Tái sinh nghĩa là gì

Tái sinh là một sự báo ứng tự nhiên của những hành động đã xảy ra ở kiếp trước. Mỗi hành động đều có những phản ứng dội lại cho hành động đã gây ra, hành động của một con người sẽ dẫn đến một cuộc sống mới như thế sau khi chết, đó là Luật Nhân Quả.

Chuỗi vòng may mắn của bạn, xem ngay!.

Tái sinh là gì?

Theo Phật giáo thì tái sinh là một sự báo ứng tự nhiên của những hành động đã xảy ra ở kiếp trước. Mỗi hành động đều có những phản ứng dội lại cho hành động đã gây ra, hành động của một con người sẽ dẫn đến một cuộc sống mới như thế sau khi chết, đó là Luật Nhân Quả.

Vòng luân hồi sẽ lặp đi lặp lại cho đến khi con người có cái nhìn sâu sắc hơn, diệt trừ ham muốn và trả hết nghiệp chướng ở tiền kiếp để sớm giác ngộ như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Với sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo hiện đại, con đường giác ngộ để thoát khỏi vòng luân hồi là khá đa dạng, nhưng tựu chung lại tất cả đều không nằm ngoài Bát Chánh Đạo.

Tái sinh nghĩa là gì

Tái sinh là một sự báo ứng tự nhiên của những hành động đã xảy ra ở kiếp trước.

Tiềm lực 'tái sinh' qua sự nghiên cứu não bộ

Yếu tố quyết định nơi tái sinh

Yếu tố quan trọng nhất, nhưng không phải là duy nhất, ảnh hưởng đến nơi chúng ta sẽ được tái sinh, cuộc sống như thế nào đó là nghiệp lực. Nghiệp có nghĩa là “những hành động trong quá khứ” sẽ ảnh hưởng đến nơi và cuộc sống chúng ta ở hiện tại. Tương tự như vậy, ta nghĩ và hành động bây giờ sẽ ảnh hưởng như thế trong tương lai. Người dịu dàng, yêu thương thường có xu hướng được tái sinh trong cõi trời.

Người hay dùng thủ đoạn hoặc cực kỳ độc ác có xu hướng được tái sinh trong địa ngục, ngạ quỷ hoặc một con vật phải chịu đau đớn khổ sở. Bất cứ thói quen tinh thần nào được phát triển mạnh mẽ trong cuộc sống hiện tại sẽ tiếp tục trong cuộc sống kế tiếp.

Tái sinh nghĩa là gì

Vòng quay luân hồi.

Quan niệm của Phật giáo về cái chết và sự tái sinh

Bằng chứng khoa học nào chứng minh tái sinh là có thật

Không chỉ có bằng chứng khoa học để hỗ trợ niềm tin của Phật giáo về sự tái sinh, đó là học thuyết duy nhất có bằng chứng cụ thể để ủng hộ về sự tái sinh sau khi chết. Trong nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng, một số người có những ký ức sống động về cuộc sống trước đây của họ.

Ở Anh, một cô bé 5 tuổi nói rằng, cô ấy có thể nhớ cô ấy có “người mẹ và người cha khác” và cô ấy đã nói chuyện rất tỉ mỉ về những gì xảy ra giống như những sự kiện trong cuộc đời của người khác. Các nhà tâm thần học được kêu gọi và họ đã hỏi hàng trăm câu hỏi và cô gái đã trả lời chính xác.

Cô ấy nói về việc sống trong một ngôi làng đặc biệt ở Tây Ban Nha, cô ấy đã đặt tên làng, tên đường phố cô ấy sống, tên của hàng xóm và chi tiết về cuộc sống hàng ngày của cô ở đó. Cô cũng sợ hãi nói về cách cô đã bị tai nạn trong chiếc xe và chết vì thương tích của cô hai ngày sau đó.Khi những chi tiết này được kiểm tra, chúng được tìm thấy chính xác. Có một ngôi làng ở Tây Ban Nha với cái tên cô gái năm tuổi đã cho. Có một ngôi nhà kiểu cô đã miêu tả trên đường phố mà cô đã đặt tên. Hơn nữa, người phụ nữ 23 tuổi sống trong nhà đã bị chết trong vụ tai nạn xe hơi 5 năm trước.

Tái sinh nghĩa là gì

Giáo sư Ian Stevenson.

Làm thế nào có thể cho một cô gái năm tuổi sống ở Anh và những người chưa bao giờ được đến Tây Ban Nha biết tất cả những chi tiết này? Và dĩ nhiên, đây không phải là trường hợp duy nhất để làm bằng chứng về sự tái sinh. Giáo sư Ian Stevenson của Khoa Tâm lý học Đại học Virginia đã mô tả hàng chục trường hợp loại này trong sách của ông. Ông là một nhà khoa học được công nhận có nghiên cứu 25 năm về những người nhớ cuộc sống trước đây là bằng chứng rất mạnh mẽ cho các giảng dạy Phật giáo về sự tái sinh.

> Quý Phật tử có thể tìm đọc loạt bài về hiện tượng "Tái sinh luân hồi" tại đây.

HỖ TRỢ CHÚNG TÔI

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

Hiện tượng tái sinh không phải là kết quả của một chu trình sinh diệt duy nhất, mà nó là gạch nối luân hồi của vô số chu trình sinh diệt nơi một cá nhân cho chính họ, và giữa họ với toàn thể những chu kỳ sinh diệt của rất nhiều chúng sinh khác.

Chuỗi vòng may mắn của bạn, xem ngay!.

Hiện tượng tái sinh trong Phật giáo là gì?

Hiện tượng tái sinh hay tái sanh trong Phật giáo đề cập đến giáo lý cho rằng nghiệp của một con người sẽ dẫn dắt đến một cuộc sống mới sau khi chết, là sự chuyển hóa sự sống của một con người qua nhiều kiếp trong một vòng không bao giờ chấm dứt gọi là luân hồi.
Vòng luân hồi này được xem là khổ, không thỏa mãn và luôn đau đớn. Vòng luân hồi chỉ dừng lại nếu đạt được giải thoát bằng giác ngộ và dập tắt tham, sân, si. Tái sinh là một trong những học thuyết quan trọng của Phật giáo, cùng với nghiệp, niết bàn và giải thoát.

Tái sinh nghĩa là gì

Chết không phải là hết mà sẽ tiếp tục tái sinh dưới các quy luật nhất định, để đi sang kiếp sống mới.

Câu chuyện về tái sinh ở Bhutan

Học thuyết về hiện tượng tái sinh trong Phật giáo đôi khi được đề cập đến như là đầu thai hoặc luân hồi, xác nhận rằng việc tái sinh không nhất định phải thành một con người, mà vào một trong sáu cõi gọi là hữu luân. Sáu cõi luân hồi bao gồm Thiên, A-tu-la, Nhân, Súc sinh, Ngạ quỷ, và Địa ngục. Sự tái sinh này được quyết định bởi nghiệp lực, với thiện nghiệp thì sinh vào cõi tốt, và ác nghiệp thì bị sinh vào cõi xấu. Trong khi niết bàn mới là mục đích sau cuối của giáo lý Phật giáo, nhiều pháp môn lại tập trung vào việc đạt được phước đức và hồi hướng công đức, nhờ đó con người có thể tái sinh vào cõi thiện và tránh tái sinh vào cõi ác.

Tiềm lực 'tái sinh' qua sự nghiên cứu não bộ

Hiện tượng tái sinh diễn ra như thế nào?

Có hai cách mà ở đó người ta có thể tái sinh sau khi chết: tái sinh dưới sự tác động của nghiệp và những cảm xúc tiêu cực và tái sinh ngang qua năng lực từ bi và thệ nguyện.

Tái sinh nghĩa là gì

Phật giáo đã khẳng định chết không phải là hết mà sẽ tiếp tục tái sinh dưới các quy luật nhất định, để đi sang kiếp sống mới.

Về cái đầu, do vì vô minh, nghiệp tích cực và tiêu cực được tạo tác và những dấu vết của chúng lưu giữ trong thức. Những thứ này được kích hoạt lại thông qua tham ái và chấp thủ, xô đẩy ta vào đời sống kế tiếp. Chúng ta theo đó tái sinh không chủ tâm vào những cảnh giới thấp hoặc cao. Đây là cách những chúng sinh thông thường trôi lăn không ngừng ngang qua sự hiện hữu giống như sự xoay của một bánh xe. Cho dù ở trong những tình cảnh như vậy, người thông thường vẫn có thể tinh tấn dấn thân với một khát vọng tích cực hành thiện trong đời sống hàng ngày của họ. Họ tự làm quen với đức hạnh mà vào lúc chết nó có thể đem lại phương tiện cho họ có sự tái sinh vào cảnh giới hiện hữu cao hơn.

Trong khi đó, những bậc Bồ tát, những người đã đạt đạo, không còn tái sinh qua hành nghiệp và những cảm xúc tiêu cực của họ, mà do sức mạnh của từ bi đối với chúng sanh và được đặt cơ sở trên thệ nguyện làm lợi ích kẻ khác của họ. Họ có thể chọn nơi chốn và thời gian tái sinh cũng như cha mẹ tương lai của họ. Một sự tái sinh như vậy, mà nó cốt yếu vì lợi ích của kẻ khác, là tái sinh bằng năng lực từ bi và thệ nguyện.

Quan niệm của Phật giáo về cái chết và sự tái sinh

HỖ TRỢ CHÚNG TÔI

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

Tái sinh gọi là gì?

Trong sinh học, tái sinh hay tự tái tạo quá trình đổi mới, phục hồi và tăng trưởng làm cho bộ gen, tế bào, sinh vật và hệ sinh thái trở nên có sức sống linh hoạt trước những biến động tự nhiên hoặc sự kiện gây xáo trộn hoặc thiệt hại. Mọi loài đều có khả năng tái sinh, từ vi khuẩn đến người.

Hồi sinh là như thế nào?

Sống lại, tươi tốt lại.

Tái sinh trong tiếng Anh có nghĩa là gì?

Rebirth. Tôi đã kết liễu hắn, nhưng hắn lại tái sinh.