Tăng áp phổi là gì

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI

Định nghĩa:

TAĐMP là sự tăng bất thường áp lực động mạch phổi có thể là hậu quả của suy tim trái, tổn thương nhu mô phổi hoặc bệnh lý mạch máu, huyết khối tắc mạch hoặc sự kết hợp của các yếu tố trên. Bình thường áp lực động mạch phổi lúc nghỉ ngơi là 15 mmHg, mỗi năm tăng thêm 1 mmHg. Gọi là tăng áp động mạch phổi khi áp lực động mạch phổi trung bình ở người lớn > 25 mmHg (khi nghỉ ngơi).

2. Chẩn đoán:

2.1. Chẩn đoán xác định:

a)  Lâm sàng:

- Triệu chứng cơ năng: Khó thở gắng sức, mệt mỏi, đau ngực.

- Khám  thực  thể:  tĩnh  mạch  cổ  nổi,  bắt  mạch  cảnhyếu,  nghe  tim  có  T2  mạnh  ở  ổ  van  động mạch phổi tiếng thổi tâm trương do hở van động mạch phổi, thổitâm thu do phụt ngược dòng vì van ba lá bị hở, xanh tím ngoại vi và/hoặc phù, gan to, cổ trướng ở giai đoạn cuối của bệnh.

b)Cận lâm sàng:

-X-quang ngực đường kính nhánh dưới động mạch phổi phải (chỉ số WOOD) > 16 mm.

- Điện tim: trục phải, phì đại thất phải, nhĩ phải:P phế ở DII, DIII, aVF; sóng P ≥ 2/3 sóng R, R cao V1, S sâu ở V6, mỏm tim quay sau.

- Siêu  âm  tim  doppler  giúp  ước  tính  áp  lực  động mạch phổi trung bình > 25 mmHg.

           - Thông tim: là thủ thuật cơ bản đánh giá chính xác áp lực động mạch phổi.

2.2. Chẩn đoán nguyên nhân:

Phân loại TAĐMP theo lâm sàng (Dana Point, 2008): TAĐMP

- Tự phát.

- Có tính chất gia đình

-      Do thuốc (thuốc tránh thai, Rhumenol, Decolgen) và độc tố.

TAĐMP có liên quan với:

-      Bệnh mô liên kết.

-      Nhiễm HIV.

-      Tăng áp hệ tĩnh mạch cửa.

-      Bệnh tim bẩm sinh.

-      Bệnh sán máng.

-      Thiếu máu tan máu mạn tính.

TAĐMP kéo dài ở trẻ sơ sinh.

 TAĐMP do bệnh tim trái

Suy tim tâm thu. Suy tim tâm trương.

Bệnh van tim (hẹp van hai lá).

TAĐMP liên quan đến bệnh lý phổi và /hoặc giảm oxy máu

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh lý phổi kẽ.

Bệnh lý phổi khác gây rối loạn thông khí hỗn hợp (tắc nghẽn, hạn chế).

Rối loạn giảm thông khí phế nang.

Rối loạn thở khi ngủ (hội chứng ngừng thở khi ngủ).

Sống ở vùng cao.

Một số bất thường bẩm sinh của phổi.

TAĐMP do bệnh huyết khối và/hoặc tắc mạch mạn tính.

 Huyết khối tắc động mạch phổi trung tâm.

Huyết khối tắc động mạch phổi ngoại vi.

Tắc mạch phổi không do huyết khối (u, ký sinh trùng, dị vật).

TAĐMP không rõ căn nguyên hoặc do nhiều yếu tố Rối loạn về máu: tăng sinh tủy xương, cắt lách. Bệnh lý hệ thống: bệnh sacoit, Histiocytosis X, Lymphangioleiomyomatosis, viêm mạch, xơ hóa thần kinh cơ.

Rối loạn chuyển hóa: bệnh tích glycogen, bệnh Gaucher, rối loạn tuyến giáp.

Nguyên nhân khác: tắc nghẽn do u chèn ép, viêm xơ hóa trung thất, suy thận mạn tính có lọc máu.

Chèn ép mạch máu phổi do hạch, u.

 3. Điều trị:

- Điều trị hỗ trợ Tránh gắng sức.

- Thuốc chống đông đường uống: Nên chỉ định dùng chống đông cho tất cả các bệnh nhân bị TAĐMP. Liều Warfarin khởi đầu 1 mg/ngày, cần điều chỉnh để INR đạt 2-3 lần so với chứng.

- Thuốc  lợi  tiểu:  Có  thể  dùng  nhóm  Furosemide  đơn thuần hoặc kết hợp với kháng Aldosteron (Spironolacton25-50 mg/ngày), Furosemid- Spironolactone 20/50 x 1-2  viên/ngày, Indapamid 1,5 mg x 1-2 viên/ngày. Theo dõi chức năng thận và sinh hóa máu, tránh suy thận chức năng.

-      Thở oxy liên tục khi áp lực riêng phần oxy máu động mạch (PaO2) < 60 mmHg hoặc SpO2< 90%,  để duy trì độ bão hòa oxy (SpO2) > 90%.

-      Digoxin: làm tăng cung lượng tim mặc dù hiệu quả khi dùng kéo dài không rõ ràng.

-  Điều trị loạn nhịp tim nếu có.

- Điều trị căn nguyên TAĐMP: Điều trị bệnh lý gây TAĐMP.

* Thuốc điều trị đặc hiệu:

-  Thuốc chẹn kênh calci:

 Thường chỉ định cho TAĐMP nguyên phát.

 Các thuốc thường dùng là:

+  Nifedipin 20mg x 8 giờ /1 lần, liều tối đa  240mg/ngày.(liều có đúng ko)

+ Diltiazem 60 mg x 8 giờ/ 1 lần, liều tối đa 720mg/ngày.

+ Amlordipin 5mg x1  lần/ngày,  liều  tối  đa  20  mg/ngày.

 Phải  đo  huyếtáp trước khi dùng từ liều thứ 2 trở đi và nên tăng liều từ từ để đạt được liều tối ưu.

 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc tăng liều là hạ huyết áp và phù chi dưới. Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ về hiệu quả và tính an toàn của thuốc. Cần đánh giá lại sau 3 tháng.

-      Ức chế enzym Phosphodiesterase - 5: Sildenafil .

+ Chỉ định cho bệnh nhân TAĐMP với mức khó thở NYHA II, III.

+ Tác dụng cải thiện triệu chứng và khả năng gắng sức.

+ Liều khuyến cáo ban đầu là 25 mg x 3 lần/ngày.

+Tác dụng phụ thường gặp nhất là đau đầu. Không chỉ định cho bệnh nhân đang dùng Nitrat.

-      Kháng Receptor nội mạch: Bosentan .

+ Cải thiện triệu chứng và dung nạp gắng sức.

+ Liều bắt đầu  62,5 mg x 2 lần/ngày, trong tháng đầu tiên và sau tăng lên 125 mg x 2 lần/ngày.

+ Cần theo dõi chức năng gan. Chống chỉ định ở bệnh nhân điều trị đồng thời với Cyclosporin hoặc Glyburid.

-  Prostacyclins:

+Iloprost: dùng đường hít được chỉ định cho bệnh nhân TADDMPmức  độ  NYHA  III,IV.

.  Điều  trị bắt đầu với 2,5 hoặc 5 mcg hít.

. Tác dụng phụ thường gặp nhấtlà ho và mẩn đỏ.

. Vì thời gian bán thải rất ngắn (30 phút) nên khuyến cáo sử dụng thường xuyên 2 giờ/ 1 lần.

Epoprostenol (prostacyclin tổng hợp): giúp cải thiện triệu chứng, khả năng gắng sức và huyết động, và là thuốc duy nhất cải thiện thời gian sống ở bệnh nhân TAĐMP nguyên phát.

. Điều trị bắt đầu với liều 2-4 ng/kg/phút truyền tĩnh mạch trung tâm, tăng dần liều, liều tối ưu tùy từng bệnh nhân, thường từ 20-40 ng/kg/phút.

. Tác dụng phụ là nhiễm trùng tại chỗ, tắc catheter, mẩn đỏ, đau xương hàm, ỉa chảy.

+  Treprostinil, chất tương tự với Epoprostenol nhưng có thời gian bán thải dài hơn (4 giờ), ổn định ở nhiệt độ phòng, có thể truyền tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da. Khi tiêm dưới da gây đau tại chỗ.

. Tác dụng phụ tương tự với Epoprostenol.

. Liều tối ưu từ 50-100 ng/kg/phút.

*  Ghép phổi:

Cân nhắc ghép phổi cho bệnh nhân không đáp ứng với điều trị truyền Prostacyclin. Có thể ghép tim - phổi, ghép 1 hoặc 2 phổi.

Tăng áp phổi là gì
Tăng áp phổi là gì

Tìm hiểu chung

Tăng huyết áp phổi, hay còn gọi là tăng áp động mạch phổi, là tình trạng áp suất trong các mạch máu từ tim đến phổi tăng quá cao. Tim sẽ bơm máu từ tâm thất phải đến phổi để lấy oxy. Bởi vì máu không phải đi xa, nên áp lực ở động mạch đưa máu từ tâm thất phải đến phổi thường thấp hơn nhiều so với huyết áp tâm thu hay tâm trương. Khi áp suất quá cao, các động mạch ở phổi có thể có lại khiến cho lưu lượng máu giảm xuống, kết quả là máu sẽ nhận được ít oxy hơn. Tăng huyết áp phổi bao gồm:

  • Tăng huyết áp phổi tự phát;
  • Tăng huyết áp phổi thứ phát.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng huyết áp phổi (tăng áp động mạch phổi) là gì?

Khó thở hay choáng váng khi đang hoạt động thường là những triệu chứng đầu tiên của bệnh tăng huyết áp phổi. Nhịp tim của bạn cũng có thể nhanh hơn bình thường (đánh trống ngực). Theo thời gian, các triệu chứng bắt đầu xảy ra với các hoạt động nhẹ nhàng hơn hoặc thậm chí trong lúc nghỉ ngơi.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Mắt cá chân và cẳng chân bị sưng;
  • Da hoặc môi xanh xao (chứng xanh tím);
  • Đau hoăc cảm giác bị áp lực ở ngực (thường ở phía trước ngực);
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu;
  • Mệt mỏi;
  • Bụng to ra;
  • Yếu lả người.

Một số các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp phổi (tăng áp động mạch phổi) là gì?

Phần bên phải của tim sẽ bơm máu qua phổi để lấy oxy. Sau đó máu đến mặt trái của tim, nơi chúng sẽ được bơm vào phần còn lại của cơ thể. Khi các mạch máu của phổi bị hẹp, chúng không thể dẫn được nhiều máu và khiến cho áp lực tích tụ lại gây ra bệnh tăng huyết áp động mạch phổi.

Tăng huyết áp phổi tự phát thường do di truyền và không phổ biến bằng thứ phát. Gen của người bị tăng huyết áp phổi tự phát quy định mạch máu hẹp hơn bình thường khiến chúng khó dẫn máu.

Tăng huyết áp phổi thứ phát là do các động mạch và mao mạch trong phổi khó dẫn máu, khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu qua phổi.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tăng huyết áp phổi như:

  • Các bệnh tự miễn dịch gây tổn hại phổi, ví dụ như xơ cứng bì và viêm khớp dạng thấp;
  • Xuất hiện huyết khối trong phổi (thuyên tắc phổi);
  • Suy tim;
  • Bệnh van tim;
  • Nhiễm HIV;
  • Bệnh ngưng thở lúc ngủ;
  • Các bệnh về phổi, chẳng hạn như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc xơ hóa phổi;
  • Một số loại thuốc giảm cân.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh tăng huyết áp phổi (tăng áp động mạch phổi)?

Mặc dù ai cũng có thể mắc bệnh tăng áp động mạch phổi nhưng người lớn tuổi có nhiều nguy cơ tăng áp phổi thứ phát, và những người trẻ tuổi có nhiều khả năng có tăng áp phổi tự phát. Tăng huyết áp phổi tự phát cũng phổ biến ở phụ nữ hơn là ở nam giới. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp phổi (tăng áp động mạch phổi)?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp động mạch phổi, bao gồm:

  • Tiền sử gia đình: nếu hai hoặc nhiều hơn thành viên trong gia đình bạn bị mắc tăng huyết áp phổi hoặc một thành viên trong gia đình bạn mắc tăng huyết áp phổi di truyền, bạn sẽ có nguy cơ mắc tăng huyết áp phổi;
  • Giới tính: theo thống kê, phụ nữ mắc tăng huyết áp phổi nhiều hơn so với nam giới;
  • Độ cao của nơi sống: sống ở nơi có độ cao lớn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp phổi;
  • Một số bệnh lý: mắc một số bệnh lý như bệnh tim bẩm sinh, bệnh gan, bệnh phổi và rối loạn mô liên kết như xơ cứng bì và lupus có thể dẫn đến bệnh tăng huyết áp phổi;
  • Dùng một số loại ma túy như methamphetamines và thuốc giảm cân, ví dụ như fenphen có thể dẫn đến bệnh tăng huyết áp phổi.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp phổi (tăng áp động mạch phổi)?

Tăng huyết áp động mạch phổi khó chẩn đoán sớm vì thường không thể phát hiện ra bệnh bằng cách khám lâm sàng thông thường. Ngay cả khi bệnh đã nặng hơn, các dấu hiệu và triệu chứng của nó cũng tương tự như các bệnh tim và phổi khác. Do đó, bác sĩ có thể phải làm một hoặc nhiều xét nghiệm khác nhau để loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng của bạn. Các xét nghiệm bao gồm:

  • Các xét nghiệm máu;
  • Thông tim;
  • Chụp X-quang ngực;
  • Chụp CT ngực;
  • Siêu âm tim;
  • Điện tâm đồ ECG;
  • Xét nghiệm chức năng phổi;
  • Chụp mạch phổi;
  • Nghiên cứu giấc ngủ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tăng huyết áp phổi (tăng áp động mạch phổi)?

Hiện nay vẫn chưa có cách chữa bệnh tăng huyết áp động mạch phổi. Mục tiêu của việc điều trị là kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương phổi. Điều quan trọng nhất là phải điều trị được các bệnh lý gây ra tăng huyết áp động mạch phổi, chẳng hạn như bệnh ngưng thở lúc ngủ, bệnh về phổi và các vấn đề về van tim.

Các thuốc bác sĩ có thể kê đơn cho bạn bao gồm:

  • Những thuốc như warfarin, thuốc chống đông máu sẽ được dùng điều trị tăng huyết áp phổi do huyết khối;
  • Thuốc giãn mạch làm mở rộng mạch máu bị thu hẹp như thuốc chặn kênh canxi với liều cao, thuốc lợi tiểu và tăng cường oxy.

Nếu bạn không thể uống warfarin chống huyết khối, bác sĩ sẽ đặt màng lọc huyết khối chống đông máu.

Ngoài ra, nếu điều trị bằng thuốc không có tác dụng, bác sĩ có thể đề nghị bạn tiến hành cấy ghép phổi hoặc tim.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:

  • Nghỉ ngơi nhiều: việc nghỉ ngơi có thể làm giảm bớt mệt mỏi, hạn chế nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp phổi;
  • Hoạt động vừa phải: tập thể dục vừa phải như đi bộ rất có lợi cho sức khỏe của bạn. Bác sĩ có thể giúp bạn lên kế hoạch tập thể dục thích hợp;
  • Không hút thuốc: nếu bạn hút thuốc, phải ngưng ngay để bảo vệ tim, phổi. Nếu bạn không thể tự bỏ, hãy nhờ bác sĩ lên kế hoạch điều trị để giúp bạn bỏ thuốc lá. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh khói thuốc lá nếu có thể;
  • Tránh mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai: việc mang thai có thể đe dọa tính mạng cho cả bạn và em bé của bạn. Đồng thời, tránh sử dụng thuốc tránh thai vì có thể làm tăng nguy cơ máu vón cục. Nói với bác sĩ của bạn về các biện pháp tránh thai nếu thật cần thiết;
  • Tránh du lịch hoặc sinh sống ở nơi cao: ở nơi cao làm tăng áp lực lên mạch máu và có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của tăng huyết áp động mạch phổi. Nếu bạn sống ở độ cao 5 mét hoặc cao hơn, bạn nên di chuyển đến nơi thấp hơn;
  • Tránh các tình huống dẫn đến huyết áp quá thấp, bao gồm ngồi trong bồn tắm nước nóng hoặc tắm hơi, tắm nước nóng lâu hoặc tắm vòi sen. Những hoạt động này làm giảm huyết áp của bạn và gây ra ngất xỉu hoặc thậm chí tử vong;
  • Hãy thử dành ít nhất 30 phút một ngày làm một hoạt động mà bạn thấy thoải mái như yoga, thiền, đọc sách hay trồng cây. Một số người bị tăng huyết áp phổi giảm đáng kể triệu chứng và cuộc sống của họ được cải thiện sau khi giảm stress;
  • Thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng và giữ thân hình cân đối. Bạn nên hạn chế lượng muối trong chế độ ăn uống của bạn để giảm thiểu sưng các mô của cơ thể (phù mạch máu). Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn không nên ăn quá 500 đến 2.400 mg muối một ngày. Hãy nhớ rằng thực phẩm đóng gói thường cần nhiều muối, vì vậy phải kiểm tra kỹ nhãn dán của thực phẩm trước khi mua.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản tải về

Porter, Robert. Kaplan Justin. Homeier Barbara. The Merck manual home health handbook. New Jersey: John Wiley & Sons, Inc, 2009. Bản in. Trang 522

Pulmonary Hypertension. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pulmonary-hypertension/basics/risk-factors/con-20030959. Ngày truy cập 25/09/2015

Pulmonary Hypertension. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pulmonary-hypertension/basics/lifestyle-home-remedies/con-20030959. Ngày truy cập 25/09/2015

Pulmonary Hypertension. http://www.phassociation.org/Patients/WhoGetsPH. Ngày truy cập 25/09/2015

Pulmonary Hypertension. http://www.cdc.gov/DHDSP/data_statistics/fact_sheets/fs_pulmonary_hypertension.htm. Ngày truy cập 25/09/2015

Pulmonary Hypertension. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000112.htm. Ngày truy cập 25/09/2015