Trẻ sơ sinh cần đội mũ thóp bao lâu

Nhiều bà mẹ thường có thói quen đội mũ cho trẻ nhỏ thường xuyên, nhất là các bé mới sinh để giữ ấm cho bé. Nhưng liệu việc đội mũ cho trẻ sơ sinh có thực sự tốt cho sức khỏe của bé hay không? Đội mũ cho bé như thế nào là đúng cách? Hãy tìm câu trả lời trong bài sau đây. 

Rất nhiều mẹ có quan niệm đội mũ giữ ấm đầu cho trẻ sơ sinh, thậm chí có mẹ còn đội 24/24, chỉ bỏ ra khi tắm. Liệu cách làm này có đúng không? Và đội mũ cho trẻ sơ sinh thường xuyên có ảnh hưởng gì tới sức khỏe và sự phát triển của bé không? 

Tại sao không nên đội mũ cho trẻ sơ sinh thường xuyên? 

Khá nhiều cha mẹ rất lo lắng cho sức khỏe của con trẻ, luôn có tâm lý lo sợ rằng trẻ sẽ bị nhiễm lạnh khi không đội mũ nhất là đối với trẻ sơ sinh. Ngoài mũ, nhiều mẹ còn trang bị thêm bao tay cho con kể cả khi bé nằm trong phòng với nhiệt độ ấm áp và không có gió lùa. 

Dưới đây sẽ là những lý do chỉ ra rằng tại sao không nên đội mũ cho trẻ sơ sinh thường xuyên: 

Ảnh hưởng tới sợi dây liên kết giữa mẹ và con: Mỗi em bé khi sinh ra đều có một mùi hương đặc trưng riêng biệt. Theo các nhà khoa học đã nghiên cứu, mùi hương này sở hữu ý nghĩa sinh học cực kỳ đặc biệt, thể hiện cho sự gắn kết giữa mẹ và con trong quá trình mang thai và sinh nở. Cũng giống như các loài động vật có vú khác, mẹ và con có thể nhận ra nhau qua mùi hương đặc biệt này. 

Việc đội mũ che kín đầu trẻ sẽ là bức tường cản trở người mẹ tiếp xúc với mùi hương này của bé, vô hình chung sẽ làm ảnh hưởng tới sự gắn kết và tình cảm giữa mẹ con.

Trẻ sơ sinh cần đội mũ thóp bao lâu

Đội mũ thường xuyên cho bé sẽ gây ảnh hưởng tới sợi dây gắn kết giữa hai mẹ con.

Gây nóng và ngạt cho trẻ sơ sinh: Từ xưa đến nay, các bà các mẹ thường quan niệm rằng, trẻ mới sinh chưa liền thóp (xương đỉnh đầu chưa khép hết), nên cần đội mũ cho bé thường xuyên tránh việc gió thổi vào phần thóp khiến bé nhiễm lạnh. Nhưng trên thực tế đã chỉ ra rằng, phần đầu của trẻ chính là vị trí giải phóng 85% nhiệt độ cơ thể. Cho nên việc để bé đội mũ thường xuyên là lợi bất cập hại. Nhiệt độ không thể giải phóng khi bé đội mũ sẽ khiến bé nóng, đổ mồ hôi. 

Dù vậy đối với những bé mới sinh hay sinh non thiếu tháng thì việc đội mũ là cần thiết vì đầu ngoài là nơi giải phóng nhiệt độ cơ thể cũng là nơi tạo ra 40% thân nhiệt. 

Đối với các bé khỏe mạnh, sau khi bé được 2 - 3 tháng thì nên bỏ mũ cho bé, đầu được thông thoáng sẽ bé luôn thoải mái và điều hòa được nhiệt độ cơ thể. 

Gây ảnh hưởng tới tuần hoàn máu ở trẻ: Đối với trẻ sơ sinh, tuần hoàn máu rất tích cực nhất là  tại vị trí đầu. Vì thế, đầu của trẻ sơ sinh thường nóng hơn người lớn. Mẹ nên để đầu bé được thoáng mát sẽ giúp cho việc tuần hoàn máu được thông suốt và trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn. 

Ảnh hưởng tới quá trình mọc tóc: Các bé đội mũ thường xuyên cũng sẽ có xu hướng mọc tóc chậm và mỏng hơn các bé khác.

Trẻ sơ sinh cần đội mũ thóp bao lâu

Các bé đội mũ thường xuyên sẽ có xu hướng tóc mọc mỏng và chậm hơn. 

Dễ mắc các bệnh ngoài da: Các bé thường xuyên đội mũ sẽ dễ có nguy cơ mắc các bệnh ngoài da như gàu, đóng vảy,... ở da đầu do bé bị bí và nóng, ra nhiều mồ hôi, dễ khiến các vi khuẩn tấn công. 

Thế nào là đội mũ cho trẻ sơ sinh đúng cách? 

Các chuyên gia khuyến cáo, bạn chỉ nên đội mũ cho những bé vừa sinh, những bé có vấn đề về sức khỏe, sinh non thiếu tháng,... Đối với những bé khỏe mạnh nên được bỏ mũ để phần đầu thông thoáng. Điều này sẽ giúp cho quá trình phát triển của bé được thuận lợi và dễ dàng hơn. 

Lưu ý về chất liệu, kích thước mũ: Khi chọn mua mũ bạn cần để tới chất liệu, nên chọn những chiếc mũ cotton mỏng, mềm, thấm hút tốt giúp bé luôn thoải mái. Đối với trẻ sơ sinh, các mẹ chưa nên chú ý quá nhiều về thời trang mà nên đặt sự thoải mái của bé lên hàng đầu. 

Về kích thước, cần chọn chiếc mũ phù hợp với size đầu của bé, không cho bé dùng những chiếc mũ quá rộng hoặc quá chật. Mũ chật sẽ gây ảnh hưởng tới tuần hoàn máu và sự phát triển của bé, còn mũ rộng dễ gây nguy cơ bịt đường thở của bé khi bị chùm xuống mũi.

Trẻ sơ sinh cần đội mũ thóp bao lâu

Chọn chất liệu và kích thước mũ phù hợp sẽ giúp bé luôn được thoải mái.

Việc chú ý đến kích thước mũ của bé cũng sẽ giúp các mẹ theo dõi được quá trình phát triển vòng đầu của bé, bởi đây là một chỉ số khá quan trọng trong những tháng đầu đời của bé. Nếu mẹ cảm thấy bé đội quá lâu một size mũ, thì nên đưa bé đi thăm khám bác sỹ để được tư vấn. Ngoài ra, mẹ nên chủ động đo vòng đầu của bé hàng tháng để nắm được tình trạng phát triển của bé.  

Lưu ý về vấn đề vệ sinh: Trẻ sơ sinh thường ra nhiều mồ hôi vì vậy mẹ cần thay mũ thường xuyên cho bé. Khi mồ hôi thấm vào mũ sẽ tạo nên một môi trường cực kỳ lý tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển, vì vậy mẹ không nên để bé đội quá lâu một chiếc mũ mà không thay hay giặt. Nếu có điều kiện, mẹ nên chọn mua các loại vải kháng khuẩn, co giãn tốt. 

Trên đây là những điều các mẹ cần biết về vấn đề “có nên đội mũ cho trẻ sơ sinh hay không?”. Mong rằng bài viết sẽ có những thông tin hữu ích để có thể đồng hành cùng các mẹ trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc các bé.

Mũ che thóp có thể dùng để bảo vệ đầu cho bé, cũng như giữ ấm cho bé. Có chiếc mũ bao che bên ngoài, phần đầu của trẻ sẽ được ấm hơn.

Có nên che thóp cho trẻ sơ sinh là câu hỏi được nhiều mẹ tại các diễn đàn cha mẹ hay hỏi cũng như các mẹ có em bé hay truyền tai nhau. Có nhiều quan điểm khác nhau về việc che thóp cho trẻ sơ sinh để giữ ấm đúng cách.

Mẹ Be-agood hỏi:


Bé 1,5 tháng thì có cần đội mũ thóp thường xuyên ko? Nên đội vào những lúc nào? Mình thì chỉ thỉnh thoảng nhớ ra mới đội cho bé. Mà mình nghĩ bé ở trong nhà thì đâu cần phải đội phải ko các mẹ? Chỉ khi nào đem bé ra sân mới phải đội chứ? Bà chị mình thì lại khác, cứ hễ thấy mình ko đội mũ cho con là mắng inh ỏi. Sao hả các mẹ?

Mẹ Ngdung:
Bé nhà mình từ lúc sinh tới giờ dc 2 tháng 23 ngày chỉ đội mũ vài lần, lúc từ bệnh viện về nhà và những lần tái khám trong tháng. Từ tháng thứ 2 mình bỏ cả bao tay, bao chân cho bé quen với môi trường, chỉ khi đi bv mới mang thôi. Trộm vía, bé rất hoạt bát, cầm nắm đồ chơi và sờ ty mẹ được rồi. Nếu đầu bé đổ mồ hôi nhiều mà bạn đội mũ bé nóng tội lắm. Lúc nằm viện, mình cũng đội mũ, quấn bé trong khăn nhưng bị bs la đấy.

Mẹ Đôi dép:


bé nhà mình mới hơn 1w nhưng khi nào mình thấy lạnh và tắm xong thì mới cho con đội mũ thôi, còn lại thì cứ để thế cho thoáng, Trộm vía con.

Mẹ Mèo Béo

Em bé mới sinh thì đội mũ liên tục trong vòng 3h đầu thôi, sau đó thì bsi bỏ ra ý mà, còn đi đâu ra ngoài thì đội cho những em dưới 1 tháng thôi. Con mình 2 tháng ra ngoài cũng ko đội  Giờ đi chơi thì đội thôi để đỡ gió và nắng.

Bác sĩ ở bv VP bảo mình là trẻ em có 2 thóp, nhưng các cụ chỉ chú ý cái thóp trước, chẳng ích gì! Hơn nữa nguyên tắc là đầu mát, chân ấm, bỏ mũ ra cho đầu em thở, phát triển não

Thóp trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh cần đội mũ thóp bao lâu

Có rất nhiều cách giữ nhiệt trẻ sơ sinh mà các cha mẹ áp dụng, truyền kinh nghiệm cho nhau. Tuy nhiên chăm sóc thế nào cho đúng?
 Đa số cha mẹ đều tìm mọi cách để giữ ấm cho con như mặc quần áo dày nhiều lớp, quấn tã, ủ chăn... Thậm chí nhiều gia đình giữ cho bé sơ sinh và sản phụ ở trong phòng kín, tránh gió và đặt lò sưởi cả tháng. Đây là một quan niệm sai lầm. Trên thực tế, trừ những trường hợp như bé mắc bệnh (bé sinh non, hoặc nhẹ cân), còn những bé khỏe mạnh sinh đủ tháng đều có đủ lớp mỡ để giữ nhiệt cho cơ thể. Mặc quá nhiều quần áo khiến bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi và mồ hôi làm bé bị tự nhiễm lạnh, dễ bị viêm phổi. Ngoài ra, mặc quần áo quá chật, quá kín (chật đến nỗi ép lồng ngực và bụng làm bé không thở nổi), bé sẽ cảm thấy khó chịu và gây khó khăn trong vận động. Đôi khi, bé cáu gắt, khóc lóc chỉ vì bị mặc quá nóng.   Không những thế, để nhiệt độ phòng quá cao, ủ quá ấm, đắp nhiều chăn, mặc nhiều quần áo cho bé khi đi ngủ có thể gây đột tử nhũ nhi (SIDS). Giữ ấm đúng cách là giữ đủ ấm cho bé, nhất là những vùng dễ bị nhiễm lạnh như lòng bàn chân, bàn tay, thóp và ngực. Đầu bé sơ sinh là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh (đặc biệt là các bé sinh non) nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ của não bé tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.

Mặc cho bé sơ sinh những lớp quần áo để có thể dễ dàng cởi bỏ ra mỗi khi bé nóng. Chẳng hạn, bạn nên mặc một chiếc sơmi dài tay (hoặc chiếc áo thun dài tay ở bên trong) và khoác một chiếc áo khoác bên ngoài. Khi ngủ, cho bé mặc quần áo nhẹ, thoáng. Tốt nhất là cho bé sơ sinh mặc đồ bằng chất liệu cotton, có khả năng thấm hút mồ hôi. Không quấn quá nhiều lớp tã hoặc đắp quá nhiều chăn cho bé.

Khi bé ốm, sốt lại càng không nên mặc quá nhiều quần áo. Khi kiểm tra xem bé có nóng quá hay không thì nên sờ vào bụng, không nên sờ vào chân tay, vì các bộ phận này của bé thường lạnh hơn so với thân mình. Các dấu hiệu khác cho thấy bé quá nóng là đổ mồ hôi, thở nhanh, trán nóng, bứt rứt khó chịu.

Cho bé sơ sinh ở trong phòng thoáng, đảm bảo đủ nhiệt độ và tránh những nơi có gió lùa. Những khi cần cho bé ra ngoài, bạn nên để bé ngồi sau xe, mặc ấm, nhất là ở phần đầu, cổ, chân, che chắn để bé tránh bụi, gió và hít phải khí lạnh.

Mặc ấm cho bé sơ sinh khi ra ngoài

Trẻ sơ sinh cần đội mũ thóp bao lâu


Khi vào phòng ấm, phụ huynh cần cởi bớt trang phục ngoài cho bé, nếu không bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi rồi nhiễm lạnh. Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho bé, đơn giản là sờ lên trán xem bé nóng hay lạnh. Thóp còn gọi là “cửa đình đầu”, là nơi xương đỉnh đầu của bé chưa khép hết. Thóp phân ra 2 phần là “thóp trước” và “thóp sau”. Thóp trước là khe hở hình thoi giữa xương đỉnh và xương trán, thóp sau là khe hở hình tam giác giữa xương đỉnh và xương chẩm.

Ở giai đoạn đầu đời, các bé có xu hướng bị thương nhiều, nhất là khi bé bắt đầu học lẫy, bò hay học đứng – dễ bị ngã và bị thương ở đầu. Thóp có tác dụng như cái đệm khi bé bị ngã và bảo vệ bé khỏi chấn thương não.

Trẻ sơ sinh cần đội mũ thóp bao lâu

Bình thường não của bé được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc: lớp mềm (mô liên kết, trải khắp các rãnh não), mạng nhện (tạo cơ sở cho vị trí của các mạch máu) và lớp cứng (bao vỏ não cứng và đàn hồi). Ngoài ra, khoảng không gian giữa các lớp bọc đầy chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động. Da là lớp bảo vệ cuối cùng trước những chấn động ngoại biên.

Mũ che thóp có thể dùng để bảo vệ đầu cho bé, cũng như giữ ấm cho bé. Có chiếc mũ bao che bên ngoài, phần đầu của trẻ sẽ được ấm hơn. Điều đặc biệt ở trẻ là, đầu trẻ sơ sinh thường có hình dạng không cân đối và to, nên phần da dầu cũng chiếm diện tích không nhỏ. Nhất là những lúc sau khi tắm, da đầu cần phải được lau khô ngay và giữ ấm bằng mũ để trẻ không bị mất nhiệt, dẫn đến cảm lạnh hoặc bệnh.

Việc đội mũ cho trẻ là cần thiết để giữ ấm cho bé, tuy nhiên các mẹ cũng nên lưu ý là không phải lúc nào cũng đội mũ cho bé. Chỉ nên đội mũ cho trẻ vào những lúc sau khi tắm, trời lạnh hoặc nơi có gió. Còn những lúc trời nóng, có phần oi, hoặc trẻ đùa ra mồ hôi thì không nên đội mũ mà bỏ mũ ra để phần đầu của trẻ được thoáng.

CUBIMART - siêu thị mẹ và bé online chuyên cung cấp  đồ sơ sinh, xe đẩy trẻ em, xe trượt, đồ chơi trẻ em, chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng chia sẻ kinh nghiệm giúp các mẹ nuôi dạy con tốt hơn. CUBIMART cam kết chỉ bán sản phẩm an toàn cho bé.

Hãy đặt hàng hoặc gọi ngay cho CUBIMART  0914 403 667 / 0437 247 235 để dành chọn cho bé yêu nhà mình những sản phẩm cần thiết và phù hợp nhất.

Xem thêm tất cả các sản phẩm LƯỚI CẦU THANG, CHẮN CẦU THANG
Xem thêmtin tức liên quan NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THÓP TRẺ SƠ SINH