vào mồng một của mỗi tháng. Trên thực tế, thời gian mặt trăng từ tròn đến khuyết, chu kỳ bình quân là 29,53 ngày, nhưng số ngày của mỗi tháng sắp xếp bắt buộc phải là số chẵn, điều này dẫn đến có tháng thừa, tháng thiếu.

Đây chính là nguyên nhân tại sao một tháng nào đó trong năm nay chỉ có 30 ngày, thì tháng này trong năm tới sẽ chỉ có 29 ngày. Nên tháng Chạp năm ngoái có 30 Tết, năm nay 29 là 30 Tết.

Các bạn có lẽ còn chưa biết, có một số năm, Tết Nguyên đán đến rất sớm, còn một số năm thì lại đến muộn một chút, theo điều tra cho thấy, trong vài chục năm nay, Tết Nguyên đán sớm nhất là ngày 21/1/1966, còn Tết Nguyên đán muộn nhất là ngày 20/2/1985, chênh lệch khoảng hơn 1 tháng đấy.

Âm lịch thường có 12 tháng, một tháng 29 ngày hoặc 30 ngày, bởi vậy, những năm không có tháng nhuận ngày nhuận theo âm lịch nên có 353 ngày hoặc 354 ngày, so với dương lịch, Âm lịch hàng năm sẽ thiếu khoảng 11 ngày, sau ba năm sẽ thiếu khoảng một tháng so với Dương lịch, nếu như vậy thì Tết Nguyên đán sẽ ngày một sớm, do vậy, tháng nhuận đã xuất hiện. Nếu không có tháng nhuận, thì sẽ xuất hiện hiện tượng “Ăn Tết vào mùa hè”.

Tết năm nay thiếu mất một ngày quan trọng là “30 tết”, vì sao vậy?

Tại sao tháng 2 không có ngày 30

Thông thường đêm giao thừa sẽ rơi vào ngày 30 tháng Chạp, cũng là ngày cuối cùng của năm cũ tính theo lịch âm. Tuy nhiên, năm 2021 tháng Chạp chỉ có 29 ngày, dân gian gọi đây là tháng thiếu. Như vậy, năm Tân Sửu sẽ kết thúc vào ngày 29 tết vào bắt đầu năm mới bằng ngày 1 tháng Giêng.

Vậy tại sao năm nay lại không có 30 tết, cũng là một câu hỏi khiến nhiều người tò mò!

Theo đài CRI giải thích, âm lịch hiện hành sắp xếp theo con số thiên văn vận hành của trái đất, mặt trăng và mặt trời. Một nguyên tắc quan trọng nhất là đảm bảo trái đất, mặt trăng, mặt trời cùng nằm trên một đường thẳng, cũng chính là giây phút người quan trắc trên mặt đất không nhìn thấy mặt trăng, nguyệt thực phải ở vào mùng một của mỗi tháng.

Trên thực tế, thời gian mặt trăng từ tròn đến khuyết, chu kỳ bình quân là 29,53 ngày, nhưng số ngày của mỗi tháng sắp xếp bắt buộc phải là số chẵn, điều này dẫn đến có tháng thừa, tháng thiếu.

Trên thực tế, có một số năm Tết Nguyên đán còn đến rất sớm, còn một số năm thì lại đến khá muộn. Trong vài chục năm nay, theo như tìm hiểu, Tết Nguyên đán sớm nhất là ngày 21/1/1996, còn Tết Nguyên đán muộn nhất là ngày 20/2/1985, tức sự chênh lệch lên đến 1 tháng.

Âm lịch thường có 12 tháng, mỗi tháng 28 ngày hoặc 30 ngày, chính vì thế những năm không có tháng nhuận theo âm lịch sẽ chỉ có 353 ngày hoặc 354 ngày so với dương lịch là 365 ngày. Như vậy, âm lịch hàng năm sẽ thiếu khoảng 11 ngày, theo vòng lặp này, sau ba năm sẽ thiếu khoảng một tháng so với dương lịch. Nếu cứ như thế thì Tết Nguyên đán sẽ ngày một sớm, do vậy, nếu không có tháng nhuận xuất hiện, có lẽ chúng ta sẽ phải ăn tết vào... mùa hè thay vì mùa xuân.

Năm nay không có ngày 30 tết khiến nhiều người hụt hẫng vì cảm thấy mất đi cảm giác 30 tết thường niên. Tuy vậy, dù ngày cuối cùng rơi vào ngày nào, chúng ta cũng có thể gọi là “30 tết”, khoảnh khắc giao thừa đầy thiêng liêng mà ai cũng cảm thấy háo hức và hồi hộp trong thời khắc chuyển giao.

T/h

T/h

Khi nhắc đến vấn đề này, đến nay, nhiều người vẫn tin rằng tháng 2 ban đầu có 29 ngày nhưng đã bị Hoàng đế La Mã Augustus Caesar “đánh cắp” đi 1 ngày để thêm vào tháng 8 – tháng được đặt theo tên của ông (August). Tuy nhiên, thực tế đây chỉ là một trong những lời đồn đại không có căn cứ.

Tại sao tháng 2 không có ngày 30

Theo dương lịch, các tháng trong năm có 30 hoặc 31 ngày. Tuy nhiên, tháng 2 là “trường hợp đặc biệt” khi chỉ có 28 hoặc 29 ngày (nếu năm nhuận). Tại sao lại như vậy?

Các chuyên gia khảo cổ đã phát hiện lý do của việc này là sự giữ nguyên cách tính lịch của người La Mã trước kia. Theo tài liệu thu thập được từ các nhà khảo cổ, dương lịch ngày nay bắt nguồn từ người La Mã. Vào thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên, Romulus - vị vua đầu tiên của thành Rome - đã ban hành lịch dựa theo chu kì Mặt trăng (tương tự âm lịch phương đông) nhưng chỉ có 10 tháng, bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 12. Lúc này tháng 1 và tháng 2 chưa hề tồn tại.

Tại sao tháng 2 không có ngày 30

Vào thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên, Romulus - vị vua đầu tiên của thành Rome - đã ban hành lịch dựa theo chu kì Mặt trăng (tương tự âm lịch phương đông) nhưng chỉ có 10 tháng

Theo cách chia của vua Romulus thì một năm chỉ kéo dài 304 ngày, tức là có một khoảng thời gian kéo dài hai chu kỳ của Mặt Trăng không được đưa vào lịch. Nguyên nhân của vấn đề này là do người La Mã không có khái niệm mùa đông. Họ xem mùa đông là khoảng thời gian vô dụng, bởi họ không thể làm được gì.

Tuy nhiên, vào năm 731 TCN, hoàng đế Numa Pompilius đã nhận thấy điều này là cực kì ngớ ngẩn. Cuối cùng ông đã quyết định bổ sung thêm hai tháng nữa, mỗi tháng có 28 ngày cho đúng 12 chu kì Mặt trăng. Như vậy, mỗi năm đã có tổng cộng là 354 ngày.

Thế nhưng, thời đó, họ quan niệm rằng số chẵn thường liên quan đến điều đen đủi nên vua Numa Pompilius đã quyết định tăng cho tháng Một thêm 1 ngày để thành 29 ngày, còn tháng 2 không hiểu vì lý do gì vẫn giữ nguyên chỉ có 28 ngày. Bên cạnh đó, số ngày của các tháng cũng được điều chỉnh lại thành số lẻ, duy chỉ có tháng 2 vẫn là số chẵn. Như vậy, thời điểm đó, tổng số ngày trong năm là 355 với thứ tự các ngày trong tháng như sau:

Tại sao tháng 2 không có ngày 30

Một vài năm trôi qua, nhiều ý kiến trái chiều về cách chia như vậy lại một lần nữa xuất hiện. Nhiều người cho rằng nó không phản ánh đúng được chu kì biến đổi thời tiết các mùa. Bởi vậy, để giữ cho việc đi đúng theo quỹ đạo của nó, cứ 2 năm/lần, người La Mã lại thêm một tháng nhuận kéo dài 27 ngày sau ngày 23/2 có tên Mercedonius (những năm đó tháng 2 chỉ có 23 ngày)

Tuy nhiên, một lần nữa sự thay đổi lại vướng phải khó khăn khi các linh mục ở Rome khó có thể lựa chọn nên để tháng nhuận xuất hiện khi nào cho hợp lý. Vì vậy, đến khoảng năm 45 TCN, hoàng đế Julius Caesar đã tiến hành sửa đổi việc phân chia ngày tháng thêm một lần nữa.

Tại sao tháng 2 không có ngày 30

Thế nhưng, thời đó, họ quan niệm rằng số chẵn thường liên quan đến điều đen đủi nên vua Numa Pompilius đã quyết định tăng cho tháng Một thêm 1 ngày để thành 29 ngày, còn tháng 2 không hiểu vì lý do gì vẫn giữ nguyên chỉ có 28 ngày

Ông quyết định giữ nguyên 12 tháng và thêm 10 ngày nữa. Đồng thời ông cũng đặt quy định cứ 4 năm một lần thì tháng 2 lại được cộng thêm một ngày để thành 29 ngày. Như vậy, lúc đó một năm đã là 365,25 ngày – khá gần với chu kì thật của Trái Đất quanh Mặt Trời (365,2425 ngày). Thực tế ngay sau khi thay đổi quy ước lịch, năm 46 TCN - năm đầu tiên áp dụng kiểu lịch mới - có tới 455 ngày.

Dương lịch mà con người sử dụng ngày nay chính là lịch La Mã được hoàn thiện thêm. Cách chia các tháng cũng có sự điều chỉnh giữa 30 ngày và 31 ngày. Duy chỉ có tháng 2 vẫn được giữ nguyên là tháng ít ngày hơn các tháng khác.