Tại sao thoái vốn giá cổ phiếu lại tăng

Tại sao thoái vốn giá cổ phiếu lại tăng

(ĐTCK) Bên cạnh thông tin thật hỗ trợ thì theo dấu tin đồn và phân tích, dự đoán các kịch bản có thể xảy ra trước khi hành động đã giúp nhiều nhà đầu tư ăn trọn sóng tăng mạnh.

Trước hết, tin đồn giúp giá cổ phiếu tăng có yếu tố thuận lợi là thị trường chứng khoán đang thu hút dòng tiền mạnh mẽ, “cân” hết các yếu tố tác động tiêu cực và liên tiếp đẩy thị trường lên các vùng điểm cao mới. Nhờ lực cầu này, các cổ phiếu có thông tin tích cực, kể cả tin đồn, cũng có thể thu hút dòng tiền. Theo đó, giá cổ phiếu tăng vọt so với mặt bằng chung và không ít mã cổ phiếu khác điều chỉnh.

DIG: Kỳ vọng chuyển nhượng dự án

Gần đây, DIG của Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng là một trong những cổ phiếu thu hút sự quan tâm của thị trường khi giá tăng lên “đầu” 3. Thông tin hỗ trợ là lãnh đạo doanh nghiệp đăng ký mua thêm 10 triệu cổ phiếu, nối tiếp đợt gom hàng vài chục triệu cổ phiếu đã được công bố trước đó.

Giá cổ phiếu tiếp tục tăng khiến không ít nhà đầu tư tiếc nuối bởi bán ra ở vùng 18.000 - 23.000 đồng/cổ phiếu vì cho rằng đã hết “game” thoái vốn của cổ đông lớn.

Thực tế, cổ đông lớn Dragon Capital và Chứng khoán Bản Việt đã thoái cổ phiếu DIG tại vùng giá 23.000 đồng/cổ phiếu, sau khi giá có diễn biến tăng mạnh (giá cổ phiếu thường tăng trước khi cổ đông lớn thoái vốn).

Trái lại, không ít nhà đầu tư cho rằng, DIG sẽ bắt đầu sóng tăng mới và vùng giá 23.000 đồng/cổ phiếu là chân của con sóng lớn. Các yếu tố có thể thúc đẩy giá cổ phiếu duy trì đà tăng trước tiên đến từ khả năng phải nâng tỷ lệ sở hữu của lãnh đạo cấp cao tại DIG nhằm giữ được tỷ lệ chi phối khi có thêm cổ đông lớn khác xuất hiện là Him Lam.

Hiện tại, không rõ các lãnh đạo cấp cao của DIG có thực sự bị áp lực về khả năng mất quyền kiểm soát doanh nghiệp hay không, nhưng theo công bố thông tin, các nhân sự và tổ chức có liên quan đến chủ tịch doanh nghiệp liên tục tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu trong giai đoạn vừa qua.

Yếu tố thứ hai là các tin đồn về việc DIG sẽ chuyển nhượng một số dự án, kỳ vọng sẽ mang lại lợi nhuận đột biến trong năm 2020 và 2021. Một số nhà đầu tư ước tính, DIG có thể thu về hơn 3.000 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng này, tương ứng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) trên 10.000 đồng.

Đi kèm với đó là thông tin DIG bán cổ phiếu quỹ lãi hơn 96% sau 7 tháng mua vào; lợi nhuận năm 2020 ước đạt 720 tỷ đồng, vượt 8% kế hoạch; kế hoạch năm 2021 dự kiến tăng trưởng mạnh với lợi nhuận 1.500 tỷ đồng, tăng 115,27% và tỷ lệ cổ tức dự kiến là 20%...

Yếu tố hỗ trợ khác là cơ cấu cổ đông DIG cô đặc, lượng cổ phiếu trôi nổi trên thị trường chỉ khoảng 10% và khả năng doanh nghiệp sớm chi trả cổ tức 10% năm 2019.

PVD: Hưởng lợi từ giá dầu tăng

Giá cổ phiếu PVD của Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí đã tăng 21% trong tuần đầu tiên của năm 2021, đóng cửa cuối tuần qua tại 19.650 đồng/cổ phiếu, mang lại cảm xúc hân hoan cho nhà đầu tư và kỳ vọng giá sẽ đạt “đầu” 3 trong thời gian tới.

Câu chuyện được nhìn nhận ở PVD là doanh nghiệp hưởng lợi từ xu hướng giá dầu hồi phục, dự báo các giàn khoan có nhiều việc làm hơn trong năm 2021 và lợi nhuận quý IV/2020 có thể đột biến dù trước đó doanh nghiệp đã đưa ra ước tính kết quả kinh doanh năm 2020.

Về triển vọng hoạt động năm 2021, PVD cho biết, tất cả các giàn khoan tự nâng của doanh nghiệp đều có việc làm, đặc biệt là từ quý II khi sẽ có thêm giàn khoan tiếp trợ PV Drilling V thực hiện hợp đồng dài hạn đã ký với Brunei Shell Petroleum (BSP).

BSR: Thoái vốn nhà nước và chuyển sàn

Trong nhóm dầu khí, giá cổ phiếu BSR của Công ty cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn trên sàn UPCoM tăng hơn 15% trong 1 tuần và tăng 48% trong 1 tháng gần nhất. Dù vậy, BSR vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng giá. Một nhóm nhà đầu tư chia sẻ, họ đang bám theo dòng tiền vào BSR, nhất là khi trên thị trường có thông tin về việc doanh nghiệp sẽ chuyển sàn niêm yết và thoái vốn nhà nước.

Thực tế, trong tháng 11/2020, BSR đã rút hồ sơ niêm yết trên HNX và cho biết sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch này khi các điều kiện về thị trường chung và nội tại của Công ty phù hợp hơn. Còn kế hoạch thoái vốn nhà nước là một trong những nhiệm vụ mà Hội đồng quản trị BSR đặt trọng tâm thực hiện (cổ đông nhà nước đang sở hữu 92,12% cổ phần tại BSR).

POW: Thoái vốn công ty con

Game thoái vốn của cổ đông lớn, hay thoái vốn nhà nước luôn thu hút nhà đầu tư, bởi đa phần cổ phiếu đều tăng giá mạnh. Cổ phiếu POW của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP đang được kỳ vọng tương tự từ khả năng thoái vốn nhà nước và ghi nhận lãi cao trong quý cuối năm 2020.

Cụ thể, trong quý IV/2020, giới đầu tư kỳ vọng POW sẽ có lợi nhuận đột biến từ việc được Tập đoàn Điện lực Việt Nam thanh toán 600 tỷ đồng. Theo Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng, thông tin này đã được xác thực bởi POW, doanh nghiệp nhận đủ số tiền cũng như hoàn thành thủ tục.

Diễn biến tăng mạnh của giá cổ phiếu POW còn đến từ chất xúc tác từ việc doanh nghiệp công bố thông tin về việc đang thực hiện các bước để thực hiện thoái vốn tại Công ty cổ phần Máy - Thiết bị Dầu khí (PVM).

POW là công ty mẹ, sở hữu 51,58% cổ phần, tương ứng gần 200 tỷ đồng trên vốn điều lệ 386,386 tỷ đồng của PVM. Công ty con này được ví như “gà đẻ trứng vàng” cho POW, sở hữu các liên doanh hàng năm đem về khoản lợi nhuận gần 100 tỷ đồng và nhiều khu “đất vàng” tại Hà Nội.

Giá vốn đầu tư của POW tại PVM dưới mệnh giá, nên nhà đầu tư kỳ vọng thoái vốn có thể đạt lợi nhuận vài trăm tỷ đồng. Chưa kể, tài sản của PVM là những bất động sản có giá trị. Kế hoạch thoái vốn tại PVM trong 2020 chưa thực hiện sẽ được POW tiếp tục trong 2021 là cơ sở để các nhà đầu tư kỳ vọng.

TDH: Tin đồn thâu tóm

Công ty cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH) có lẽ là sự tiếc nuối cho bước đi sớm của nhiều nhà đầu tư khi phân tích các kịch bản có thể diễn ra ở doanh nghiệp, nhưng có lẽ không thể ngờ được thông tin về việc TDH có thể bị truy thu thuế 400 tỷ đồng. Chính thông tin này đã cắt đà tăng giá của cổ phiếu TDH trước đó và quay đầu giảm mạnh.

Một số nhà đầu tư lao vào bắt đáy TDH ngay sau thông tin “TDH tiến hành khiếu nại, khởi kiện quyết định của Cục Thuế TP.HCM”. Sự tự tin này đến từ tin đồn trên thị trường về việc có đợt gom mua thâu tóm mới ở TDH. Tin đồn được củng cố khi tỷ lệ sở hữu của các lãnh đạo chủ chốt tại TDH không lớn.

Nguồn: tinhnhanhchungkhoan.vn

(PLO)-Tại Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế năm 2022 được Quốc hội biểu quyết thông qua tại kỳ họp vừa qua, một trong những nhiệm vụ, giải pháp cần phải sớm hoàn thành phê duyệt và quyết liệt triển khai đề án cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Mà trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025; đẩy mạnh thực hiện kế hoạch cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN) và sắp xếp lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập...

Đó là mục tiêu dài hơi, còn trước mắt, trong bối cảnh ngân sách gặp khó khăn khi phải triển khai nhiều gói kích thích kinh tế thì việc các DNNN thoái vốn ngoài ngành sẽ giúp nguồn thu ngân sách dày hơn, quan trọng hơn, tạo thêm dư địa hỗ trợ DN.

Theo nhận định của Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN), ngân sách thâm hụt do dịch COVID-19 thúc đẩy khả năng đẩy nhanh quá trình thoái vốn. Nhu cầu vốn cho đầu tư công giai đoạn 2021-2025 khoảng từ 32-34% GDP (từ 2 - 2,14 triệu tỷ đồng) với mục tiêu tỷ lệ giải ngân đạt 90% kế hoạch. Trong khi đó, kế hoạch đầu tư công cho năm 2021 chỉ tương đương 7,3% GDP. Do đó, nhu cầu vốn đầu tư công cho giai đoạn 2022-2025 là rất lớn. Mới đây, Bộ Tài chính đã có văn bản đốc thúc SCIC tập trung triển khai thoái vốn tại một số DNNN như Tập đoàn Bảo Việt (BVH), Tổng CTCP Bảo Minh (BMI) và CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP) đảm bảo đúng các quy định của pháp luật.

Tại sao thoái vốn giá cổ phiếu lại tăng
Nhiều phiên giao dịch gần đây, mã cổ phiếu LPB đã tăng kịch trần

Diễn biến mới nhất liên quan đến hoạt động thoái vốn của DNNN là sau khi NHNN chấp thuận việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn Tổng cục Bưu điện Việt Nam (VNPost) tại LienVietPostBank, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có thông báo đấu giá bán cổ phần của LPB do VNPost sở hữu. 

Cụ thể, số cổ phần được đưa ra đấu giá là hơn 122 triệu cổ phiếu, tương đương 10,15% vốn cổ phần ngân hàng. Giá khởi điểm được đưa ra là 28.930 đồng/CP, cao hơn thị giá của LPB trên thị trường chứng khoán hơn 30%. Nếu thoái vốn thành công, VNPost sẽ thu về tối thiểu hơn 3.534 tỷ đồng. Phiên đấu giá dự kiến được tổ chức vào ngày 23-2 tới đây. Sau thông tin bán đấu giá cổ phiếu, giá cổ phiếu LPB tăng kịch trần ở mức 23.000 đồng/CP trong phiên ngày 25-1-2022. LPB không chỉ tăng cao về chỉ số với 7% lên kịch trần mà còn mạnh về thanh khoản khi là 1 trong 2 cổ phiếu giao dịch nhiều nhất ngày 25-1 (cùng với STB của Sacombank).

Dự báo, nhiều khả năng giá cổ phiếu của LPB có thể cao hơn nữa cho đến khi VNPost thực hiện thoái vốn. Khả năng đó hoàn toàn khả thi khi trước đó, VNPost hoàn tất phiên đấu giá toàn bộ 18,2 triệu cổ phần của Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện (mã PTI) tương đương 22,67% vốn với giá đấu thành công bình quân ở mức 77.341 tỷ đồng/CP, cao hơn 63% so với mức giá khởi điểm. VNPost thu về hơn 1.409 tỷ đồng sau khi đấu giá thành công toàn bộ số cổ phiếu trên.

Đó là chuyển động tích cực đối với hoạt động thoái vốn của các DNNN tại DN sau một thời gian gần như “giậm chân tại chỗ”. Với diễn biến tích cực trên thị trường chứng khoán, giới chuyên môn đánh giá sẽ giúp cho kế hoạch thoái vốn nhà nước tại các DN có vốn nhà nước sẽ diễn ra thuận lợi hơn trong năm 2022.

Đối với cổ phiếu ngân hàng nói chung, cổ phiếu LPB nói riêng, theo đánh giá của một chuyên gia ngân hàng, tiềm năng tăng giá nhóm cổ phiếu ngân hàng khá tích cực sau một thời gian dài tích luỹ. Ngân hàng là ngành hiếm hoi có lợi nhuận tăng trưởng thời gian dài, kể cả sau dịch. Lợi nhuận của ngân hàng hiện nay chủ yếu đến từ tín dụng, trong khi quy mô tín dụng thì luôn tăng theo thời gian, bất kể đại dịch.

Trong khi đó, hoạt động kinh doanh ngân hàng được đánh giá có nhiều triển vọng tích cực nhờ hưởng lợi từ gói kích thích kinh tế. Từ đầu năm 2022 đến nay, nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng trưởng rất tích cực, một số cổ phiếu đã vượt đỉnh. Nhóm cổ phiếu ngân hàng được nhiều tổ chức khuyến nghị mua như CTG, BID, LPB, STB… đang thu hút dòng tiền nhà đầu tư rất tích cực với giá kỳ vọng cao hơn so với hiện tại từ 20-30%.

Giới chuyên môn đánh giá, việc cổ phần hóa DNNN và thoái vốn nhà nước thành công sẽ tạo ra nhiều lợi ích đối với cả thị trường chứng khoán và DN. Thị trường chứng khoán sẽ được mở rộng về quy mô khi tăng cả về số lượng DN niêm yết và vốn hóa thị trường.

Theo Phó TGĐ Công ty CP Chứng khoán Kiến Thiết (VNCS) Đỗ Bảo Ngọc, đây là một trong những điều kiện để xét nâng hạng, thị trường chứng khoán có thêm hàng hóa chất lượng và nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có thêm cơ hội đầu tư mới tiềm năng. Về phía DN sẽ có thêm các lợi ích riêng như công khai, minh bạch quản trị, đa dạng hóa cổ đông. Nhất là tạo dư địa cho NĐT nước ngoài tham gia vào hoạt động điều hành, đầu tư đổi mới, chuyển giao công nghệ, có khả năng mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn cho DN.

Về phía nhà nước, việc thu được vốn thông qua thoái vốn ở nhiều DN giúp Chính phủ có thêm nguồn vốn để đầu tư công, hỗ trợ nhiều hơn cho người dân, DN… Từ đó giúp nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng và phát triển hơn.