Tại sao viêm ruột thừa lại đau thượng vị

Tại sao viêm ruột thừa lại đau thượng vị

I. Khái niệm
Viêm ruột thừa cấp là một trong những bệnh lý cấp cứu ngoại khoa hay gặp nhất. Đau ruột thừa thường gây ra đau bắt đầu từ vùng xung quanh rốn và dần dần chuyển sang đau phần bụng dưới, bên phải. Thường rất nhiều người ở nhà tự chẩn đoán, dẫn đến chẩn đoán nhầm không đi chữa trị, khiến cho bệnh ngày càng trở lên nặng hơn và có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng.
II. Giải phẫu ruột thừa
Ruột thừa lần đầu tiên nhìn thấy được trong quá trình phát triển của phôi thai là vào tuần lễ thứ 8 của thai kỳ, có hình ảnh như một chỗ nhô lên ở phần cuối của manh tràng.
III. Nguyên nhân: thường không rõ ràng và thường chỉ có một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng đau ruột thừa như sau:
Lòng ruột thừa bị tắc nghẽn: Do sỏi phần ruột thừa, do giun đũa, giun kim chui vào lòng ruột thừa…
Bị nhiễm trùng ruột thừa: Sau khi bị tắc vi khuẩn trong lòng ruột thừa phát triển gây viêm.
Tắc nghẽn mạch máu ở ruột thừa
IV. Triệu chứng
1. Triệu chứng cơ năng (dấu hiệu nhận biết)

Đau bụng: Đây là triệu chứng đầu tiên của viêm ruột thừa cấp. Về kinh điển thì đau bụng bắt đầu lan toả ở vùng thượng vị và vùng rốn. Đau vừa phải, không thay đổi, đôi khi có những cơn co thắt trội lên. Sau một thời gian từ 1-2 giờ (thường trong vòng 4-6 giờ), cơn đau sẽ khu trú ở hố chậu phải. Ở một số bệnh nhân, đau của viêm ruột thừa bắt đầu ở hố chậu phải và vẫn duy trì ở đó.

Chán ăn: Hầu như luôn đi kèm theo viêm ruột thừa. Nó hằng định đến mức khi bệnh nhân không có chán ăn thì cần phải xem lại chẩn đoán.

Nôn mửa: Xảy ra trong khoảng 75% bệnh nhân, nhưng không nổi bật và kéo dài, hầu hết bệnh nhân chỉ nôn 1-2 lần.

Chuỗi xuất hiện triệu chứng có ý nghĩa rất lớn để chẩn đoán phân biệt. Trên 95% bệnh nhân viêm ruột thừa cấp thì chán ăn là triệu chứng đầu tiên, sau đó là đau bụng, đến lượt nôn mửa (nếu có xảy ra). Nếu nôn mửa xảy ra trước khi có triệu chứng đau thì cần xem lại chẩn đoán.

2. Triệu chứng thực thể

Nhiệt độ: ít khi tăng quá 39, mạch bình thường hay hơi tăng. Những thay đổi quá mức thường gợi ý là đã có biến chứng hoặc nên xem xét đến một chẩn đoán khác.

Dấu hiệu đau: thực thể kinh điển ở hố chậu phải chỉ có khi ruột thừa bị viêm nằm ở vị trí phía trước. Cảm giác đau thường nhiều nhất ngay ở điểm đau Mac Burney hoặc gần với điểm Mac Burney.

Dấu giảm áp (dấu Blumberg): thường gặp và dấu hiệu này rõ nhất ở hố chậu phải, điều đó cho thấy có sự kích thích phúc mạc.

Dấu Rovsing (đau ở hố chậu phải khi đè vào hố chậu trái): cũng chỉ cho thấy vị trí của sự kích thích phúc mạc.

V. Xét nghiệm

1. Công thức máu: Bạch cầu tăng nhẹ (từ 10.000-18.000/) thường gặp ở những bệnh nhân viêm ruột thừa cấp không có biến chứng và thường kèm theo tăng bạch cầu đa nhân vừa phải (75-78%), dưới 4% trường hợp viêm ruột thừa cấp với bạch cầu < 10.500/ và bạch cầu đa nhân < 75%.

2. CRP: thường > 10mmol/dl, CRP tăng quá cao gợi ý ruột thừa đã có biến chứng.

3. Siêu âm bụng: Là phương tiện an toàn để chẩn đoán viêm ruột thừa. siêu âm chẩn đoán dương tính khi kích thước > 6mm theo đường kính ngang nếu như không thể ép ruột thừa được nữa theo chiều trước sau. Có sỏi ở ruột thừa sẽ là chẩn đoán xác định. Hình ảnh siêu âm được xem như là âm tính nếu như không nhìn thấy ruột thừa và không có dịch hoặc một hình khối ở quanh manh tràng.

Chẩn đoán xác định viêm ruột thừa cấp bằng siêu âm có độ nhạy từ 78-96% và độ đặc hiệu từ 85-98%.

4. Chụp phim bụng thẳng: ít khi giúp ích cho chẩn đoán viêm ruột thừa cấp

5. Những xét nghiệm hình ảnh khác:

· CT scanner, MRI: khi siêu âm và dấu hiệu lâm sàng khó chẩn đoán.

· Xquang đại tràng cản quang: không có giá trị trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp.

VI. Chẩn đoán phân biệt: phụ thuộc vào 3 yếu tố:

- Vị trí giải phẫu của ruột thừa bị viêm.

- Giai đoạn viêm: viêm đơn thuần hay đã vỡ.

- Tuổi và giới của bệnh nhân.

1. Viêm hạch mạc treo cấp tính

2. Viêm dạ dày- ruột cấp

3. Bệnh lý của nam giới: bao gồm xoắn tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn cấp tính.

4. Viêm túi thừa Meckel: đòi hỏi điều trị giống nhau - đó là can thiệp phẫu thuật tức khắc.

5. Lồng ruột: Tuổi của bệnh nhân rất quan trọng: viêm ruột thừa cấp ít gặp ở trẻ < 2 tuổi, trái lại hầu như tất cả trường hợp lồng ruột tự phát xảy ra dưới 2 tuổi. Giữa cơn đau, trẻ hình như hoàn toàn bình thường sau vài giờ, bệnh nhân thường đại tiện phân có nhày máu, có thể sờ thấy một khối có hình khúc dồi ở hố chậu phải.

6. Các thương tổn khác: Nhiễm trùng đường tiết niệu, Viêm hoặc áp xe cơ thắt lưng chậu bên phải, Sỏi niệu quản, Viêm phúc mạc nguyên phát, Bệnh do vi khuẩn giống Yersinia gây ra, Viêm phần phụ và vỡ nang De Graaf

Các bệnh khác ít gặp: Thủng ruột do dị vật; tắc ruột; tắc mạch máu mạc treo; viêm màng phổi phải; viêm túi mật cấp; viêm tụy cấp; tụ máu thành bụng.

VII. Tiến triển và biến chứng

Tự khỏi, rất ít gặp.

Tiến triển:

Tạo đám quánh ruột thừa.

Vỡ mủ hình thành áp xe ruột thừa.

Vỡ mủ hay hoại tử gây viêm phúc mạc toàn thể.

Hình thành áp xe ruột thừa sau đó áp xe vỡ gây viêm phúc mạc.

Ruột thừa viêm mạn.

VIII. Điều trị

Không được điều trị tại nhà, nếu như nghi ngờ, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đến ngay phòng cấp cứu. Nếu là viêm ruột thừa cấp, chỉ có 1 cách điều trị duy nhất là mổ cấp cứu.

Bệnh viêm ruột thừa để lâu sẽ khiến cho ruột thừa có thể bị vỡ hay áp-se ruột thừa, mủ tràn ra bên trong bụng…làm cho vấn đề điều trị cũng trở lên phức tạp hơn; chưa kể đến việc có thể dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì thế, ngay khi có dấu hiệu nhận ra mình bị viêm ruột thừa cần tới ngay bệnh viện để khám và điều trị sớm. Phương pháp điều trị chính cho bệnh viêm ruột thừa thường là cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm và có thể phẫu thuật dưới 2 hình thức sau:

Mổ hở

Mổ nội soi

IX. Theo dõi sau mổ

Nghỉ ngơi,hoạt động nhẹ vài ngày, chăm sóc vết mổ, dùng kháng sinh 5-7 ngày;

Sau ca phẫu thuật sử dụng thuốc giảm đau mà không thấy hiệu quả thì cần gọi bác sĩ;

Hạn chế, lưu ý và cẩn thận trong việc đi lại và di chuyển;

Không nên thức khuya;

Hạn chế chơi thể thao trong vòng 2 đến 4 tuần sau ca mổ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Appendicitis , Sandi Craig, MD, Medscape, 21/07/2014
2. Appendicitis, Verneda Lights, Elizabeth Boskey, Heathline, 25/072012
3. Acute Appendicitis: review and update, D. Mike Hardin…, American Family Physican, 01/10/1999
4. Pediatric appendicitis, Adam C. Alder, MD, 09/09/2015
5. Acute appendicitis in children, David E. Wesson, MD, 04/12/2014
6. Bệnh học ngoại khoa viêm ruột thừa cấp, 23/09/2009


BS Vương Doãn Đan Phương

Viêm ruột thừa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhất ở độ tuổi 10-30, ước tính tại Hoa Kỳ có khoảng 70.000 trẻ em bị viêm ruột thừa mỗi năm. Mặc dù biểu hiện của bệnh là đau ở vùng dưới bên phải của bụng nhưng đôi khi cũng có thể đau ở vị trí trên rốn khiến người bệnh dễ lầm với đau bao tử.

Viêm ruột thừa là tình trạng viêm của ruột thừa do lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng bị tắc nghẽn. Nếu không được điều trị kịp thời hiện tượng viêm và nhiễm trùng lan rộng đến thành ruột thừa thì ruột thừa sẽ bị vỡ ra, dịch viêm lan tràn ra ổ bụng gây viêm phúc mạc và nhiễm trùng huyết, gây nguy cơ tử vong cao.

Viêm ruột thừa còn đặc biệt nghiêm trọng hơn ở phụ nữ mang thai, do ruột thừa thường bị đẩy lên vị trí cao hơn nên điểm đau sẽ không giống như bình thường, dẫn đến sai lầm trong việc chẩn đoán và điều trị. Viêm ruột thừa không được điều trị kịp thời ở thai phụ có thể gây viêm phúc mạc ruột thừa, áp xe ruột thừa, tình trạng viêm lan tỏa khắp ổ bụng dễ dẫn đến nhiễm trùng huyết gây nguy hiểm tính mạng mẹ và con. Nếu điều trị trong giai đoạn này thì khả năng dính ruột hoặc tắc ruột sau phẫu thuật cao. Ngoài ra, chẩn đoán và xử trí trễ viêm ruột thừa trong giai đoạn có thai làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai, ThS.BS Nguyễn Kim Tân – Bác sĩ Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết.

Tại sao viêm ruột thừa lại đau thượng vị

Viêm ruột thừa cấp

Ruột thừa xuất phát từ đoạn đầu của ruột già, có cấu trúc hình ống nhỏ như ngón tay, hẹp và dài khoảng vài centimet dính vào manh tràng. Ruột thừa nằm ở phần bụng dưới bên phải, nơi nối tiếp giữa ruột non và ruột già. Chức năng ruột thừa trong cơ thể chưa được xác định.(1)

Viêm ruột thừa là tình trạng viêm cấp tính của ruột thừa do tắc nghẽn trong lòng ruột thừa. Tình trạng tắc nghẽn khiến ruột thừa bị căng chướng, làm vi khuẩn phát triển, gây thiếu máu và viêm. Nếu không được điều trị, ruột thừa hoại tử vỡ sẽ gây viêm phúc mạc, áp xe ruột thừa, nhiễm trùng huyết thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân tắc nghẽn lòng ruột thừa gây viêm có thể do sỏi phân, tăng sản của nang lympho, do dị vật thậm chí là giun.(4)

Bác sĩ Kim Tân cũng cho biết, khi ruột thừa bị tắc nghẽn, vi khuẩn có thể sinh sôi ở bên trong gây sưng tấy và mưng mủ ở ruột thừa khiến người bệnh bị đau bụng dữ dội. Do đó, điều quan trọng là người dân cần đến bệnh viện để được thăm khám chuyên khoa, giúp phát hiện chính xác tình trạng viêm ruột thừa và điều trị đúng cách.

Mặc dù viêm ruột thừa thường có biểu hiện đau bụng dưới bên phải dữ dội kèm rối loạn tiêu hóa và có thể có sốt. Tuy nhiên, nhiều bệnh khác cũng có triệu chứng giống như vậy (ví dụ: viêm túi thừa đại tràng, ung thư đại tràng). Do đó, muốn được chẩn đoán chính xác, người bệnh cần tới bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa kiểm tra. Nếu nghi ngờ viêm ruột thừa, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh làm một số xét nghiệm để kiểm tra các dấu hiệu viêm ruột thừa hoặc loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn khác gây ra các triệu chứng.(3)

Không có phương pháp duy nhất nào được dùng để chẩn đoán viêm ruột thừa, người bệnh có thể cần thực hiện một hoặc nhiều phương pháp chẩn đoán cùng lúc để tìm ra bệnh, bao gồm:

    • Xét nghiệm máu: Để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm công thức máu (CBC) vì viêm ruột thừa thường đi kèm với nhiễm trùng do vi khuẩn. Nhiễm trùng ở đường tiết niệu hoặc các cơ quan khác trong ổ bụng cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như viêm ruột thừa.
    • Xét nghiệm nước tiểu: Người bệnh có thể phải làm xét nghiệm nước tiểu để bác sĩ loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra các triệu chứng đau bụng như nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sỏi thận.
    • Thử thai: Thai ngoài tử cung có thể bị nhầm với viêm ruột thừa vì cũng có triệu chứng đau bụng dữ dội vùng bụng dưới. Nếu bác sĩ nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, người bệnh có thể được tiến hành thử thai, siêu âm qua ngả âm đạo để xác định.
    • Khám vùng chậu: Các triệu chứng đau bụng cũng có thể do viêm vùng chậu, bệnh u nang buồng trứng (xoắn hoặc xuất huyết) hoặc một tình trạng viêm nhiễm phụ khoa (viêm tai vòi phải, viêm tử cung…). Vì vậy, người bệnh có thể phải khám phụ khoa để kiểm tra âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, tử cung và buồng trứng.
    • Kiểm tra hình ảnh học vùng bụng: Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh khảo sát vùng bụng bằng hình ảnh học như siêu âm bụng tổng quát, CT scan bụng hoặc MRI để tìm ra nguyên nhân gây đau bụng giúp bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị viêm ruột thừa hay là do những bệnh lý khác của đường tiêu hóa.

Kỹ thuật chụp CT bụng 768 lát cắt phát hiện nguy cơ viêm ruột thừa được áp dụng tại BVĐK Tâm Anh.

Triệu chứng điển hình của viêm ruột thừa là cơn đau khởi phát ở vùng thượng vị, vùng quanh rốn sau đó lan xuống hố chậu phải nhưng cũng có thể đau ở hố chậu phải ngay từ đầu. Cơn đau có thể nặng hoặc chỉ đau nhẹ và gây khó chịu (giai đoạn đầu dễ lầm với đau dạ dày). Ở hố chậu phải, cơn đau trở nên liên tục và gia tăng nhiều hơn và thường gia tăng khi cử động, ho, v.v. Bụng thường co cứng và đau khi sờ vào.(2)

  • Biểu hiện của hội chứng nhiễm trùng: Đầu tiên là chán ăn, mệt mỏi, ớn lạnh, sau đó người bệnh có biểu hiện sốt.
  • Biểu hiện triệu chứng của rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng, đầy hơi, đi tiêu phân lỏng là những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp khi bị viêm ruột thừa…

Khi bị đau bên phải bụng kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác của bệnh viêm ruột thừa, người bệnh nên đến ngay bệnh viện, không nên trì hoãn vì có thể đây là tình trạng khẩn cấp, ThS.BS Nguyễn Kim Tân khuyến cáo.

Tại sao viêm ruột thừa lại đau thượng vị

Dấu hiệu viêm ruột thừa

Các biến chứng của viêm ruột thừa như:

    • Viêm phúc mạc ruột thừa: Đây là tình trạng vỡ ruột thừa, mủ và phân lan vào ổ bụng, gây viêm lan rộng ra khắp bụng. Tình trạng này có thể đe dọa tính mạng và bệnh nhân cần phẫu thuật cấp thời để cắt bỏ ruột thừa và làm sạch khoang bụng.
    • Áp xe ruột thừa: Là hình thành túi mủ trong ổ bụng. Nếu ruột thừa vỡ và được ruột, mạc nối bao lại sẽ hình thành túi nhiễm trùng (áp xe). Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ phẫu thuật sẽ dẫn lưu mủ ra ngoài bằng cách đặt một ống thông qua thành bụng vào đến ổ áp xe. Ống thông dẫn lưu này được để lại tại chỗ trong hai tuần và bệnh nhân sẽ dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Khi nhiễm trùng đã được điều trị khỏi, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để cắt bỏ ruột thừa. Trong một số trường hợp, áp xe được dẫn lưu ra ngoài và ruột thừa được cắt bỏ ngay lúc đó.

Đối với việc điều trị viêm ruột thừa, phương pháp phổ thông nhất hiện nay là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Trong trường hợp ruột thừa bị vỡ, phương pháp cắt ruột thừa sẽ được tiến hành cùng với việc làm sạch khoang bụng của bệnh nhân để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng.(5)

Phẫu thuật cắt ruột thừa trước đây thường được thực hiện bằng phương pháp mổ mở nhưng hiện nay, phẫu thuật nội soi đang trở nên thông dụng hơn vì ít để lại sẹo, ít đau và thời gian phục hồi nhanh hơn.

Tại sao viêm ruột thừa lại đau thượng vị

Phẫu thuật nội soi là phương pháp điều trị viêm ruột thừa phổ biến và an toàn.

Viêm ruột thừa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở người trẻ, nam có nguy cơ cao hơn phụ nữ; những người có tiền sử gia đình từng bị viêm ruột thừa và những người có thói quen ăn ít chất xơ, táo bón lâu ngày….

Những người có nhiều yếu tố nguy cơ càng nên chú ý hơn đến việc phòng ngừa để tránh táo bón, chẳng hạn như cải thiện chế độ ăn nhiều chất xơ. Tốt nhất, bạn nên đi khám ngay khi có triệu chứng đau bụng hay bất thường đường tiêu hóa nhằm sớm phát hiện các bệnh ở đường ruột để điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, bạn nên duy trì một chế độ ăn uống vệ sinh, khoa học, đặc biệt là giàu chất xơ để tốt cho sức khỏe tiêu hóa; tránh dùng chất kích thích; tăng cường vận động để nâng cao sức khỏe tổng thể, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tật.

Nói về bệnh lý viêm ruột thừa, nhiều người dân thường thắc mắc các vấn đề như không biết thăm khám ở đâu, ruột thừa bị đau sau bao lâu thì sẽ bị vỡ hoặc thời gian phục hồi trong bao lâu. Chúng tôi xin được giải đáp từng vấn đề theo từng câu hỏi cụ thể như sau:

Thông thường, vỡ ruột thừa thường xảy ra ở những bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp. Khoảng 65% bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp có biến chứng vỡ sau 48 giờ.

Sau phẫu thuật cắt ruột thừa, người bệnh cần ít nhất 4 tuần để phục hồi hoàn toàn. Trong thời gian đầu mới hồi phục, người bệnh không nên luyện tập thể thao ngay mà chỉ nên vận động nhẹ nhàng rồi nâng dần mức độ luyện tập theo thời gian để tránh ảnh hưởng đến vết mổ.

Người dân có thể đến các bệnh viện để thăm khám bệnh viêm ruột thừa. Trung tâm Nội soi & Phẫu thuật nội soi tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong những đơn vị uy tín trong việc khám chữa bệnh. Với các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành giỏi nghề, giàu kinh nghiệm, cùng với sự hỗ trợ của những máy móc, kỹ thuật hiện đại chỉ có tại Tâm Anh như dụng cụ robot cầm tay cơ học kết hợp với hệ thống phẫu thuật nội soi 3D/4K, các dụng cụ nội soi ngoại nhập từ Đức, Mỹ… sẽ giúp chẩn đoán bệnh chính xác và thực hiện phẫu thuật ít xâm lấn, ít đau, rút ngắn thời gian phục hồi cho người bệnh.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh