Tầm quan trọng của giao dịch dân sự

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự của Luật Minh Anh xin phân tích như sau: BLDS năm 2005 có riêng một điều khoản quy định vê mục đích của giao dịch nhân sự như sau:

“Điều 123. Mục đích của giao dịch dân sự


Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó”. Theo đó mục đích của giao dịch dân sự là hậu quả pháp lý trực tiếp phát sinh từ giao dịch dân sự (phát sinh,thay đổi, hoặc chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự) mà các bên chủ thể mong muốn đạt được. Mục đích của giao dịch dân sự có ý nghia trong việc xác định giao dịch có hiệu lực hay không có hiệu lực. Nếu mực đích giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật như tham gia giao dịch nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ 3 thì giao dịch đó bị coi là vô hiệu. Mục đích của giao dịch dân sự có liên quan đến các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như. Theo quy định của pháp luật dân sự “Nội dung và mục đích của giao dịch dân sự không được trái pháp luật và đạo đức xã hội”. Đây là quy định bắt buộc nếu muốn một giao dịch dân sự có hiệu lực. Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Mọi chi tiết xin liên hệ Luật Minh Anh.

Giao dịch dân sự là một vấn đề đã rất quen thuộc đối với chúng ta vì nó xuất hiện thường ngày trong cuộc sống của chúng ta. Thế nhưng chúng ta đã thực sự hiểu hết về những giao dịch dân sự mà chúng ta thực hiện hằn ngày đó cần thực hiện như thế nào thì đúng với quy định của pháp luật đề ra và đảm bảo được tối đa quyền của người tham gia giao dịch và thực hiện nghĩa vụ của họ như thế nào trong giao dịch dân sự đó.

Giao dịch dân sự là kết quả của quá trình thỏa thuận giữa các bên hoặc phát sinh giao dịch do một bên có thể làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch dân sự với nhau. Vậy Mục đích và điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được pháp luật quy định như thế nào?

Cơ sở pháp lý: Bộ Luật Dân Sự 2015

1. Giao dịch dân sự là gì?

Tại Điều 116. Giao dịch dân sự Bộ Luật dân sự 2015 quy định:

” Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Theo đó việc các bên xác lập quan hệ giao dịch dân sự với nhau đó là một sự kiện pháp lý dựa trên hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương của các bên. Việc các chủ thể xác lập hợp đồng nhằm hướng tới làm phát sinh các hậu quả pháp lý nhất định. Hợp đồng có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của hai hay nhiều chủ thể làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự như họp đồng mua bán tài sản, hợp đồng thuê tài sản… Trong số các loại giao dịch dân sự, hợp đồng là loại giao dịch phổ biến nhất.

Ví dụ như: Bên A và bên B xác lập với nhau hợp đồng mua bán tài sản đó là chiếc xe máy, theo đó bên A là bên bán và Bên B là bên mua, hai bên có nghĩa vụ và quyền nhất định theo thỏa thuận với nhau, A có quyền nhận tiền từ việc bán xe máy của mình và có nghĩa vụ giao xe cho B, B có quyền nhận xe máy và thanh toán theo hợp đồng số tiền mua xe.

Ngoài ra khi chúng ta xét trên mặt giao dịch dân sự phát sinh do hành vi pháp lý đơn phương có thể nói đây là giao dịch chỉ thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm làm phát sinh hay nhằm thay đổi, chấm dứt quyền nghĩa vụ như lập di chúc, hứa thưởng, thi có giải… Hành vi lập di chúc là ý chí của người lập di chúc trong việc đinh đoạt tài sản của họ sau khi chết. Hứa thưởng là hành vi của bên hứa thưởng nhằm trao cho chủ thể khác một lợi ích vật chất nếu chủ thể đó thực hiện được công việc hứa thưởng do bên hứa thưởng đưa ra. Ví dụ như A từ bỏ quyền sở hữu, A vứt bỏ 1 chiếc điện thoại chẳng hạn và theo đó hành vi này của A không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền – nghĩa vụ của 1 chủ thể khác.

2. Mục đích của giao dịch dân sự:

Tại điều 118. Mục đích của giao dịch dân sự Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.”

Xem thêm: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo Bộ luật dân sự 2015

Theo đó có thể thấy từ những giao dịch trên thực tế mục đích của giao dịch dân sự chính là hậu quả pháp lý có thể trực tiếp phát sinh từ giao dịch dân sự đó mà các bên chủ thể mong muốn đạt được. Mục đích của giao dịch dân sự có ý nghĩa trong việc xác định giao dịch có hiệu lực hay không có hiệu lực. Nếu mực đích giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật như tham gia giao dịch nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ 3 thì giao dịch đó bị coi là vô hiệu. Mục đích của giao dịch dân sự có liên quan đến các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như. Theo quy định của pháp luật dân sự “Nội dung và mục đích của giao dịch dân sự không được trái pháp luật và đạo đức xã hội”.

3. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:

Trước hết chúng ta cần hiểu về giao dịch dân sự đó là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự theo Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định. Theo đó, Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định cụ thể:

“Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.”

Ngoài ra pháp luật có quy định các điều kiện cụ thể được nêu tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 đó là các điều kiện để một giao dịch dân sự có hiệu lực. Theo đó nên chúng ta có thể hiểu là một giao dịch nếu có đầy đủ tất cả các điều kiện sau đây thì sẽ được coi là có hiệu lực:

+ Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

+ Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

+ Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Như vậy trong các trường hợp cụ thể khi pháp luật yêu cầu về hình thức của giao dịch dân sự thì các giao dịch phải đáp ứng đủ các điều kiện như chúng tôi đã nêu ở trên.  Ví dụ, theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014,  khi mua bán, tặng cho, thế chấp nhà ở… phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng thì ngoài điều kiện có hiệu lực nêu trên, các hợp đồng này còn phải được công chứng, chứng thực.

Xem thêm: Giao dịch dân sự là gì? Các đặc điểm của giao dịch dân sự?

4. Phân loại giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự 2015:

4.1. Hợp đồng dân sự:

Căn cứ theo quy định của pháp luật tại điều 388 Bộ luật dân sự 2015 quy định Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Theo đó, có thể hiểu hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận ý chí của hai hay nhiều bên với nhau về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng. “Thỏa thuận” vừa là nguyên tắc, vừa là đặc trưng của hợp đồng dân sự và được thể hiện trong tất cả các giai đoạn của quan hệ hợp đồng – từ giao kết đến thực hiện hoặc sửa đổi, chấm dứt hợp đồng dân sự.

4.2. Hành vi pháp lí đơn phương:

Thực hiện hành vi pháp lí đơn phương đây là một giao dịch do chủ thể thực hiện trong đó chủ thể đó thể hiện ý chí của một bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự trong các trường hợp cụ thể trên thực tế. Hành vi pháp lí đơn phương được xác lập theo ý chí của một bên chủ thể duy nhất như lập di chúc, từ chối hưởng thừa kế. Có thể có nhiều chủ thể cùng tham gia vào một bên của giao dịch (hai cá nhân, tổ chức cùng tuyên bố hứa thưởng…). Theo đó đối với các trường hợp hành vi pháp lí đơn phương chỉ phát sinh hậu quả pháp lí khi có những người khác đáp ứng được những điều kiện nhất định do người xác lập giao dịch đưa ra theo quy định của pháp luật. Theo đó mà người này phải đáp ứng được các điều kiện đó mới làm phát sinh nghĩa vụ của người xác lập giao dịch ví dụ như hứa thưởng, thi có giải…

4.3. Giao dịch dân sự có điều kiện:

Pháp luật dân sự có quy định cụ thể về giao dịch có điều kiện đó là giao dịch dân sự mà hiệu lực của nó phát sinh hay hủy bỏ phụ thuộc vào sự kiện nào đó trên thực tế. Khi sự kiện đó xảy ra thì giao dịch phát sinh hoặc hủy bỏ. Trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện đó đã xảy ra, trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.

Theo đó, có thể thấy các sự kiện được coi là có điều kiện của giao dịch sự kiện đó phải do chính người xác lập giao dịch thực hiện và định ra. Theo đó sự kiện đó phải là sự kiện thuộc về tương lai. Sự kiện đó xảy ra hay không xảy ra không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các chủ thể trong giao dịch. Sự kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch phải hợp pháp. Quy định giao dịch dân sự có điều kiện (Điều120 Bộ luật dân sự 2015 ) cho phép chủ thể thực hiện tốt hơn các quyền dân sự của họ. Theo đó mà các loại giao dịch có thể xác lập với điều kiện phát sinh hoặc điều kiện hủy bỏ theo quy định và giao dịch có điều kiện phát sinh là giao dịch đã được xác lập nhưng chỉ phát sinh hiệu lực khi có sự kiện được coi là điều kiện xảy ra.