Tại sao tốc độ máu lắng tăng

Các xét nghiệm máu đánh giá tình trạng viêm trong cơ thể

Có những xét nghiệm nào để đánh giá tình trạng viêm của cơ thể?

Phát hiện các protein phản ứng này sẽ giúp biết được cơ thể bạn có bị viêm hay không.  Các xét nghiệm thường dùng để phát hiện sự tăng nồng độ protein phản ứng này là: đo tốc độ máu lắng (ESR), định lượng CRP và xét nghiệm đo độ nhớt của máu (PV).

Xét nghiệm đo tốc độ máu lắng (ESRđược thực hiện như thế nào?

Mẫu máu của bạn sẽ được cho vào một ống nghiệm có chứa chất chống đông, để ngăn cản sự hình thành cục máu đông. Sau đó ống nghiệm được dựng thẳng đứng, để các hồng cầu lắng xuống đáy ống, chừa lại phần phía trên ống là cột huyết tương màu vàng, trong. Người ta sẽ đo chiều cao phần huyết tương phía trên tại thời điểm sau 1 giờ để tính ra tốc độ máu lắng, đơn vị là mm/hr.

Tại sao tốc độ máu lắng tăng

Nếu Protein phản ứng bao quanh hồng cầu, sẽ khiến các hồng cầu dính vào nhau, làm các hồng cầu lắng càng nhanh hơn. Kết quả là tốc độ máu lắng tăng, chỉ ra rằng bạn có thể bị viêm ở đâu đó.

Bình thường tốc độ máu lắng ở nữ giới sẽ cao hơn nam giới, và tăng dần theo độ tuổi.

Giá trị bình thường của xét nghiệm tốc độ máu lắng (ESR) theo phương pháp Westergren (theo Medscaspe):

                   - Nam giới dưới 50 tuổi: ESR < 15 mm/hr

                   - Nam giới trên 50 tuổi: ESR < 20 mm/hr

                   - Nữ giới dưới 50 tuổi: ESR < 20 mm/hr

                   - Nữ giới trên 50 tuổi: ESR < 30 mm/hr

                   - Trẻ sơ sinh: 0-2 mm/hr

                   - Trẻ em: 3-13 mm/hr

Xét nghiệm định lượng CRP được thực hiện như thế nào?

CRP là viết tắt của C-reactive protein, là những protein được giải phóng ở giai đoạn viêm cấp tính. Xét nghiệm CRP cho phép định lượng nồng độ protein C – một loại protein đặc hiệu được giải phóng trong quá trình viêm. Nồng độ CRP tăng lên khi bạn bị bệnh, mà nguyên nhân có thể là do bị viêm. Bạn sẽ cần phải lấy máu để thực hiện xét nghiệm CRP.

Giá trị bình thường của xét nghiệm định lượng CRP (theo Medscape): là 0-10 mg/L.

Xét nghiệm đo độ nhớt của máu được thực hiện như thế nào?

So với xét nghiệm đo tốc độ máu lắng thì xét nghiệm đo độ nhớt của máu khó thực hiện hơn. Tuy nhiên, đây vẫn là một xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá tình trạng viêm. Sự tăng độ nhớt của máu là một trong các dấu hiệu cho thấy cơ thể có thể bị viêm ở đâu đó.

Những bệnh lý nào làm thay đổi nồng độ CRP, tốc độ máu lắng, độ nhớt của máu?

Khi cơ thể bị viêm thì tốc độ máu lắng (ESR), độ nhớt của máu (PV) và nồng độ CRP có thể đều tăng. Trong đó, ESR và PV thay đổi chậm hơn CRP trong quá trình viêm, ngay từ khi bắt đầu và khi kết thúc quá trình viêm.

Xét nghiệm ESR, CRP, PV có thể tăng trong các bệnh lý sau:

  • Nhiễm khuẩn
  • Áp xe
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Một số bệnh lý về cơ và mô liên kết: Đau cơ dạng thấp, viêm động mạch thái dương, bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
  • Bỏng và tổn thương mô
  • Một số ung thư: u lympho Hodgkin, u tủy
  • Bệnh Crohn
  • Trong phản ứng thải loại tạng ghép
  • Sau phẫu thuật

Xét nghiệm tốc độ máu lắng có thể giảm trong các bệnh lý sau:

  • Suy tim, đa hồng cầu, bệnh hồng cầu hình liềm.
  • Các bệnh lý về gan, thận có giảm nồng độ protein

Khi nào thì cần làm các xét nghiệm này?

Hỗ trợ chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm ESR, CRP, PV không đặc hiệu cho một bệnh lý cụ thể nào. Tức là, khi nồng độ của chúng tăng lên, có nghĩa là “có chuyện gì đó đang xảy ra” và cần làm thêm một số các xét nghiệm khác để biết chính xác nguyên nhân đó là gì. Ví dụ, nếu bạn không được khỏe và chưa rõ nguyên nhân gây ra là gì, khi làm xét nghiệm ESR, CRP, PV thấy kết quả đều tăng, chỉ ra có thể bạn đang bị viêm. Điều đó gợi ý cho bác sĩ tiến hành thêm một số xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân.

Thường thì không thể chẩn đoán chắc chắn tình trạng bệnh từ kết quả của xét nghiệm ESR, CRP, PV. Tuy nhiên, trước khi tiến hành các xét nghiệm chuyên biệt, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện xét nghiệm ESR, CRP, PV và lặp lại sau một thời gian điều trị. Nếu kết quả các xét nghiệm ban đầu tăng (do nguyên nhân nhiễm trùng) và sau đó trở về bình thường khi tình trạng bệnh đã được cải thiện, thì bạn không cần thực hiện thêm các xét nghiệm nào khác nữa.

Theo dõi tiến triển bệnh

Ví dụ, nếu bạn bị đau cơ dạng thấp, tình trạng viêm và tiến triển của bệnh có thể được đánh giá một phần thông qua kết quả các xét nghiệm này, theo nguyên tắc: nồng độ cao, bệnh tiến triển nặng. Và cũng có thể dùng để theo dõi đáp ứng điều trị, đáp ứng điều trị tốt, nồng độ ESR, CRP, PV có thể giảm.

Cả 3 xét nghiệm đều rất hữu ích. Tuy nhiên, nồng độ CRP thay đổi nhanh hơn. Điều này là cực kỳ quan trọng trong điều trị một số nhiễm trùng nặng hoặc giai đoạn viêm cấp tính. Ví dụ, nồng độ CRP giảm sau điều trị vài ngày, chứng tỏ việc điều trị là đúng hướng, có hiệu quả. Nếu nồng độ CRP không giảm, thì có thể việc điều trị là không hiệu quả, gợi ý bác sĩ chuyển đổi hướng điều trị khác.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Những phản ứng viêm bạn thường gặp mỗi ngày

Xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu (ESR) hay còn được gọi là xét nghiệm tốc độ máu lắng là xét nghiệm giúp bác sĩ xác định xem liệu cơ thể bệnh nhân có đang có tình trạng viêm hay không. Tuy nhiên, xét nghiệm máu này không chẩn đoán một tình trạng cụ thể mà thay vào đó bác sĩ sẽ xem xét kết quả cùng với các thông tin qua thăm khám lâm sàng hoặc kết quả xét nghiệm khác để giúp tìm ra chẩn đoán.

Tại sao bác sĩ yêu cầu xét nghiệm tốc độ lắng tế bào máu?

Khi cơ thể bị viêm, các tế bào hồng cầu (RBC) sẽ bám vào nhau, tạo thành khối. Sự vón cục này ảnh hưởng đến tốc độ mà hồng cầu chìm trong ống nơi đựng mẫu máu.

Xét nghiệm cho phép bác sĩ đánh giá mức độ tế bào máu vón cục. Các tế bào chìm xuống đáy ống nghiệm càng nhanh và sâu thì khả năng bị viêm càng cao.

Xét nghiệm có thể xác định và đo lường tình trạng viêm nói chung trong cơ thể. Tuy nhiên không giúp xác định chính xác nguyên nhân gây viêm. Bởi vì vậy nên thông thường xét nghiệm này thường được tiến hành kết hợp với các xét nghiệm khác.

Xét nghiệm tốc độ lắng tế bào máu có thể được sử dụng để hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán/theo dõi các tình trạng gây viêm, chẳng hạn như:

  • Bệnh tự miễn
  • Ung thư
  • Nhiễm trùng
  • Viêm khớp dạng thấp (RA)
  • Lupus ban đỏ hệ thống (SLE)

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm này nếu có các tình trạng như:

  • Một số loại viêm khớp
  • Một số vấn đề về cơ hoặc mô liên kết, chẳng hạn như đau đa cơ, thấp khớp

Ngoài ra, có thể cần xét nghiệm tốc độ lắng tế bào máu nếu có các triệu chứng của tình trạng viêm nhiễm như viêm khớp hoặc bệnh viêm ruột (IBD). Các triệu chứng này có thể bao gồm:

  • Đau khớp hoặc cứng khớp kéo dài hơn 30 phút vào buổi sáng
  • Nhức đầu, đặc biệt là với các cơn đau liên quan đến vai
  • Sụt cân không rõ nguyên do
  • Đau ở vai, cổ hoặc xương chậu
  • Các triệu chứng tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy, sốt, có máu trong phân hoặc đau bụng bất thường.

Cần chuẩn bị gì trước khi kiểm tra xét nghiệm tốc độ lắng tế bào máu?

Xét nghiệm này thường không yêu cầu chuẩn bị gì nhiều, tuy nhiên nên thông báo với bác sĩ nếu đang sử dụng bất kỳ liệu pháp điều trị bằng thuốc nào do một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Các phương pháp kiểm tra tốc độ lắng tế bào máu

Có hai phương pháp để đo tốc độ lắng hồng cầu:

Phương pháp Westergren

Trong phương pháp này, máu được hút vào ống Westergren-Katz cho đến khi lượng máu đạt 200 mm.

Ống được bảo quản thẳng đứng và để ở nhiệt độ phòng trong một giờ. Sau đó khoảng cách giữa phần trên của hỗn hợp máu và mức trên cùng của phần lắng đọng của hồng cầu được đo.

Đây là phương pháp kiểm tra tốc độ lắng tế bào máu được sử dụng nhiều nhất.

Phương pháp Wintrobe

Phương pháp Wintrobe tương tự như phương pháp Westergren, tuy nhiên ống được sử dụng dài và mỏng hơn 100 mm. Nhược điểm của phương pháp này là kém nhạy hơn so với phương pháp Westergren.

Kết quả kiểm tra tốc độ lắng tế bào máu bình thường

Những chỉ số sau được coi là kết quả xét nghiệm tốc độ lắng tế bào máu bình thường:

  • Phụ nữ dưới 50 tuổi có ESR từ 0 đến 20 mm/h.
  • Nam giới dưới 50 tuổi có ESR từ 0 đến 15 mm/h.
  • Phụ nữ trên 50 tuổi có ESR từ 0 đến 30 mm/h.
  • Nam giới trên 50 tuổi có ESR từ 0 đến 20 mm/h.
  • Trẻ em nên có ESR từ 0 đến 10 mm/h.

Chỉ số này càng cao thì khả năng bị viêm càng cao.

Tại sao tốc độ máu lắng tăng

Hiểu về kết quả xét nghiệm tốc độ lắng tế bào máu bất thường

Kết quả xét nghiệm tốc độ lắng tế bào máu bất thường không chẩn đoán được bất kỳ bệnh cụ thể nào. Nó chỉ xác định bất kỳ tình trạng viêm tiềm ẩn nào trong cơ thể.

Giá trị thấp bất thường sẽ gần bằng 0 (Bởi vì các thử nghiệm này dao động nên rất khó để đưa ra giá trị chính xác).

Xét nghiệm này không phải lúc nào cũng đáng tin cậy hoặc có ý nghĩa. Nhiều yếu tố có thể thay đổi kết quả chẳng hạn như:

  • Tuổi cao
  • Sử dụng một số loại thuốc
  • Thai kỳ

Một số nguyên nhân dẫn đến kết quả xét nghiệm tốc độ lắng tế bào máu bất thường nghiêm trọng hơn những nguyên nhân khác, nhưng cũng nhiều nguyên nhân không phải là vấn đề đáng lo ngại. Vì vậy, bạn cũng không phải quá lo lắng nếu kết quả xét nghiệm bất thường.

Nguyên nhân của kết quả xét nghiệm ESR cao

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả xét nghiệm ESR cao. Một số tình trạng phổ biến có thể ảnh hưởng bao gồm:

  • Tuổi cao
  • Thai kỳ
  • Thiếu máu
  • Bệnh thận
  • Béo phì
  • Bệnh tuyến giáp
  • Một số loại ung thư, bao gồm một số loại ung thư hạch và đa u tủy

ESR cao bất thường có thể cho thấy sự hiện diện của các khối u ung thư, đặc biệt nếu không tìm thấy bất kì tình trạng viêm nào.

Bệnh tự miễn

Kết quả xét nghiệm ESR cao hơn bình thường cũng có liên quan đến các bệnh tự miễn dịch, bao gồm:

  • Lupus
  • Một số loại viêm khớp, bao gồm viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh macroglobulin huyết (Waldenstrom's macroglobulinemia) - một bệnh ung thư hiếm gặp
  • Viêm động mạch thái dương
  • Đau đa cơ, thấp khớp, gây đau cơ và khớp
  • Tăng fibrinogen huyết
  • Viêm mạch dị ứng hoặc hoại tử

Nhiễm trùng

Một số tình trạng nhiễm trùng khiến kết quả xét nghiệm ESR trở nên cao hơn bình thường:

  • Nhiễm trùng xương
  • Nhiễm trùng tim gây viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim và viêm nội tâm mạc.
  • Thấp khớp
  • Các tình trạng nhiễm trùng qua da
  • Nhiễm trùng toàn thân
  • Bệnh lao (TB)

Nguyên nhân của kết quả xét nghiệm ESR thấp

Kết quả xét nghiệm ESR thấp có thể do:

  • Suy tim sung huyết (CHF)
  • Giảm fibrinogen huyết,
  • Protein huyết tương thấp
  • Tăng bạch cầu
  • Bệnh đa hồng cầu
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm

Tùy thuộc vào kết quả, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung, bao gồm xét nghiệm lại ESR để đối chiếu với kết quả của xét nghiệm đầu tiên. Những xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng viêm.

Trường hợp phát hiện ra tình trạng viêm, bác sĩ có thể đề nghị một hoặc nhiều phương pháp điều trị sau:

  • Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc naproxen (Aleve, Naprosyn)
  • Liệu pháp corticosteroid để giảm viêm

Nếu nhiễm trùng gây ra tình trạng viêm, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để chống lại nhiễm trùng này.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Tại sao tốc độ máu lắng tăng
  facebook.com/BVNTP

Tại sao tốc độ máu lắng tăng
  youtube.com/bvntp